banner-news

Trong bài này

    Băng thông là gì? Cách đo và tăng tốc độ bandwidth

    01/10/2023

    Khi gặp phải tình trạng loading chậm khi vào một Website nào đó, rất có thể đã xảy ra tình trạng hết băng thông. Vậy, băng thông là gì? Tại sao băng thông lại ảnh hưởng tới tốc độ tải trang của Website? Làm sao để kiểm tra băng thông mạng? CMC Cloud sẽ giải đáp chi tiết tất cả câu hỏi này bên trong bài viết dưới đây.

    Băng thông là gì?

    Băng thông (Bandwidth) là thước đo lượng thông tin có thể truyền tải giữa một mạng, một nhóm gồm hai hoặc nhiều thiết bị. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tốc độ tối đa có thể truyền tải trong 1 giây của một Website, hay còn gọi là dung lượng liên kết phục vụ việc truyền tải dữ liệu giữa người dùng và Website.

    Để hiểu rõ hơn về khái niệm băng thông là gì, chúng ta có thể hình dung như sau: Dữ liệu di chuyển từ điểm A đến điểm B giống như nước chảy qua đường ống từ nhà cung cấp nước đến vòi nước của chúng ta. 

    Khối lượng nước được vận chuyển nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền dẫn như ống nước, điều này cũng tương tự với kết nối Internet. 

    Băng thông là gì

    Giới hạn băng thông là gì? 

    Giới hạn băng thông là việc giảm lưu lượng hoạt động upload / download của người dùng khi kết nối Internet, nhằm mục đích đảm bảo đường truyền hoạt động ổn định hơn. Nhờ có giới hạn băng thông, chúng ta có thể giảm được các vấn đề như quá tải khi truyền mạng, bị ngắt kết nối đột ngột hoặc tốc độ truy cập bị chậm,…

    Nói ngắn gọn, giới hạn băng thông xuất hiện nhằm cung cấp một đường truyền Internet với hiệu suất hoạt động cao nhất.

    Một số loại băng thông phổ biến

    Có 2 loại thước đo để phân loại băng thông: theo phạm vi sử dụng và theo dung lượng. Cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại:

    Phân loại dựa vào phạm vi sử dụng 

    • Băng thông trong nước: Được sử dụng nhằm mục đích trao đổi, tương tác giữa những máy chủ trong cùng một nước. Đây là lựa chọn phù hợp cho các mạng LAN nội bộ của doanh nghiệp.
    • Băng thông quốc tế: Có thể trao đổi thông tin dữ liệu giữa các máy chủ ở nhiều nước khác nhau. Do đó, nếu xảy ra tình trạng đứt cáp Quốc tế, việc truy cập vào các Website nước ngoài sẽ khá chậm.

    Phân loại băng thông

    Phân loại dựa vào dung lượng sử dụng 

    • Băng thông được cam kết: Nhà cung cấp mang đến một dung lượng nhất định ban đầu để sử dụng. Khi hết dung lượng này, doanh nghiệp cần mua thêm băng thông.
    • Băng thông được chia sẻ: Có sự hỗ trợ của các máy chủ nhằm chia sẻ các dữ liệu khác nhau, tránh tình trạng bị chậm Server hoặc đơ Server.
    • Băng thông riêng: Doanh nghiệp cần trả chi phí cho lượng băng thông cần dùng, và chúng sẽ không được chia sẻ với doanh nghiệp hay người dùng nào khác.

    Công thức tính băng thông cho Website

    Dưới đây là công thức tham khảo để đo băng thông mạng trên Website:

    Băng thông = Kích thước trung bình của trang x Số lượng khách hàng truy cập hàng tháng x Số lần truy cập / mỗi khách hàng

    Về kích thước trung bình của trang, doanh nghiệp có thể tính bằng cách sau: Một trang Web có kích thước tệp là:

    • Trang chủ: 2,5MB.
    • 26 bài viết trên Blog: 30MB.

    Kích thước trung bình của trang (ước tính) = (30 + 2,5)/26 = 1,25MB. Doanh nghiệp có thể dùng con số này áp dụng vào công thức đã có ở trên để đo băng thông mạng cho Website. Doanh nghiệp cũng có thể dùng công thức trên cho các Website mới thành lập, tuy nhiên lúc này doanh nghiệp cần tự ước tính các con số sao cho phù hợp.

    Đơn vị đo của băng thông

    Đơn vị của băng thông là bit / giây, có thể được viết tắt bằng ký hiệu bps. Hiện nay, với các băng thông rộng, chúng ta sử dụng những đơn vị đo lớn hơn như Mbps (Megabit / giây), Gbps (Gigabit / giây), Tbps (Terabit / giây). Ví dụ, 100 megabyte mỗi giây có thể được ghi là 100Mbps hoặc 100 MB/s.

    Ngoài ra, đơn vị đo của băng thông còn có thể được biểu thị là Byte / giây.

    Cách kiểm tra băng thông mạng

    Hiện nay, doanh nghiệp có thể kiểm tra băng thông mạng qua 2 phương pháp đơn giản sau:

    1. Đo băng tốc độ tải

    • Với phương pháp này, đầu tiên doanh nghiệp cần kết nối máy tính với Router thông qua dây cáp.
    • Chọn máy chủ Việt Nam, cho phép download các dữ liệu không giới hạn băng thông.
    • Tải tập tin từ Website về.
    • So sánh tốc độ tải thực tế với tốc độ tải trên lý thuyết. Nếu 2 tốc độ này không chênh lệch nhiều, điều này đồng nghĩa với nhà cung cấp đã cung cấp băng thông đúng như cam kết.

    2. Đo bằng phần mềm hỗ trợ (Speedtest)

    • Truy cập vào Speedtesst.com.
    • Chọn Begin Test và chờ khoảng 30s.
    • Kết quả sẽ hiển thị trên giao diện. Nếu ping càng nhỏ, đường truyền tải mạng càng nhanh chóng và ổn định. Các thông số Upload Speed, Download Speech đại diện cho tốc độ tải lên và tốc độ tải xuống.

    Cách kiểm tra băng thông mạng

    Phương pháp tăng dung lượng lưu trữ băng thông

    Để tăng dung lượng lưu trữ băng thông, doanh nghiệp có thể thử nghiệm một số cách sau:

    • Lưu file Web dạng nén: Giúp tốc độ tải Website nhanh hơn, đồng thời tăng tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu.
    • Giảm dung lượng hình ảnh: Giảm bớt kích cỡ hoặc chất lượng hình ảnh để dung lượng ảnh nhẹ hơn, tăng tốc độ tải trang.
    • Giảm băng thông quốc tế: Google sẽ crawl trang Web doanh nghiệp nhiều lần trong cùng 1 ngày, làm tốn nhiều băng thông Quốc tế. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh tần suất này bằng Webmaster tool sao cho phù hợp.
    • Sử dụng CSS: CSS là code được dùng nhằm mục đích trang trí Website mà không cần dùng quá nhiều hình ảnh. Khi dùng CSS với tần suất hợp lý, lượng băng thông cần dùng sẽ giảm đi đáng kể.

    Dịch vụ Cloud có thể tăng băng thông có sẵn không?

    Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Hosting) và ảo hóa máy tính để bàn (Desktop Virtualization Services) có thể tăng băng thông tiềm năng sẵn có tại doanh nghiệp, giúp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo khả năng truyền, nhận và xử lý dữ liệu quan trọng cho doanh nghiệp.

    Với dịch vụ Cloud, các dữ liệu được lưu trữ hoàn toàn trên đám mây. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm lượng dữ liệu cần truyền tải qua kết nối Internet, điều này giúp giải phóng băng thông cho các tác vụ khác. Doanh nghiệp cần các giải pháp Cloud để tối ưu hoạt động, tăng năng suất kinh doanh hoặc giảm chi phí công nghệ trong thời đại số hiện nay?

    CMC Cloud có thể giúp bạn. Hiện nay, chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ Cloud như Cloud Server, Cloud Storage,... có trang bị đường truyền băng thông riêng. Nhiều chương trình khuyến mại cũng thường xuyên diễn ra, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hoạt động. Quý khách hàng có thể truy cập vào trang Web CMC Cloud để theo dõi các tin tức về chương trình khuyến mại.

    Tóm lại, băng thông là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng truyền tải dữ liệu của một Website. Qua bài viết trên, hy vọng doanh nghiệp đã hiểu hơn về băng thông là gì và tầm quan trọng của nó. Để trải nghiệm các dịch vụ Cloud có băng thông riêng, đừng ngần ngại liên hệ CMC Cloud qua thông tin bên dưới!
    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn