banner-news

Trong bài này

    Phân biệt giữa Băng thông và tốc độ internet chi tiết nhất

    08/06/2023

    Có những vấn đề xảy ra hằng ngày như: Đoạn video ngừng hoạt động trong một cuộc gọi bán hàng. Việc ngắt kết nối khiến các chỉnh sửa không được lưu trên hợp đồng. Một thư Email không rõ lý do vì sao lại không được gửi đi. Vậy điều gì đã xảy ra với mạng internet tốc độ nhanh mà nhà cung cấp đã được hứa hẹn?

    Những kỳ vọng không được đáp ứng thường xảy ra do sự hiểu lầm về tốc độ Internet (internet speed) và băng thông (bandwidth). May mắn thay, sự khác biệt rất dễ nắm bắt.

    Bằng cách hiểu rõ các yếu tố liên quan giữa tốc độ Internet và băng thông, bạn có thể tính toán nhu cầu kinh doanh của mình và đưa ra phỏng đoán khi mua các dịch vụ internet hay dịch vụ cloud phù hợp.

    Khác nhau giữa tốc độ internet và băng thông là gì 

    Tốc độ Internet và băng thông có mối liên quan nhưng lại là hai thước đo khác nhau về chất lượng kết nối. 

    • Tốc độ internet đề cập đến tốc độ nhanh chậm khi truyền dữ liệu, thường được đo bằng đơn vị: megabit trên giây (Mbps). Ví dụ: Bạn đang tải một file dữ liệu từ internet với tốc độ 10 Mbps, có nghĩa là file đó đang di chuyển đến máy tính của bạn với tốc độ 10 megabits mỗi giây.  
    • Băng thông đề cập đến lượng dữ liệu tối đa mà kết nối của bạn có thể xử lý bất cứ lúc nào, cũng được đo bằng Mbps trên giây (và cao hơn là hàng tỷ bit/giây là Gbps). Ví dụ: Nếu bạn có kết nối internet cùng băng thông 100Mbps, có nghĩa là kết nối của bạn có khả năng truyền tải dữ liệu lên tới 100 megabits dữ liệu mỗi giây. 

    Phân biệt tốc độ Internet và băng thông

    Đây là một cách đơn giản để hiểu rõ hơn về băng thông và tốc độ internet:  

    • Hình dung rằng kết nối internet của bạn như một đường ống dẫn nước. Lúc này. tốc độ internet chính là tốc độ nước di chuyển thông qua đường ống. Băng thông chính là kích thước của đường ống và lượng nước có thể chảy qua đường ống đó. 
    • Trong ví dụ ở bức ảnh, có hai người dùng đang tải xuống một tệp JPG. Trong khi hai người đều có cùng tốc độ tải thì người bên dưới có đường ống to hơn (nhiều băng thông), cho phép người đó tải xuống nhiều tệp hơn vào cùng một thời điểm ngay cả khi tốc độ của hai người là như nhau. 

     

    Sự quan trọng của tốc độ và băng thông

    Tốc độ internet và băng thông rất quan trọng vì chúng đặt ra các thông số cho những gì bạn có thể thực hiện trực tuyến. 

    Có tốc độ nhanh hơn và băng thông cao hơn có nghĩa là bạn có thể thực hiện nhiều thao tác trực tuyến một cách dễ dàng hơn, giảm đáng kể nguy cơ bị giật lag, thời gian tải lâu và các sự cố kết nối khác. Điều này làm cho việc chơi game, phát trực tuyến và các hoạt động trực tuyến khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

    Băng thông cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đa nhiệm trên nhiều thiết bị Wi-Fi. Điều đó có nghĩa là bạn có thể hỗ trợ hiệu quả nhiều người dùng và thiết bị cùng lúc trong khi vẫn duy trì tốc độ và hiệu suất ổn định.

    Những gì bạn nhận được với băng thông/tốc độ internet cao hơn: 

    • Thời gian tải ngắn hơn và ít bị giật hơn
    • Tốc độ ổn định trên nhiều thiết bị kết nối internet
    • Kết nối mượt mà hơn khi phát trực tuyến, các hoạt động như chơi game, làm việc trực tuyến

    Những gì bạn nhận được với băng thông/tốc độ internet thấp hơn: 

    • Thời gian tải lâu hơn và tải nhiều hơn
    • Phát trực tuyến phức tạp hơn, đặc biệt là ở độ phân giải video HD hoặc 4K
    • Khả năng xảy ra tình trạng chậm tốc độ cao hơn khi sử dụng nhiều thiết bị Wi-Fi

    Tầm quan trọng của băng thông và internet

    Một số câu hỏi liên quan đến băng thông

    Băng thông máy chủ đám mây là gì 

    Tương tự, một khái niệm thường gặp trong lĩnh vực điện toán đám mây (cloud computing) đó là: Băng thông máy chủ đám mây (Cloud Server Bandwidth). Đây là lượng dữ liệu được truyền đến và đi từ máy chủ đám mây trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ là một tháng. Băng thông máy chủ đám mây được đo bằng lượt tải lên và tải xuống. Tải lên là việc truyền dữ liệu đến máy chủ đám mây và tải xuống lấy dữ liệu từ máy chủ đám mây. Trong kiến ​​trúc đám mây, việc tải xuống dữ liệu từ máy chủ đám mây của bạn được gọi là dữ liệu đi ra (outbound), trong khi tải lên được gọi là dữ liệu vào (inbound). 

    Cân nhắc khi chọn gói băng thông cho Cloud Server

    1. Việc chọn băng thông phù hợp tùy thuộc vào ứng dụng và kích thước file mà máy chủ đám mây đang lưu trữ. Trong hầu hết các trường hợp, khi ứng dụng web của bạn lưu trữ video và hình ảnh lớn, bạn cần cân nhắc lựa chọn gói băng thông phù hợp để cho phép người dùng tải xuống tệp một cách nhanh chóng.
    2. Bạn cũng cần cân nhắc liệu có bao nhiêu người dùng truy cập vào máy chủ đám mây của bạn tại bất kỳ khoảng thời gian nhất định nào. Càng nhiều người dùng Internet truy cập vào dữ liệu máy chủ cùng một lúc, càng cần nhiều băng thông. 
    3. Khi chọn gói băng thông máy chủ, bạn cũng cần đánh giá lượng dữ liệu được truyền thường xuyên trong một tháng và chọn băng thông phù hợp với yêu cầu, đồng thời lập kế hoạch cho những trường hợp lưu lượng truy cập Internet tăng đột biến.

    Cloud Server tốt nhất cung cấp gói cước băng thông cao 

    Tóm lại, tốc độ và băng thông Internet thường được sử dụng thay thế cho nhau trong ngôn ngữ thông thường. Mặc dù cả hai từ này có liên quan với nhau nhưng chúng không có nghĩa giống nhau. Băng thông đề cập đến lượng dữ liệu bạn có thể gửi qua internet tại bất kỳ thời điểm nào. Tốc độ là tốc độ truyền dữ liệu tại một thời điểm nhất định. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này để có thể chọn một gói internet băng thông rộng (broadband) hoàn hảo.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn