banner-news

Trong bài này

    Băng thông quốc tế là gì? Mọi thứ cần biết về băng thông quốc tế

    02/08/2023

    Băng thông quốc tế, một khái niệm không còn xa lạ trong thế giới kỹ thuật số hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi người và dữ liệu trên toàn cầu. Nhưng băng thông quốc tế là gì, và tại sao nó lại có tầm quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ trả lời và khám phá mọi thứ cần biết về khía cạnh quan trọng của hạ tầng mạng toàn cầu này.

    Băng thông quốc tế là gì

    Băng thông quốc tế là lượng truyền dữ liệu tối đa từ một quốc gia đến phần còn lại của thế giới. Đối với Việt Nam nói riêng, băng thông quốc tế chính là dung lượng mạng truyền từ Việt Nam đến các nước khác.

    Băng thông quốc tế là gì 

    So sánh băng thông quốc tế và trong nước

    Băng thông trong nước và băng thông quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc trải nghiệm kết nối internet của chúng ta. Sự khác biệt giữa hai loại băng thông này có thể ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng kết nối mà người dùng khi truy cập internet.

    Băng thông trong nước được cung cấp bởi các nhà mạng viễn thông Việt Nam, hỗ trợ load tốc độ tối đa khi người dùng truy cập vào các trang web, server nội địa.

    Băng thông quốc tế được các nhà mạng trong nước thuê lại của các tập đoàn viễn thông lớn quốc tế. Điều này dẫn tới chi phí cao, có thể khiến tốc độ truyền dữ liệu thấp và bị cản trở, thậm chí bị đứt như tuyến cáp quang biển AGG từ Việt Nam đi quốc tế đứt giữa biển.

    Do đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng các ứng dụng, trang web hoặc dịch vụ của nước ngoài, đặc biệt là những công việc hoặc truy cập đòi hỏi băng thông cao, hãy xem xét lựa chọn một nhà mạng cung cấp băng thông quốc tế cao. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn có tốc độ truyền dữ liệu ổn định và nhanh chóng khi kết nối với các máy chủ và tài nguyên ở nước ngoài, giúp cải thiện trải nghiệm trực tuyến của bạn.

    Khác nhau giữa băng thông trong nước và quốc tế là gì 

    Cách lựa chọn băng thông quốc tế phù hợp

    Đối với doanh nghiệp

    Đối với doanh nghiệp và công ty, việc sử dụng băng thông quốc tế thường dễ dàng hơn. Các nhà mạng viễn thông cam kết cung cấp băng thông tương ứng với từng gói dịch vụ cho các công ty, doanh nghiệp. Họ thậm chí có cơ chế ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp khi mua gói băng thông quốc tế.

    Đối với hộ gia đình

    Đối với hộ gia đình, các nhà mạng thường cung cấp băng thông cáp quang có tốc độ tối thiểu từ 0,3 Mbps đến 1 Mbps. Họ không cam kết về tốc độ băng thông tối đa cho hộ gia đình, chỉ cam kết tốc độ băng thông quốc tế đối với doanh nghiệp và công ty.

    Tuy nhiên, vẫn có một số gói cước dành riêng cho mạng cáp quang quốc tế cho hộ gia đình. Bạn có thể lựa chọn gói cước phù hợp với nhu cầu của mình.

    Những tuyến cáp quang phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay

    APG (Asia-Pacific Gateway)

    APG, hay còn gọi là Asia Pacific Gateway, là một dự án quốc tế hợp tác giữa nhiều công ty, bao gồm cả các công ty từ Việt Nam. Được đưa vào sử dụng vào năm 2016, tuyến cáp APG đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khả năng truy cập Internet và truyền tải dữ liệu tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những cổng Internet lớn nhất khu vực châu Á. 

    • Dung lượng: 54.8 Terabit/s 
    • Chiều dài: 10.400 km 
    • Kết nối: Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài loan, Thái Lan, Việt Nam, Singapore.

    AAG (Asia-America Gateway)

    Tuyến cáp quang AAG, tên đầy đủ là Asia-America Gateway, là một tuyến cáp quang biển quan trọng của Việt Nam kết nối châu Á và Mỹ. Trước khi AAG hoạt động, Việt Nam sử dụng hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3 để kết nối với mạng quốc tế. Tuy nhiên,  chúng có dung lượng hạn chế với TVH chỉ có 560Mbps và SMW3 lên đến 320Gbps.

    AAG đã cung cấp một lựa chọn mạng quốc tế với băng thông lớn hơn ,nhanh chóng trở thành tuyến cáp quang chính được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ lớn như Viettel, VNPT, FPT, CMC,... và nhiều người dùng khác tại Việt Nam.

    • Dung lượng: 2.88 Terabit/s
    • Chiều dài: 20.000 km
    • Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ.

    Các tuyến cáp quang phổ biến 

    Tuyến cáp SMW-3 (SEA-ME-WE3 hoặc South-East Asia – Middle East – Western Europe 3)

    Tuyến cáp quang SMW-3 đã được đưa vào sử dụng vào tháng 9 năm 1999 và hoàn thành xây dựng vào năm 2000. Dự án này được thực hiện bởi France Telecom và China Telecom, nhưng hiện nay được quản lý bởi SingTel. SMW-3 được biết đến như  tuyến cáp duy nhất nối liền Châu Á và Ấn Độ với châu Âu, đồng thời cũng là tuyến cáp quang dài nhất trên toàn thế giới.

    • Dung lượng: 320 Gbp/s
    • Chiều dài: 39.000 km
    • Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.

    Tuyến cáp quang AAE-1

    AAE-1 (Asia Africa Europe-1) là tuyến cáp quang biển đầu tiên mở rộng kết nối toàn bộ khu vực Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu với nhiều điểm giao dịch dữ liệu quan trọng trên toàn cầu. 

    Nó sử dụng các trung tâm dữ liệu lớn và đáng chú ý trên toàn thế giới, bao gồm Telecom House tại Hong Kong, Equinix và Global Switch tại Singapore, cũng như các trung tâm dữ liệu Interxion Marseille (MRS1 và MRS2) tại Pháp.

    • Dung lượng: 40Tbps
    • Chiều dài: 23.000 km
    • Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ, Oman, UAE, Qatar, Yemen, Arab Saudi, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý, Pháp.

    Cáp quang Liên Á TGN – IA

    Đây là tuyến cáp quang Liên Á TGN – IA  (với tên đầy đủ là Tata TGN-Intra Asia), đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển dữ liệu Việt Nam đến châu Mỹ và Châu Âu.

    • Dung lượng: 320 Gbp/s
    • Chiều dài: 6.700 Km
    • Kết nối: Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông.

    Cáp quang biển kết nối Việt Nam đi Thế giới 

    Tuyến cáp quang TVH (Thailand-Vietnam-Hong Kong)

    Tuyến cáp mạng TVH  có chiều dài ngắn chỉ khoảng 3.367 km và có khả năng truyền dẫn dữ liệu với tốc độ 565 Mbit/s, kết nối ba điểm quan trọng: Việt Nam, Hong Kong và Thái Lan. Tuyến cáp này được đưa vào sử dụng từ năm 1995 và cập bến tại Vũng Tàu vào năm 2007. 

    • Dung lượng: 565 Mbit/s
    • Chiều dài: 3.367 km
    • Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan.

    Dịch vụ đám mây có thể tăng băng thông không? 

    Dịch vụ lưu trữ đám mây và ảo hóa máy tính có thể khai thác và tăng tiềm năng băng thông có sẵn của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể tránh được những hạn chế tốn kém về khả năng truyền, nhận và xử lý dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.

    Bằng cách lưu trữ dữ liệu an toàn trên đám mây, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được lượng dữ liệu truyền qua internet. Điều này hỗ trợ giải phóng băng thông cho các tác vụ khác, giúp hiệu suất hoạt động được nâng cao.

    Nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing) của CMC Cloud sử dụng hệ thống cáp đường trục CVCS (Cross Vietnam Cable System) xuyên Đông Nam Á do CMC Telecom đầu tư và triển khai xây dựng. CVCS kết nối cáp quốc tế ổn định, băng thông cao lên tới 10Gbps; cam kết chất lượng (SLA) 99,99%. Trải nghiệm sử dụng dịch vụ Cloud Server để chạy website ứng dụng và lưu trữ dữ liệu MIỄN PHÍ ngay hôm nay! TẠI ĐÂY

    CMC Cloud là đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây đáng tin cậy và an toàn nhất.

    Bằng cách phát triển các giải pháp xử lý và lưu trữ dựa trên đám mây an toàn và hiệu quả, đội ngũ chuyên gia điện toán đám mây chuyên nghiệp của CMC Cloud có thể hỗ trợ khách hàng tăng năng suất kinh doanh và tối ưu chi phí vận hành.

    Bài viết đã giải đáp giúp bạn băng thông quốc tế là gì cũng như tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng internet này. Đây chính là cầu nối kỹ thuật số giữa các quốc gia thúc đẩy sự gắn kết toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, băng thông quốc tế sẽ tiếp tục đóng  vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc sống trở nên kết nối hơn và phát triển hơn.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn