Trong bài này
18/10/2023
AWS là gì đã trở thành một trong những khái niệm cơ bản cần biết trong nền tảng điện toán đám mây. Hiểu rõ về AWS sẽ giúp bạn tận dụng, khai thác hiệu quả nền tảng này phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp, tổ chức của mình. Cùng tìm hiểu về gã khổng lồ Amazon Web Service cụ thể hơn trong bài viết sau.
Giải đáp thắc mắc AWS là gì, có thể hiểu đơn giản AWS (Amazon Web Service) là giải pháp đám mây toàn diện và phổ biến nhất toàn cầu hiện nay. Amazon Web Service thuộc công ty con của Amazon, chuyên cung cấp các nền tảng đám mây cho nhiều công ty, tập đoàn, tổ chức chính phủ trên cơ sở trả phí theo nhu cầu sử dụng.
Nền tảng AWS ra mắt lần đầu năm 2002 với một số dịch vụ cơ bản. Đến năm 2023, AWS được tái hình dung nhằm hỗ trợ chuẩn hóa, tự động hóa và tập trung vào dịch vụ web của cơ sở hạ tầng Amazon. Thay đổi này bao gồm ý định bán quyền truy cập vào nền tảng máy chủ ảo dưới dạng dịch vụ. Năm 2004, AWS cho ra mắt dịch vụ công khai đầu tiên - Amazon SQS.
Năm 2006, AWS được khởi động lại bao gồm ba dịch vụ chính: Amazon S3, SQS và EC2. Sự kiện này chính thức đưa AWS trở thành bộ dịch vụ cốt lõi trực tuyến. Năm 2009, S3 và EC2 được ra mắt ở Châu Âu, đồng thời Elastic Block Store và Amazon CloudFront được phát hành và áp dụng cho AWS. Năm 2013, AWS bắt đầu cung cấp quy trình chứng nhận cho các dịch vụ AWS và năm 2018 chứng kiến sự ra mắt của dịch vụ tự động điều chỉnh quy mô.
Tính đến thời điểm hiện tại, AWS đã cung cấp hơn 200 dịch vụ, sở hữu các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới, giúp nó trở thành một nền tảng có tính ứng dụng cao và khả năng mở rộng linh hoạt.
AWS là nền tảng đám mây được phát triển bởi Amazon
AWS được chia thành nhiều dịch vụ khác nhau, mỗi dịch vụ sẽ được cấu hình khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu người sử dụng. Người dùng có thể xem các tùy chọn cấu hình và bản đồ máy chủ riêng lẻ cho mỗi dịch vụ AWS.
Có hơn 200 dịch nằm trong danh mục AWS, bao gồm các dịch vụ dành cho điện toán, sơ sở dẽ liệu, quản lý cơ sở hạ tầng, phát triển ứng dụng và bảo mật. Các dịch vụ này được phân loại theo danh mục bao gồm:
Về bản chất, Amazon Web Service chỉ là một nền tảng đám mây tổng hợp các dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt, đối mặt với hàng loạt đối thủ cạnh tranh tầm cỡ như Microsoft Azure, Google Cloud Platform,... AWS vẫn luôn là lựa chọn ưu việt hàng đầu của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Điểm mạnh của AWS là gì khiến nền tảng này thu hút người dùng đến vậy? Có 3 nguyên nhân chính giúp AWS nổi bật và vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ đám mây:
AWS được xây dựng và phát triển bởi tập đoàn lớn Amazon, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Sức ảnh hưởng và nguồn lực của Amazon đảm bảo AWS được đầu tư mạnh mẽ và phát triển liên tục.
AWS không chỉ tập trung vào việc phát triển nền tảng của mình mà còn tích cực hỗ trợ và đóng góp vào cộng đồng mã nguồn mở (open source). Chiến lược này không chỉ giúp họ tiếp cận được nhóm người dùng này mà còn tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ với cộng đồng mã nguồn mở, đóng góp vào sự thành công của AWS.
Một trong những điểm thu hút của AWS là khả năng tương thích và thân thiện với hệ điều hành Linux. AWS nhận ra rằng không phải lúc nào người dùng cũng ưa chuộng sử dụng Windows Server. Aws đã khéo léo tận dụng điều đó để chiếm lĩnh vị trí tôn trong lĩnh vực này. Hiện nay, hầu như bất cứ ai sử dụng hệ điều hành Linux đều biết AWS là gì.
AWS là dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tiện nay
AWS hoạt động dựa trên mô hình dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu tính theo mỗi giờ hoặc mỗi giây. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn gói đặt trước công suất điện toán cố định. Với gói mua này, AWS hỗ trợ mức chiết khấu hấp dẫn khi khách hàng trả trước hoặc cam kết sử dụng trong vòng 1-3 năm. Dựa trên số lượng mua, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi nhất định. Khách hàng sử dụng càng nhiều, đơn giá phải trả cho mỗi gygabyte càng thấp.
Ngoài những lựa chọn trả phí, gói sử dụng AWS miễn phí (AWS Free Tier) cũng là gợi ý đáng thử. Với phiên bản này, khách hàng có thể truy cập 60 sản phẩm dịch vụ và bắt đầu xây dựng trên nền tảng AWS mà không cần chi trả bất kỳ khoản phí nào. AWS Free Tier cung cấp 3 tùy chọn khác nhau: luôn miễn phí, 12 tháng miễn phí và dùng thử miễn phí.
Khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng có thể sử dụng trình tính giá của AWS để ước lượng chi phí. Đồng thời, các chuyên gia có chứng chỉ AWS (được cung cấp bởi bên thứ ba) sẽ hỗ trợ lên kế hoạch và chi phí theo yêu cầu của khách hàng.
Kể từ quý đầu tiên của năm 2022, Amazon AWS kiểm soát 33% tổng thị trường đám mây, theo dữ liệu từ Synergy Research Group. Đây là tỷ lệ kiểm soát cao nhất so với bất kỳ đối thủ nào khác, bao gồm cả Microsoft Azure, Google và IBM trên thị trường IaaS công cộng.
Các công ty, tập đoàn lớn sử dụng AWS có thể kể tới:
CMC Telecom, đối tác dịch vụ cấp cao của Amazon Web Services, tự hào là một trong những nhà cung cấp giải pháp AWS hàng đầu tại Việt Nam và được xác nhận là Advanced Consulting Partner của AWS. Với cam kết đối tác chiến lược của AWS, CMC Telecom đưa ra những giải pháp tiên tiến nhất, đảm bảo khách hàng có thể tận dụng toàn bộ tiềm năng của AWS Cloud, nhằm mang lại hiệu suất kinh doanh tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
CMC Telecom là đối tác chiến lược của AWS tại Việt Nam
Thông qua bài viết, bạn đã nắm rõ khái niệm AWS là gì cũng như cách thức hoạt động, mô hình định giá và khách hàng của nền tảng này. Để được hỗ trợ dịch vụ AWS nhanh chóng, hiệu quả nhất, CMC Telecom là lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách