Trong bài này
05/09/2023
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ngày nay đã và đang bắt kịp nhanh chóng cuộc cách mạng số. Thậm chí, trong Nghiên cứu chuyển đổi kỹ thuật số dành cho doanh nghiệp SME tại Mỹ từ năm 2017 cũng đã từng chỉ ra, khoảng 3/4 doanh nghiệp SME (bao gồm doanh nghiệp nhỏ (1-99 nhân viên), trung bình (100-999 nhân viên) và trung cấp cao (1.000-2.500 nhân viên) - quy mô theo tiêu chí của Mỹ tại thời điểm đó) đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng công nghệ số đang tác động đến các doanh nghiệp và ngành công nghiệp của họ. Tính đến nay, làn sóng công nghệ số ngày càng trở nên mạnh mẽ, len lỏi khắp các doanh nghiệp SME, đa dạng ngành nghề.
Vậy 3W1H (Why, When, Where và How) mà các SME đang và sẽ đặt cược vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp được lý giải như thế nào?
Những lý do hàng đầu khiến các doanh nghiệp SME đầu tư vào công nghệ số là để thu hút khách hàng mới, cải thiện năng suất làm việc của nhân viên và hợp lý hóa các hoạt động (Hình 1). Tuy nhiên, những lý do hàng đầu thay đổi đáng kể định hướng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp SME là dựa trên quy mô doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Hình 1: Những lý do hàng đầu để SME đầu tư vào công nghệ
3 lý do để SME đầu tư và công nghệ
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 48% SME hiện đang có kế hoạch tham gia vào các hoạt động giúp doanh nghiệp thích nghi và chuyển đổi cho một tương lai số. Trong khi đó, 36% đang triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số và 16% chưa có kế hoạch.
Giai đoạn chuyển đổi số có mối tương quan chặt chẽ với quy mô công ty (Hình 2). Các doanh nghiệp có quy mô cấp trung và vừa trên thị trường nhận định rằng, hiện họ đang tham gia chuyển đổi số nhiều hơn lần lượt là 2,6 và 1,9 lần so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Ngoài ra, các doanh nghiệp trẻ hơn, là những doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh dưới 5 năm, hiện có khả năng tham gia vào các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cao gấp đôi.
Hình 2: Giai đoạn chuyển đổi số tương quan với quy mô doanh nghiệp
Giai đoạn chuyển đổi số tương quan với quy mô doanh nghiệp
SME đặt mục tiêu đầu tư chi phí số nhằm cải thiện năng suất của nhân viên, cá nhân hóa hoặc cải thiện trải nghiệm của khách hàng và cải thiện quá trình ra quyết định (Hình 3).
Hình 3: Ưu tiên mục tiêu kinh doanh cho đầu tư công nghệ số
Mục tiêu kinh doanh được ưu tiên cho đầu tư công nghệ số
Thật thú vị, các doanh nghiệp trẻ (hoạt động dưới 5 năm) đặt ưu tiên cao hơn cho các mục tiêu thêm một kênh bán hàng mới hoặc tăng tốc việc ra quyết định kinh doanh. Còn đối với các doanh nghiệp lâu đời hơn, xếp hạng mục tiêu cải thiện năng suất của nhân viên và cải thiện trải nghiệm của khách hàng ở đầu danh sách.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch chuyển đổi cho các khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh của họ như thế nào? Nó phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp đã trích một khoản ngân sách để mở một kênh bán hàng mới và cải thiện việc tuyển dụng nhân viên mới. Đây là những mục tiêu hàng đầu mà họ dự định đầu tư các giải pháp mới. Ngược lại, họ có nhiều khả năng tăng cường các giải pháp hiện có để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại và tăng tốc việc ra quyết định kinh doanh.
Tuy nhiên, với những hạn chế về ngân sách và nguồn lực khác, các SME sẽ cần lập kế hoạch cẩn thận để bắt đầu thực hiện các sáng kiến chuyển đổi số của mình, cho dù họ đang đầu tư một giải pháp hoàn toàn mới hay bổ sung cho một giải pháp hiện có.
Về mặt lập ngân sách, 58% SME có kế hoạch cho các sáng kiến chuyển đổi số của họ từ ngân sách CNTT hiện có và 34% cho biết họ không có đủ chi phí để thực hiện đầy đủ các mục tiêu của mình (Hình 4). Những trở ngại khác mà SME sẽ cần trợ giúp để vượt qua liên quan đến việc tích hợp công nghệ mới với công nghệ cũ, thiếu kỹ năng thiết lập mục tiêu, thiếu kỹ năng hoặc số lượng nhân sự CNTT hạn chế, và xác định giải pháp nào sẽ giúp họ đạt được mục tiêu một cách tốt nhất.
Hình 4: Ngân sách và thách thức đối với chuyển đổi số
Ngân sách và thách thức đối với chuyển đổi số
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thấy rằng đã đến lúc cần thay đổi và họ biết rằng cần phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển trong tương lai. Khi hầu hết các SME mới bắt đầu giải quyết thách thức, và kế hoạch của họ đang bắt đầu hình thành thì các mục tiêu chuyển đổi số cụ thể của họ cũng sẽ được tập trung và chú trọng hơn, các thách thức cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần được đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ từ các nhà cung cấp giải pháp, đơn vị tư vấn chuyển đổi số để vượt qua những rào cản này và đạt được các mục tiêu chuyển đổi số của họ.
CMC Cloud là cung cấp các dịch vụ Cloud Computing, là nền tảng, hạ tầng CNTT cho công cuộc chuyển đổi tới hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp từ quy mô vừa và nhỏ đến quy mô lớn. Cùng với các chương trình hỗ trợ tối ưu chi phí, giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là các doanh nghiệp SME mới chập chững bước vào cuộc đua công nghệ số.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Website: https://cmccloud.vn
Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
Hotline: 1900.2010
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách