banner-news

Trong bài này

    5 xu hướng IT Outsourcing doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý

    16/10/2023

    IT Outsourcing đã trở thành yếu tố quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào trên toàn cầu, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này không quá khó hiểu. Bởi công nghệ hiện là một phần quan trọng và mang yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động của mọi doanh nghiệp. Nhưng khi công nghệ ngày càng tiến bộ và trở nên phức tạp hơn, một doanh nghiệp sẽ khó có thể tự mình quản lý được tất cả mọi thứ. Một lý do khác thúc đẩy việc sử dụng IT Outsourcing ngày một gia tăng là sự thiếu hụt nhân lực CNTT có tay nghề cao. Với việc sử dụng dịch vụ IT Outsourcing, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực CNTT có kinh nghiệm với chi phí chỉ bằng một phần chi phí thuê nhân viên fulltime.

    Theo Gartner, chi tiêu cho CNTT trên toàn thế giới dự kiến đạt 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 3% so với năm 2021. Con số này được dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023. Những con số biết nói này càng khẳng định chắc chắn về tầm quan trọng của việc nhất thiết phải quan tâm tới IT Outsourcing trong mỗi doanh nghiệp.

    Dưới đây là 5 xu hướng IT Outsourcing hàng đầu mà doanh nghiệp đặc biệt cần chú ý cho các dự án digital của mình:

    5 xu hướng IT Outsourcing cần chú ý 

    Cloud computing ngày càng trở nên phổ biến

    Khi lượng dữ liệu (data) cần được quản lý tăng lên thì nhu cầu về điện toán đám mây (cloud computing) cũng tăng theo. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức chuyển sang sử dụng đám mây (cloud) để bắt kịp xu hướng công nghệ tất yếu đồng thời hưởng lợi từ sức mạnh xử lý, tính linh hoạt và khả năng mở rộng của loại hình công nghệ tiên tiến này. Việc áp dụng công nghệ cloud-based cũng cho phép các tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư vào hardware truyền thống nhằm lưu trữ dữ liệu và giảm chi phí bảo trì.

    Theo Statista, tính đến hết năm 2022, 60% data của các công ty đã được lưu trữ trên đám mây. Đến năm 2026, đầu tư vào public cloud được dự đoán sẽ vượt 45% tổng chi tiêu cho CNTT của mỗi tổ chức, tăng từ mức dưới 17% vào năm 2021.

    Kể từ khi thế giới chuyển mình theo xu hướng “lên mây" (cloud migration), các công ty trong hầu hết các ngành nghề sẽ gia tăng nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ IT service với các kỹ sư lành nghề và nhà phát triển dịch vụ cloud giàu kinh nghiệm, quen thuộc với cơ sở hạ tầng và phương thức quản lý cloud hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp tránh cú sốc cloud bill (hóa đơn đám mây) và đảm bảo an toàn dữ liệu.

    Cloud computing ngày càng trở nên phổ biến

    Đầu tư mạnh mẽ vào cybersecurity

    Với việc sử dụng điện toán đám mây và IoT ngày càng gia tăng, các công ty phải đối mặt với nỗi lo mất cắp dữ liệu và vấn đề bảo mật. Xu hướng về chế độ làm việc remote trong các doanh nghiệp khiến việc tránh rủi ro các thiết bị bị xâm nhập càng trở nên khó khăn hơn. Tội phạm mạng (cybercrime) đã tăng 600% kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dẫn đến nhu cầu về bảo vệ an ninh mạng (cybersecurity) ngày càng tăng. Trên thực tế, 64% số doanh nghiệp được hỏi tại Deloitte cho rằng khả năng bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của họ trong việc thúc đẩy việc triển khai các công nghệ mới trong ba năm tới.

    Khi các doanh nghiệp tìm kiếm các công nghệ tiên tiến để tăng cường độ tin cậy của cơ sở hạ tầng và ngăn chặn phần mềm độc hại, điều này sẽ mở ra những cơ hội mới cho các nhà cung cấp dịch vụ security theo yêu cầu. Thay vì thiết lập các hệ thống tường lửa cơ bản, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các tùy chọn dịch vụ của nhà cung cấp security. Các lựa chọn thay thế bảo mật thường được các nhà cung cấp dịch vụ security quản lý và tùy chỉnh theo yêu cầu của từng công ty.

    Dịch vụ Blockchain

    Blockchain đã nhận được sự chú ý rộng rãi khi Bitcoin lần đầu tiên sử dụng công nghệ này làm nền tảng cơ bản. Kể từ đó, nhiều tổ chức đã bắt đầu triển khai các nền tảng tương tự để tiếp thị dịch vụ và sản phẩm của họ.

    Khi ngày càng có nhiều tổ chức học cách tích hợp công nghệ blockchain vào hoạt động của mình, các chuyên gia tin rằng xu hướng này sẽ ngày càng gia tăng trong những năm tới. Chi tiêu toàn cầu cho các giải pháp blockchain được dự đoán sẽ đạt 11,7 tỷ USD vào cuối năm nay.

    Đồng nghĩa với việc đó sẽ là sự gia tăng các nhu cầu nâng cao về dịch vụ liên quan đến phát triển ứng dụng phi tập trung (decentralized application - dapp) và software engineering (công nghệ phần mềm) cho các dự án hoặc sàn giao dịch tiền điện tử.

    Dapp (là tên gọi viết tắt của Decentralized Application), đây là một ứng dụng phân quyền hay còn gọi là ứng dụng phi tập trung. Dapp được xây dựng trên nền tảng của Ethereum và không ngừng lớn mạnh cho đến thời điểm hiện tại. Không như những ứng dụng tập trung thông thường khác, ứng dụng phi tập trung Dapp đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc bảo mật, giúp kết nối người dùng và nhà cung cấp một cách trực tiếp mà không cần sự có mặt của trung gian thứ 3.

    Trí tuệ nhân tạo AI

    Nghiên cứu thị trường đưa ra con số dự đoán 1394,30 tỷ USD vào năm 2029 với CARP là 20,1% khiến AI hiện là một trong những xu hướng outsourcing hàng đầu trong ngành CNTT. Các công ty đang bắt đầu đầu tư mạnh vào công nghệ này để giúp họ xử lý và khai thác khối lượng dữ liệu khổng lồ nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng. AI cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát thông minh lượng lớn dữ liệu và hỗ trợ điều hành doanh nghiệp, đồng thời tích hợp liền mạch tất cả các lĩnh vực, khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp đó.

    Thay vì tạo ra các công cụ và chiến lược AI phức tạp (có thể mất nhiều năm), nhiều doanh nghiệp outsourcing chức năng này cho các nhà cung cấp outsourcing có chuyên môn trong lĩnh vực CNTT nói chung và AI nói riêng.  

    Sự phát triển mạnh mẽ của AI 

    Sự tăng trưởng của RPA

    Robotic process automation (RPA) hay tự động hóa quy trình bằng robot là một loại công nghệ phần mềm cho phép phát triển software robot (robot phần mềm) với khả năng thông minh hơn. Vào năm 2022, chi tiêu cho phần mềm RPA trên toàn thế giới đạt 2,9 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2021.

    Các tổ chức đầu tư mạnh vào RPA để đẩy nhanh các sáng kiến về ​​tự động hóa quy trình kinh doanh và các dự án chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp chuyển từ những cơn ác mộng của trước đây sang những giấc mơ số trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ở hiện tại và tương lai.

    Bên cạnh việc tận dụng RPA để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại như điền biểu mẫu và xử lý thủ tục giấy tờ thủ công, một số công ty đã bắt đầu tích hợp công nghệ RPA với AI để thúc đẩy đổi mới. Chẳng hạn, RPA được cài đặt để xử lý các mẫu đơn đặt hàng và giao hàng trong khi AI được thêm vào để đưa ra biểu mẫu sản xuất cho khách hàng.

    Vào năm 2022, RPA giải quyết các nền tảng cần tới AI tiên tiến hơn và giao diện người dùng phong phú hơn, cho phép các doanh nghiệp kết hợp RPA vào quy trình hiện tại của họ tốt hơn và sử dụng nó để quản lý các công nghệ hiện có của họ.

    Kết luận:

    Năm 2023 sẽ là một năm hấp dẫn với nhiều khả năng mới cho cả doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ IT outsourcing. Ngày càng có nhiều tổ chức tìm kiếm các nhóm digital outsourcing để nhờ sự hỗ trợ về cybersecurity, blockchain, cloud computing, RPA, và AI.

    Về các nhà cung cấp dịch vụ IT outsourcing, họ sẽ cần chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu về kỹ sư lành nghề hay chuyên gia có kinh nghiệm cho các công nghệ mới nổi này. Nếu không, các nhà cung cấp có nguy cơ đánh mất các cơ hội kinh doanh mới vào tay các đối thủ cạnh tranh có thể mang đến các giải pháp linh hoạt hơn.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn