banner-news

Trong bài này

    160+ thống kê hấp dẫn về công nghệ điện toán đám mây cho năm 2023 (Phần 1)

    01/10/2023

    Nhớ lại cách đây hơn 1 thập kỷ, cứ ba người thì một người tin rằng Đám mây (Cloud) là những vật thể có màu trắng, mềm mịn bay trên bầu trời hay là thứ gì đó liên quan đến thời tiết. Điện toán đám mây (Cloud Computing) đã đi một chặng đường dài kể từ thời điểm đó.

    Ngày nay, gần như tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng Cloud. Các công ty từ mọi quy mô, mọi ngành hàng đều sử dụng công nghệ Cloud Computing, từ lưu trữ (storage) và máy chủ ảo (cloud server) tới các nền tảng điện toán đám mây khác. Việc áp dụng điện toán đám mây ở quy mô lớn đã tạo ra một môi trường kinh doanh đầy thú vị và chuyển đổi nhanh chóng.

    Để giúp các giám đốc điều hành, các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin và những người cần đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp bắt kịp các xu hướng điện toán đám mây đang định hình ngành, việc nghiên cứu các số liệu thống kê và thông tin chi tiết mới nhất về điện toán đám mây là cần thiết. Nắm rõ những xu hướng này giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra quyết định chiến lược về cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng điện toán đám mây như thế nào.

    Thống kê hấp dẫn về Cloud cho năm 2023 (phần 1)

    Thống kê về sự tăng trưởng và việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây

    Hãy tưởng tượng một mạng lưới các máy chủ ở một địa điểm từ xa - remote location. Doanh nghiệp không phải quản lý cơ sở hạ tầng mà có thể mua và sử dụng chúng bất cứ khi nào thông qua internet.

    Việc cung cấp các dịch vụ điện toán theo yêu cầu như máy chủ (servers), lưu trữ (storage), dữ liệu (databases), mạng lưới (network), phần mềm (software) hay các giải pháp phân tích được gọi là công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing).

    Nó đã phát triển từ các giải pháp lưu trữ dữ liệu đơn giản như Google Drive cho đến các dịch vụ điện toán phục vụ doanh nghiệp thuộc 03 loại chính: cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (infrastructure as a service - IaaS), phần mềm dưới dạng dịch vụ (software as a service - SaaS), và nền tảng dưới dạng dịch vụ (platform as a service - PaaS). Các giải pháp điện toán đám mây có nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: lưu trữ dữ liệu, phân tích, phát triển phần mềm, thử nghiệm, triển khai máy tính ảo, xây dựng ứng dụng web dành cho khách hàng, phục hồi sau thảm hoạ và sao lưu dữ liệu, ….

    Hãy xem các số liệu thống kê về tăng trưởng điện toán đám mây dưới đây để hiểu rõ về tầm quan trọng của công nghệ và cách nó thống trị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

    “Cloud-first" là câu thần chú, là chiến lược

    • Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng ít nhất một đám mây công cộng (public cloud) hoặc đám mây riêng tư (private cloud).
    • Đến năm 2025, 85% tổ chức sẽ “Cloud-first” - nghĩa là doanh nghiệp hoặc tổ chức ưu tiên lựa chọn, sử dụng các dịch vụ và giải pháp đám mây trước khi triển khai các ứng dụng, dịch vụ hoặc hạ tầng công nghệ mới.
    • Hơn 60% dữ liệu của doanh nghiệp nằm trong bộ nhớ Cloud.

    100 zettabyte (ZB)

    dữ liệu sẽ được lưu trữ trên Cloud vào năm 2025. (1 ZB = một nghìn tỷ gigabyte)

    _Nguồn: G2_

    Cloud đang trở thành Công nghệ thông tin (IT)

    • Chi tiêu cho Cloud chiếm khoảng 25% trong tổng số 919 tỷ USD chi tiêu cho thị trường công nghệ thông tin của doanh nghiệp vào năm 2022.
    • 51% tổng chi phí cho công nghệ thông tin sẽ chuyển sang các giải pháp điện toán đám mây từ các công cụ công nghệ thông tin truyền thống vào năm 2025.
    • 75% các nhà lãnh đạo công nghệ đang phát triển sản phẩm và tính năng mới trên Cloud.
    • Gần 50% các doanh nghiệp vốn đã sử dụng Cloud ngay từ đầu hoặc đã hoàn toàn chuyển dịch sang Cloud.
    • Trên toàn cầu, có gần 12 triệu người sử dụng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây.

    Sáng kiến Cloud hàng đầu cho doanh nghiệp năm 2022

    Việc sử dụng Cloud Computing không có dấu hiệu suy giảm mặc dù nền kinh tế đang bất ổn

    • 4 trong số 5 doanh nghiệp có kế hoạch tăng chi phí đầu tư vào Cloud bất chấp những bất ổn kinh tế.
    • 75% doanh nghiệp đang tập trung phát triển các ứng dụng dựa trên Cloud.

    71%

    các doanh nghiệp có một đội ngũ Cloud hoặc một trung tâm chuyên môn về Cloud (CCOE).

    _Nguồn: Báo cáo Cloud Flexera (Flexera State of Cloud Report)

    • Hơn một phần ba doanh nghiệp (33,4%) sẽ chuyển dịch từ phần mềm truyền thống cũ sang các công cụ dựa trên Cloud vào năm 2023.
    • Hơn một nửa các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin cho biết họ sẽ cân nhắc chuyển một số dữ liệu khách hàng nhạy cảm (59%) hoặc dữ liệu tài chính doanh nghiệp (52%) lên đám mây.

    Người dùng Cloud cần sự hỗ trợ

    41% những người ra quyết định công nghệ thông tin cần sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp điện toán đám mây để có kiến thức chuyên môn về bảo mật và 40% cần trợ giúp để quản lý Cloud của doanh nghiệp tốt hơn.

    Các doanh nghiệp cần sự trợ giúp từ nhà cung cấp Cloud

    Những thống kê về lợi ích của điện toán đám mây

    Cloud cung cấp tốc độ, khả năng mở rộng và tính linh hoạt. Đồng thời, nó giúp tiết kiệm tài nguyên. Các doanh nghiệp có thể nhanh chóng sở hữu được nguồn tài nguyên điện toán họ cần và triển khai chúng trong vài phút - có thể là lưu trữ (storage), cơ sở dữ liệu (databases), kho dữ liệu (data lakes), máy chủ ảo (virtual machines), v.v. Hãy xem điện toán đám mây mang lại những lợi thế gì cho doanh nghiệp.

    Dịch vụ đám mây theo yêu cầu giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên.

    • Hơn 40% doanh nghiệp đã đạt được các lợi ích như kỳ vọng, chẳng hạn như mức độ dịch vụ được cải thiện (43%), hỗ trợ kinh doanh (45%) và tính liên tục trong kinh doanh (42%) từ việc áp dụng điện toán đám mây.
    • 39% doanh nghiệp đã hoàn toàn đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí từ việc áp dụng Cloud.
    • Cứ 2 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp coi Cloud Computing là nền tảng đáng tin cậy để chạy workloads - khối lượng công việc của họ.
    • Cloud cải thiện thời gian trung bình để tiếp thị các tính năng mới của doanh nghiệp lên tới 37%.
    • Việc sử dụng Cloud hiệu quả giúp cải thiện năng suất phát triển và bảo trì ứng dụng lên tới 38%.
    • Cloud giúp giảm thiểu thời gian trì trệ khoảng 57%.
    • Hơn 50% doanh nghiệp đã chuyển sang Cloud ghi nhận rằng trải nghiệm người dùng cuối tốt hơn từ các ứng dụng chạy trên Cloud.
    • 60% doanh nghiệp chỉ ra rằng việc quản lý và vận hành công nghệ thông dễ dàng hơn do chuyển sang Cloud.
    • 71% doanh nghiệp có mức độ trưởng thành cao trên nền tảng Cloud nhanh chóng áp dụng các công nghệ tiên tiến và đổi mới một cách quyết liệt hơn.

    Đặc điểm của các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng Cloud mạnh mẽ

    Hàng nghìn tỷ đô đang chờ đón

    • Việc áp dụng Cloud có thể tạo ra 3 nghìn tỷ USD thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) vào năm 2030.

    EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, hay Lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ.

    Depreciation: các khoản khấu hao của tài sản hữu hình (thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, máy móc…)

    Amortization: khấu hao của tài sản vô hình (bằng sáng chế, thương hiệu…)

    Bằng cách tính thêm các yếu tố bổ sung này, EBITDA loại bỏ những ảnh hưởng từ các quyết định về mặt kế toán và tài chính (cách trích khấu hao) gây ra, cho phép bạn tập trung hơn nữa vào lợi nhuận thực tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    • Chỉ riêng các doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500 có thể đạt được 1 nghìn tỷ đô la EBITDA vào năm 2030.

    Thống kê thị trường điện toán đám mây

    Những lợi thế của công nghệ điện toán đám mây đã khiến các doanh nghiệp chi hàng tỷ đô la để trở thành “cloud-first” (ưu tiên đám mây). Số hóa được thúc đẩy bởi các công việc từ xa và sự phát triển của các công nghệ mới như big data, phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và Internet vạn vật (IoT) cũng đang thúc đẩy nhu cầu sử dụng các nền tảng Cloud.

    Khám phá xem thị trường điện toán đám mây đang thu về được bao nhiêu lợi nhuận và nó sẽ tăng trưởng ra sao trong những năm tới.

    Cloud đang thu về hàng tỷ đô

    • 80% doanh nghiệp chi hơn 1,2 triệu USD hàng năm cho Cloud.
    • 37% doanh nghiệp chi hơn 12 triệu USD hàng năm cho công nghệ điện toán đám mây.
    • Tổng doanh thu từ public cloud đã tăng 21% lên tới 544 tỷ USD vào năm 2022.
    • IaaS và PaaS có mức tăng doanh thu lớn nhất là 29%, đạt hơn 195 tỷ USD vào năm 2022.
    • Private Cloud, SaaS dành cho doanh nghiệp và các dịch vụ Cloud khác đã tăng 19%, thu về 229 tỷ USD doanh thu vào năm 2022.
    • Theo dịch vụ, SaaS thống trị ngành công nghiệp Cloud vào năm 2022, chiếm 55% tổng doanh thu.
    • Theo cách triển khai, cách triển khai private - riêng tư chiếm 47% doanh thu vào năm 2022.
    • Theo quy mô doanh nghiệp, hơn 50% doanh thu điện toán đám mây đến từ các doanh nghiệp lớn vào năm 2022.
    • Theo ngành hàng sử dụng cuối, ngành ngân hàng, tài chính và bảo hiểm (BFSI) chiếm gần 1/4 doanh thu.
    • Theo khu vực, Bắc Mỹ chiếm 42% doanh thu từ Cloud vào năm 2022.

    Định giá thị trường chạm ngưỡng hàng nghìn tỷ trong vài năm tới

    • Vào năm 2023, chi tiêu của người dùng cuối trên toàn thế giới cho các dịch vụ điện toán đám mây công cộng (public cloud) sẽ tăng khoảng 21% lên khoảng 592 tỷ USD.
    • Thị trường điện toán đám mây toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 1,614 nghìn tỷ USD vào năm 2030, tăng từ 446,51 tỷ USD vào năm 2022.

    Quy mô thị trường Cloud năm 2022-2023 (tỷ USD)

    • Chỉ riêng thị trường đám mây công cộng toàn cầu (public cloud) sẽ tăng hơn gấp đôi lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

    Theo khu vực, Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường. Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2025

    • Hoa Kỳ chiếm 45% tổng doanh thu dịch vụ Cloud vào năm 2022 và sẽ chi hơn 258 tỷ USD cho các dịch vụ đám mây công cộng vào năm 2023.
    • Thị trường đám mây châu Âu lớn gấp năm lần so với năm 2017.
    • Thị trường điện toán đám mây của châu Âu sẽ đạt 650 tỷ USD vào năm 2032.
    • Riêng thị trường điện toán đám mây Việt Nam sẽ đạt 2,3 tỷ USD vào 2025
       

    Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tiềm năng

    • Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC), ngoại trừ Trung Quốc, chiếm 14% chi tiêu cho Cloud trên toàn thế giới.

    200 tỷ USD 

    là mức chi tiêu tổng cho Cloud dự kiến ​​ở khu vực APAC vào năm 2024.

    Nguồn: BCG

    • Thị trường dịch vụ đám mây công cộng (public cloud) APAC sẽ tăng hơn gấp đôi lên 165,2 tỷ USD vào năm 2026 từ 51,2 tỷ USD vào năm 2021.

    Dẫn đầu thị trường điện toán đám mây

    Với việc các doanh nghiệp dành hàng tỷ đô la cho các dịch vụ điện toán đám mây, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ Cloud để giành được một phần trong ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la này. Và các nhà cung cấp siêu quy mô, hay còn gọi là các nhà cung cấp Cloud lớn cung cấp điện toán và lưu trữ ở quy mô doanh nghiệp, đang thống trị ngành.

    Tại Việt Nam, CMC Cloud là nền tảng điện toán đám mây tiên phong cung cấp dịch vụ cloud server có chất lượng ổn định. CMC Cloud cũng là nền tảng điện toán đám mây duy nhất tại Việt Nam hiện đang kết nối trực tiếp tới nền tảng điện toán đám mây của 3 hãng công nghệ lớn là AWS, Microsoft và Google. CMC Cloud hiện đang cung cấp trên 30 giải pháp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp SME, ENT, các mô hình tập đoàn, … trong và ngoài nước. Hiện tập đoàn CMC sở hữu 3 Trung tâm dữ liệu với diện tích sàn hơn 16.500m2, sức chứa 3.000+racks.

    Những nhà cung cấp dịch vụ siêu lớn - Hyperscalers đang thống trị ngành công nghiệp

    • 8 nhà cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất kiểm soát hơn 80% thị trường Cloud toàn thế giới
    • Trong số các nhà cung cấp siêu quy mô này, Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud thống trị 2/3 (66%) thị trường cơ sở hạ tầng Cloud. Và CMC Cloud nền tảng điện toán đám mây duy nhất tại Việt Nam hiện đang kết nối trực tiếp tới nền tảng điện toán đám mây của 3 hãng công nghệ lớn này.
    • Ba nhà cung cấp Cloud hàng đầu này - AWS, Microsoft và Google - cũng kiểm soát 71% thị trường đám mây công cộng (public cloud).

    Amazon là người chiến thắng 

    • AWS là công ty dẫn đầu về cơ sở hạ tầng điện toán đám mây với 34% thị phần, vượt qua tổng thị phần của hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Microsoft Azure và Google Cloud.
    • AWS có thể đạt doanh thu 100 tỷ USD vào năm 2023 nếu tăng doanh số bán hàng với tốc độ tương tự như năm 2022.
    • Microsoft Azure và Google Cloud có thị phần lần lượt là 21% và 11%.

    Amazon thống trị thị trường cơ sở hạ tầng Cloud

    Thống kê về đám mây công cộng (Public Cloud)

    Public Cloud là mô hình triển khai điện toán đám mây phổ biến trong đó nhiều doanh nghiệp có thể chia sẻ tài nguyên điện toán của cùng một nhà cung cấp. Những thống kê này cho thấy việc áp dụng đám mây công cộng đang phát triển như thế nào.

    Việc sử dụng Public cloud đang tăng tốc

    • Chi tiêu của người dùng toàn cầu cho các dịch vụ đám mây công cộng sẽ đạt gần 600 tỷ USD vào năm 2023.
    • Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng đã rót 120 tỷ USD vào việc xây dựng, cho thuê và trang bị cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu của họ vào năm 2022.
    • 96% các doanh nghiệp sử dụng ít nhất một đám mây công cộng.
    • Các doanh nghiệp chạy 50% khối lượng công việc của họ trên đám mây công cộng.

    2,2 

    là số lượng trung bình các nền tảng đám mây công cộng mà một doanh nghiệp sử dụng.

    _Nguồn: VMware_

    • 48% dữ liệu của các doanh nghiệp nằm trên đám mây công cộng.
    • Ba nhà cung cấp đám mây công cộng hàng đầu là các nền tảng AWS, Microsoft Azure và Google Cloud.
    • Bán lẻ và thương mại điện tử (79%), truyền thông và giải trí (73%) và phần mềm (72%) sử dụng nhiều tới các nền tảng đám mây công cộng.
    • 68% doanh nghiệp vừa và nhỏ thích đám mây công cộng nhờ lợi thế về chi phí của nó.

    Thống kê về đám mây riêng tư (private cloud)

    Dịch vụ Private cloud là một cách thức triển khai Cloud trong đó cơ sở hạ tầng Cloud chỉ dành riêng cho một doanh nghiệp, không giống như public cloud, nơi nguồn tài nguyên được chia sẻ. Private cloud cung cấp lợi ích bổ sung về kiểm soát truy cập, bảo mật và tùy chỉnh hơn so với các mô hình Public cloud. Các doanh nghiệp thường phải xử lý các dữ liệu nhạy cảm ưu tiên sử dụng private cloud để tăng cường bảo mật dữ liệu và đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

    Việc sử dụng private cloud vẫn mạnh mẽ

    • Doanh thu từ private cloud sẽ tăng gần 30% lên 528,36 tỷ USD vào năm 2029.
    • 84% doanh nghiệp sở hữu ít nhất một private cloud.
    • Trung bình, các doanh nghiệp chạy 32% khối lượng công việc trong môi trường đám mây private.
    • Microsoft Azure Stack (58%), VMware vSphere/vCenter (54%) và AWS Outposts (52%) chiếm vị trí hàng đầu trong số các dịch vụ đám mây private hiện đang được sử dụng hoặc thử nghiệm.
    • Lĩnh vực viễn thông (64%) chủ yếu sử dụng cơ sở hạ tầng private cloud, đây là lĩnh vực duy nhất ứng dụng Cloud riêng tư được sử dụng phổ biến hơn đám mây công cộng.

    Thống kê đám mây lai (Hybrid cloud)

    Hybrid Cloud là một bước tiến của các doanh nghiệp khi sử dụng được cùng lúc cả private cloud và public cloud trên cùng cơ sở hạ tầng tại chỗ (on-premise). Công nghệ này cho phép chia sẻ và chuyển dữ liệu cũng như khối lượng công việc giữa các đám mây và cơ sở hạ tầng tại chỗ. Ngày nay, không có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng đám mây công cộng hay chỉ đám mây riêng tư, việc áp dụng đám mây lai đang trở nên phổ biến.

    Hybird cloud đang gia tăng

    • Gần 8 trong số 10 doanh nghiệp kết hợp nhiều Public cloud và 60% trong số đó báo cáo sử dụng nhiều hơn một nền tảng Private cloud.
    • 56% doanh nghiệp có doanh thu hơn 500 triệu USD đã áp dụng phương pháp Hybrid cloud.
    • 7 trong số 10 nhà lãnh đạo công nghệ thông tin cho rằng thật khó để nhận ra toàn bộ tiềm năng của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nếu không có chiến lược hybrid cloud vững chắc. 

    Khối lượng công việc/Quy trình hoạt động trong môi trường Hybrid

    Hybrid cloud mở ra giá trị kinh doanh

    • Hybrid cloud tạo ra giá trị kinh doanh lớn hơn 2,5 lần so với cách tiếp cận nền tảng Private cloud.
    • Các doanh nghiệp lưu ý rằng phương pháp đám mây hybrid cho phép họ đạt được môi trường phát triển linh hoạt và có thể mở rộng hơn (42%) đồng thời đẩy nhanh sự linh hoạt và đổi mới của doanh nghiệp (40%).

    Thống kê về đa đám mây (Multi-cloud)

    Multi-cloud cho phép các doanh nghiệp vận hành các dịch vụ đám mây tương tự từ các nhà cung cấp khác nhau trong một kiến ​​trúc duy nhất. Mặc dù nghe có vẻ giống với hybrid cloud, nhưng có một điểm khác biệt giữa chúng. Multi-cloud liên quan đến việc triển khai đám mây cùng loại (public cloud hoặc private cloud) từ các nhà cung cấp khác nhau. Còn hybrid-cloud xử lý các cách triển khai đám mây khác nhau.

    Khi người dùng điện toán đám mây cảm thấy thoải mái hơn khi kết hợp các dịch vụ Cloud từ các nhà cung cấp khác nhau, multi-cloud nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn.

    Chúng ta đang sống trong thế giới của multi-cloud 

    • 98% doanh nghiệp sử dụng hoặc có kế hoạch sử dụng ít nhất hai nhà cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây.
    • 31% doanh nghiệp có từ bốn nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây trở lên.
    • Gần 9 trong số 10 doanh nghiệp báo cáo có chiến lược multi-cloud rõ ràng.
    • Độ tin cậy (46%), chuyển đổi số (43%), khả năng mở rộng (42%), bảo mật và quản trị (41%) là những lý do hàng đầu để các doanh nghiệp phát triển hoạt động trên nền tảng multi-cloud.

    Tại sao các doanh nghiệp sử dụng Multicloud?

    60% chuyên gia công nghệ thông tin và lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng multi-cloud và 47% đang mở rộng việc sử dụng multi-cloud

    • Đến giữa năm 2023, 8 trong số 10 doanh nghiệp sử dụng các giải pháp đa đám mây.
    • Hơn một phần ba doanh nghiệp dùng multi-cloud đang tận dụng các phần mềm đa đám mây khác như công cụ bảo mật đa đám mây (32%) và công cụ quản lý chi phí đa đám mây (31%).
    • 9 trên 10 doanh nghiệp nói rằng multi-cloud giúp họ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
    • 1 trong 2 nhà lãnh đạo công nghệ thông tin tin rằng những doanh nghiệp không áp dụng cách tiếp cận multi-cloud sẽ gặp rủi ro thất bại. 

    Multi-cloud phải đối mặt với một số rào cản cứng đầu

    • 4 trong số 10 doanh nghiệp cho rằng tình trạng thiếu kỹ năng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động điều hành multi-cloud của họ.
    • Hơn một phần ba nói rằng các nhóm không hoạt động (35%) và thiếu sự đào tạo (33%) ảnh hưởng đến tiềm năng của multi-cloud.
    • 89% doanh nghiệp coi tự động hóa là quan trọng hoặc cực kỳ quan trọng đối với cơ sở hạ tầng đa đám mây của họ.

    Còn rất nhiều những con số “biết nói" thú vị khác về Cloud minh chứng ngành Cloud là tương lai của doanh nghiệp.

    >> Đọc tiếp Phần 2: 160+ thống kê hấp dẫn về công nghệ điện toán đám mây cho năm 2023.


    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn