Trong bài này
02/08/2023
Theo một báo cáo gần đây của Intel, 93% trong số 1.400 chuyên gia bảo mật công nghệ thông tin tiết lộ họ đang sử dụng dịch vụ đám mây, cả public cloud và private cloud cho việc vận hành các hoạt động kinh doanh. Công nghệ đám mây (Cloud) nhanh chóng trở thành một nguồn tài nguyên được sử dụng phổ biến cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực.
Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa tận dụng được tối đa sức mạnh của cloud thì dưới đây là 15 vấn đề, lợi ích chi tiết của công nghệ điện toán cloud đáng để doanh nghiệp bạn xem xét.
15 vấn đề, lợi ích kinh doanh khi chuyển sang Cloud
Doanh nghiệp nên có một khái niệm rõ ràng về giá trị và tính nhạy cảm, bảo mật của dữ liệu đối với hoạt động kinh doanh. Yêu cầu tiến hành đo lường và đánh giá rủi ro cũng như chi phí liên quan đến hoạt động lưu trữ dữ liệu là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, việc quyết định đâu là nơi lưu trữ dữ liệu là một câu hỏi phức tạp, phần lớn được xác định bởi cách mà dữ liệu đó được sử dụng như thế nào. Tại Việt Nam, theo Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những dữ liệu sau tại Việt Nam.
Nhiều giám đốc công nghệ thông tin (CIO) đều ưu tiên nơi lưu trữ dữ liệu ở gần doanh nghiệp nhất có thể. Và một vài trong số họ chỉ làm việc với các công ty lưu trữ dữ liệu trong nước.
Điều này thường khó thực hiện với các doanh nghiệp lớn có văn phòng được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, vì vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp bạn cần xem xét mục đích sử dụng dữ liệu, dữ liệu đó có tính chất như thế nào để quyết định nơi lưu trữ hợp pháp dữ liệu đó.
Các doanh nghiệp có thể truy cập vào nhiều dữ liệu nhưng đồng nghĩa với việc đó là quá trình lưu trữ dữ liệu có thể trở nên phức tạp. Trong khi một vài doanh nghiệp lựa chọn lưu trữ dữ liệu ngay trên máy chủ cục bộ (local servers) của họ, thì việc sử dụng phương pháp đám mây lai (hybrid cloud) có thể cung cấp các tuỳ chọn linh hoạt hơn cho quá trình lưu trữ dữ liệu.
Tầm quan trọng của dữ liệu
Khi doanh nghiệp đang đau đầu về nơi lưu trữ dữ liệu thì việc sử dụng một nền tảng điện toán đám mây là phương pháp tuyệt vời. Với sự đa dạng về nền tảng đám mây lai (hybrid cloud) có thể giúp ích cho doanh nghiệp cần cả public cloud và cả private cloud. Hoặc doanh nghiệp đơn thuần chỉ sử dụng public cloud ngay khi bắt đầu kinh doanh. Lựa chọn đúng nền tảng đám mây được tối ưu chi phí sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến đầu tư dài hạn hoặc di chuyển lên đám mây tốn kém.
Dự kiến việc áp dụng điện toán đám mây trên toàn cầu sẽ gia tăng. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không nằm khỏi xu thế sử dụng, chuyển đổi đó.
Công nghệ điện toán đám mây hiện nay đã tiến bộ hơn rất nhiều và thực sự an toàn, đáng tin cậy hơn các giải pháp tại chỗ (on-premise) truyền thống. Trên thực tế, có tới 64% doanh nghiệp báo cáo rằng công nghệ điện toán đám mây an toàn hơn so với các hệ thống cơ sở cũ của họ, và 90% các doanh nghiệp đang sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây lai (hybrid cloud).
Nhiều chủ doanh nghiệp đã quen với việc sử dụng máy chủ cục bộ đang chần chờ chuyển sang sử dụng điện toán đám mây vì lo lắng về các rủi ro bảo mật. Họ lo ngại rằng việc để lộ thông tin doanh nghiệp lên nền tảng điện toán đám mây sẽ khiến thông tin dễ bị tấn công bởi hacker hơn.
Tuy nhiên, những nỗi lo này khó có thể xảy ra. Trên thực tế, dữ liệu được lưu trữ trên đám mây được bảo mật an toàn hệt như trong các máy chủ cá nhân. Bởi, dịch vụ lưu trữ đám mây đã trở nên quá phổ biến tới mức chúng nhanh chóng được cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và được thiết lập các lớp bảo mật cao cấp. Nói cách khác, vì rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây dưới nhiều hình thức, nên các nhà cung cấp dịch vụ bắt buộc phải duy trì ở mức bảo mật cao để đáp ứng tất cả các nhu cầu.
Bảo mật
Nếu doanh nghiệp chỉ lưu trữ dữ liệu trên máy chủ cục bộ, thì dữ liệu rất dễ bị ảnh hưởng bởi các sự cố. Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, ví dụ như sao lưu (backup) dữ liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây có thể mang lại khả năng bảo vệ thậm chí còn tốt hơn.
Mặc dù nền tảng đám mây không hoàn toàn là không có rủi ro. Nhưng xét lại, đám mây được hợp nhất từ một số máy chủ từ phần mềm ảo hóa và nó tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc trong trường hợp xảy ra sự cố.
Hệ thống lưu trữ trên đám mây cung cấp một cơ chế bảo vệ thông minh, an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Những sự cố do con người gây ra hay đến từ tự nhiên đều có thể phá hỏng thiết bị, tắt nguồn và làm tê liệt các chức năng công nghệ thông tin quan trọng. Hỗ trợ vào quá trình khắc phục và phục hồi sau sự cố (disaster recovery) là một trong những lợi thế quan trọng của điện toán đám mây đối với các doanh nghiệp.
Ngoài ra, những cải tiến về bảo mật này cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Khắc phục sự cố dữ liệu
Quyết định không dịch chuyển lên đám mây có thể khiến doanh nghiệp bạn tốn kém nhiều khoản chi phí trong tương lai. Mặc dù doanh nghiệp vẫn cần phải trả tiền khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhưng chi phí thường linh hoạt hơn vì doanh nghiệp có thể thanh toán theo nhu cầu lưu trữ, tài nguyên sử dụng thực tế.
Nếu doanh nghiệp nhất thiết phải sử dụng hệ thống onpremise, thì phương pháp kết hợp với dịch vụ công nghệ cloud có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ không phải trả quá nhiều phí cho không gian lưu trữ.
Giải pháp điện toán đám mây giúp giảm thiểu hoặc thậm chí bỏ bớt các khoản chi phí như mua sắm thiết bị, xây dựng và vận hành các trung tâm dữ liệu ban đầu cho doanh nghiệp. Công cụ Cloud giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho phần cứng (hardware), cơ sở vật chất và các chi phí phát sinh khác so với hạ tầng onprimes
Tiết kiệm chi phí
Hầu hết các chương trình và ứng dụng điện toán đám mây đều sử dụng mô hình dựa trên đăng ký trước. Điều này cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp quy mô theo nhu cầu và ngân sách của họ. Nó cũng loại bỏ nhu cầu cần chi trả vốn lớn trả trước (OPEX so với CAPEX).
Đối với các doanh nghiệp muốn tận dụng các dịch vụ mới như phân tích dữ liệu hay trí tuệ nhân tạo (AI) thì trước tiên việc áp dụng kiến trúc điện toán đám mây là điều cần thiết. Đối với các CIO, việc chuyển lên đám mây là cơ hội để khắc phục những hạn chế nội tại trước đây và nâng cao giá trị của doanh nghiệp.
Đại dịch Covid đã chứng minh rằng các doanh nghiệp cần phải sẵn sàng thích ứng nhanh chóng với bất kỳ chính sách và quy định phát sinh nào. Thay vì tốn kém dịch chuyển sang một địa điểm mới thuận lợi hơn để đặt hạ tầng, việc sử dụng Cloud có thể cung cấp giải pháp lý tưởng để lưu trữ dữ liệu, đồng thời là một trong những cách hiệu quả nhất cho các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin chuẩn bị kỹ càng cho doanh nghiệp của mình trước những biến cố, thay đổi liên tục.
Các doanh nghiệp từng bị ràng buộc bởi vị trí mà các thiết bị của họ được đặt, bởi đó là nơi họ cần truy cập tất cả thông tin của mình. Tuy nhiên, điều này trở thành một vấn đề cho các doanh nghiệp khi nhân viên cần làm việc bên ngoài văn phòng. Vì nó có thể giới hạn hoặc khiến nhân viên không thể làm việc từ xa, gặp gỡ khách hàng bên ngoài hoặc kết nối mạng cách xa không gian làm việc của họ được.
Tuy nhiên, với Cloud, người dùng có thể mang dữ liệu của chính họ đi bất cứ đâu, bất cứ khi nào, truy cập xử lý, làm việc với các hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp mà không nhất thiết phải đến văn phòng công ty. Đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn mà còn cho phép họ sử dụng thiết bị cá nhân để truy cập thông tin nếu cần.
Tăng tính linh hoạt
Sẽ thật khó để làm việc nếu đối tác của doanh nghiệp ở khắp nơi trên bản đồ thế giới. Nếu nhân viên của doanh nghiệp đó làm việc ngoài văn phòng hoặc khách hàng của họ không thể gặp mặt trực tiếp được thì rất khó để cùng trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ khi mọi người bị giới hạn không gian làm việc chung.
Với Cloud, doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng chia sẻ file, dữ liệu để cùng hợp tác hiệu quả, nhanh chóng ngay cả khi hai bên ở cách xa nhau về địa lý. Khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên có thể cùng nhau làm việc trong cùng một khoảng thời gian, khiến khả năng giao tiếp, kết nối không còn là trở ngại và là cách tốt nhất để chống lại các rủi ro từ việc không chuyển đổi lên Cloud.
Một trong những lợi ích của điện toán đám mây (Cloud Computing) đối với doanh nghiệp là các thành viên trong cùng một đội, nhóm có thể làm việc dễ dàng ở bất kỳ nơi đâu, như đã được chứng minh trong thời điểm bùng nổ Covid-19. Điều này đặc biệt có giá trị trong thời đại mà nhân viên mong muốn có sự linh hoạt trong lịch trình và môi trường làm việc của họ.
Các doanh nghiệp đang hoạt động trên Cloud có thể cung cấp cho nhân viên các tùy chọn để làm việc khi đang di chuyển hoặc ở nhà từ máy tính xách tay, điện thoại thông minh hay máy tính bảng.
Khả năng có thể mở rộng hoặc thu hẹp quy mô có thể quyết định đến tính linh hoạt và cạnh tranh của một doanh nghiệp. Mặc dù, hiện tại các máy chủ cục bộ của hệ thống on-premise có thể phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, nhưng nếu nhu cầu tăng lên, doanh nghiệp cần mở rộng quy mô thì sao? Bằng cách sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây, bạn có thể thêm dung lượng lưu trữ, tài nguyên khác khi cần và chỉ cần thanh toán khi sử dụng. Phương pháp này có thể nhanh chóng thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp đáp ứng nhu cầu dễ dàng hơn khi doanh nghiệp phát triển.
Những sự cố bất thường không phải nguyên nhân duy nhất khiến dữ liệu của doanh nghiệp có nguy cơ gặp rủi ro.
Mất điện, sự cố phần cứng hoặc các sự cố chung về mạng có thể khiến các nhân viên trong doanh nghiệp không thể hoàn thành công việc của mình. Ngay cả những sự cố như cài đặt bản cập nhật cũng có thể gây gián đoạn, tốn kém cho doanh nghiệp.
Mặc dù những sự cố này có thể ảnh hưởng đến Cloud cũng như các máy chủ chuyên dụng on-premise, nhưng phương pháp đám mây lai (hybrid cloud) có thể giúp giảm thiểu những rủi ro này bằng cách đồng bộ, sao lưu dữ liệu của doanh nghiệp ở nhiều vị trí.
Nếu không có Cloud, doanh nghiệp thường phụ thuộc vào nhân sự làm trong văn phòng để giải quyết những vướng mắc về kỹ thuật. Trong trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia, nhân viên trong lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc thuê một bên thứ ba để có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên việc thuê các bên thứ ba là cực kỳ tốn kém, phát sinh những chi phí ngoài định mức.
Những rủi ro này sẽ được loại bỏ khi doanh nghiệp sử dụng Cloud. Bởi các nhà cung cấp dịch vụ Cloud đem đến cho doanh nghiệp sự hỗ trợ tích hợp từ các chuyên gia đầy kinh nghiệm và doanh nghiệp sẽ không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Website: https://cmccloud.vn
Hotline: 1900.2010
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách