banner-news

Trong bài này

    4 bước quản lý Cloud Lifecycle

    01/10/2023

    Khi nhắc về ưu điểm của Cloud thì vô cùng nhiều và không có gì ngạc nhiên khi có đến 94% doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng công nghệ vượt trội này. Thông qua Cloud, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng lưu trữ, truy cập và quản lý dữ liệu cũng như ứng dụng của mình.

    Nhiều doanh nghiệp thường được thuyết phục sử dụng Cloud hầu hết chỉ bởi ưu điểm tối ưu chi phí của nền tảng này. Tuy nhiên, Cloud còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác mà một số doanh nghiệp có xu hướng bỏ qua.

    Cloud có nhiều tiềm năng chưa được khai thác

    Tầm quan trọng của quản lý Cloud lifecycle

    Chắc mọi người đã từng nghe rằng, Quản lý vòng đời là quá trình quản lý vòng đời của sản phẩm. Quản lý vòng đời bắt đầu ngay từ đầu sản phẩm trong giai đoạn thiết kế và tiếp tục cho đến hết vòng đời hoặc ngừng sản phẩm. Vậy, Quản lý Cloud lifecycle là gì? hay Quản lý vòng đời Cloud là gì? Nó là một khái niệm trong lĩnh vực điện toán đám mây (Cloud), liên quan đến quản lý toàn bộ vòng đời của môi trường cloud, từ khởi tạo và triển khai đến giám sát, quản lý tài nguyên, bảo mật, tối ưu hóa và cuối cùng là ngừng sử dụng. Quản lý vòng đời Cloud giúp các doanh nghiệp tạo và duy trì môi trường cloud một cách hiệu quả và có kế hoạch, đảm bảo rằng tài nguyên cloud được sử dụng đúng cách, an toàn và tiết kiệm.

    Quản lý vòng đời Cloud cung cấp các công cụ và quy trình để quản lý các khía cạnh khác nhau của môi trường cloud, bao gồm tự động hóa triển khai ứng dụng, tạo và quản lý máy ảo, tối ưu hóa tài nguyên, quản lý bảo mật và tuân thủ, giám sát hiệu suất và thực hiện sao lưu dữ liệu. Mục tiêu của Quản lý vòng đời Cloud là đảm bảo rằng môi trường cloud hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

    Nếu doanh nghiệp sử dụng việc quản lý cloud lifecycle là công cụ để quản lý dịch vụ Cloud của mình thì doanh nghiệp đã đúng đắn. Phương pháp này có thể giúp tối ưu hóa Cloud của doanh nghiệp hơn nữa.
     Nhiều người nghĩ rằng, quản lý cloud lifecycle như là công việc phải làm thêm, tăng workload mà doanh nghiệp không thực sự muốn làm và hầu hết là sẽ bỏ qua. Nhưng trên thực tế, đó là một công cụ, phương pháp mang tới hiệu quả vô cùng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của doanh nghiệp.

    Quản lý cloud lifecycle là sự hợp nhất của tất cả các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài mà doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa để quản lý Cloud. Toàn bộ quá trình có thể được chia thành 4 bước. Điều quan trọng cần lưu ý là các bước này không cố định. Chúng đưa ra cái nhìn tổng quan về toàn bộ chu trình cloud và các bước này có thể linh hoạt thay đổi khác nhau giữa các doanh nghiệp.

    4 bước quản lý cloud lifecycle

    4 bước quản lý cloud lifecycle

    Bước 1: Lập kế hoạch và xác định mục tiêu

    Để có kết quả tốt nhất, việc quản lý cloud lifecycle nên bắt đầu ngay trước khi triển khai giải pháp Cloud. Bước đầu tiên là xác định nhu cầu Cloud của doanh nghiệp bạn. Tất cả các bên liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hạ tầng CNTT nên tham gia vào bước này để xác định rõ nhất mục đích của Cloud, các yêu cầu, dung lượng lưu trữ cần thiết, bảo mật và tổ chức ngân sách,...

    Doanh nghiệp cũng có thể đặt mục tiêu và kỳ vọng muốn đạt được. Việc xác định KPI có thể giúp doanh nghiệp bạn tiến xa hơn. Trong khi thực thi các chiến lược, giao tiếp chính là chìa khóa. Nếu một số bên liên quan đến chiến lược thực thi của doanh nghiệp tỏ ra phản đối thì vấn đề cần được giải quyết ngay tức khắc. Ngoài ra, hãy tương tác với tất cả các nhân viên để hiểu được vấn đề khi mà công việc của họ có thể bị thay đổi theo bất kỳ cách nào nếu doanh nghiệp thực hiện cloud migration. Cố gắng dự đoán tác động của nó đối với tất cả các khía cạnh đối với doanh nghiệp của bạn.
     Các chuyên gia về Cloud và các case study của các doanh nghiệp khác có thể trợ giúp doanh nghiệp bạn trong bước này. Họ có thể cung cấp cho doanh nghiệp bạn cái nhìn sâu sắc, chi tiết hơn về tất cả các hoạt động mà doanh nghiệp nên làm và những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải.
    Bước này sẽ kết thúc bằng việc xác định tầm nhìn và chiến lược rõ ràng cho việc di chuyển lên Cloud của doanh nghiệp. Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của bước này. Đây sẽ là nền tảng của toàn bộ dự án và cần được thực hiện đúng cách, ngay cả khi nó có thể khiến doanh nghiệp bạn cảm thấy công việc này tẻ nhạt, tốn thời gian. Chỉ khi tất cả các bên liên quan cùng thống nhất và chiến lược triển khai được xác định chính xác, doanh nghiệp mới có thể cam kết thực hiện dự án đúng và đủ.

    1 trong 4 bước của Cloud Lifecycle

    Bước 2: Thực thi

    Bước này bắt đầu bằng việc tìm nhà cung cấp Cloud phù hợp để triển khai giải pháp Cloud cho doanh nghiệp bạn. Bạn nên trình bày chi tiết cho nhà cung cấp chính xác những gì doanh nghiệp bạn cần từ dịch vụ, cách quản lý dịch vụ và cách kết nối Cloud từ nhà cung cấp với hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bạn.
    Bạn có thể sử dụng tất cả các chiến lược được xác định ở bước trước để trợ giúp ở bước này. Điều quan trọng là những yêu cầu, mục tiêu bạn đặt ra phải phù hợp với nhà cung cấp và dịch vụ họ cung cấp.

    Tất cả các cuộc trò chuyện và đàm phán phải được thực hiện trước để doanh nghiệp có thể nhận được dịch vụ thỏa mãn chính xác các yêu cầu doanh nghiệp bạn đã đề ra. Khi các lãnh đạo doanh nghiệp đã đồng ý với mọi thứ đàm phán, lúc đó việc triển khai có thể bắt đầu.

    Bước 3: Bảo trì và quản lý

    Sau khi quá trình triển khai đã thành công, doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng Cloud trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình quản lý lifecycle chưa thực sự kết thúc - một số người thậm chí có thể cho rằng nó chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, đến bước này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu hóa mọi thứ thông qua việc bảo trì và quản lý liên tục.

    Doanh nghiệp nên liên tục theo dõi, cập nhật, bảo mật, cải thiện và mở rộng quy mô tất cả các tài nguyên và cơ sở hạ tầng của mình. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để các quy trình Cloud của doanh nghiệp bạn thực sự hoạt động. Chúng phải theo kịp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nếu có thể, thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp qua thời gian.

    Một lần nữa, các chiến lược và KPI được xác định ở bước 1 có thể giúp ích rất nhiều. Các bên liên quan có thể nêu lên ý kiến ​​của mình về dịch vụ Cloud. Nếu muốn, doanh nghiệp thậm chí có thể thành lập một nhóm chuyên trách có nhiệm vụ theo dõi các mục tiêu và mốc thời gian đã đặt ra trước đó.
    Hy vọng rằng đến giai đoạn này, tất cả các phòng ban của doanh nghiệp đã thích nghi với Cloud và quen với những nhiệm vụ, trách nhiệm mới. Tuy nhiên, nếu một số nhân viên không thoải mái với các hoạt động mới, họ nên được đào tạo càng nhanh càng tốt.
    Doanh nghiệp nên xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp Cloud của mình. Sẽ rất hữu ích nếu doanh nghiệp bạn có bất kỳ vấn đề nào phát sinh hoặc một số dịch vụ cần được cập nhật. Hầu hết các dự án migrations thành công đều là những dự án được hỗ trợ bởi các mối quan hệ đối tác như vậy.

    Bảo trì và quản lý cloud lifecycle

    Bước 4: Xem xét và thực hiện các thay đổi

    Ngay cả khi doanh nghiệp bạn đã hài lòng với dịch vụ Cloud, bạn vẫn luôn có thể xem xét và kiểm tra dịch vụ định kỳ. Khi sử dụng Cloud, doanh nghiệp sẽ có sẵn rất nhiều dữ liệu để đánh giá hiệu quả. Sử dụng công cụ phân tích để hiểu hơn về dữ liệu đó và từ đó hiểu rõ hơn về những gì cần thay đổi trong dịch vụ Cloud của doanh nghiệp bạn.
    Nếu doanh nghiệp phát hiện ra đang sử dụng ít dịch vụ hơn dự kiến ​​ban đầu, hãy liên hệ với nhà cung cấp Cloud để điều chỉnh tài nguyên mà doanh nghiệp không cần đến. Nếu doanh nghiệp bạn phát hiện ra rằng thực sự cần sử dụng nhiều dịch vụ hơn và điều đó sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức của bạn, hãy nhớ đề cập với nhà cung cấp dịch vụ Cloud càng sớm càng tốt cho phương án bổ sung tài nguyên.
    Những yêu cầu trong doanh nghiệp và các yêu cầu về công nghệ của doanh nghiệp có thể thay đổi và dịch vụ Cloud cũng như nhà cung cấp Cloud cũng sẽ thay đổi theo.

    Kết luận

    Nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang Cloud vì nhiều lợi ích mà nó mang lại, nhưng không phải tất cả đều tận dụng hết tiềm năng tuyệt vời này. Quản lý Cloud Lifecycle phải là một phần trong quy trình làm việc của doanh nghiệp để quản lý môi trường Cloud tốt hơn.
    Lifecycle này có thể được chia thành 4 bước. Bước đầu tiên là lập kế hoạch và xác định mục tiêu, trong đó doanh nghiệp nên xác định chính xác lý do tại sao cần Cloud và mục tiêu doanh nghiệp đang cố gắng đạt được.
    Phần thứ hai là việc triển khai, trong đó doanh nghiệp nên tìm một nhà cung cấp Cloud  thích hợp. Vấn đề thứ ba là bảo trì và quản lý, chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát Cloud trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Việc cuối cùng là xem xét các dịch vụ Cloud và thực hiện các thay đổi nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


    Website: https://cmccloud.vn
    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn
    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn