Trong bài này
22/12/2023
Trí tuệ nhân tạo AI và học máy (Machine Learning - ML) đã cách mạng hóa điện toán đám mây, giúp nâng cao hiệu quả, khả năng mở rộng và hiệu suất trong tổ chức, doanh nghiệp. Chúng góp phần cải thiện hoạt động thông qua phân tích dự đoán, phát hiện bất thường và tự động hóa. Tuy nhiên, sự phổ biến ngày càng tăng và khả năng tiếp cận bao phủ của AI cũng khiến điện toán đám mây gặp phải nhiều rủi ro bảo mật hơn.
Khả năng tiếp cận rộng rãi của các công cụ AI đã làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công an ninh mạng. Những kẻ tấn công thường có sự am hiểu nhất định, chúng biết có thể khai thác các mô hình ML thông qua các cuộc tấn công lẩn tránh, đầu độc hoặc đảo ngược mô hình để tạo ra thông tin sai lệch hoặc không chính xác. Khi các công cụ AI trở nên phổ biến hơn, số lượng kẻ thủ mạng tiềm năng được trang bị đầy đủ để thao túng các mô hình và môi trường đám mây này sẽ tăng lên.
Công cụ mới, mối đe dọa mới
Do tính phức tạp của các mô hình AI và ML, hoạt động của chúng không thể đoán trước được trong một số trường hợp nhất định, gây ra các lỗ hổng cũng không lường trước được. Vấn đề “black box" - “hộp đen” càng gia tăng khi việc áp dụng AI ngày càng tăng. Khi các công cụ AI trở nên sẵn có hơn, sự đa dạng trong cách sử dụng và khả năng lạm dụng sẽ tăng lên, từ đó mở rộng các hướng tấn công và các mối đe dọa bảo mật.
“Black box" hay “Hộp đen" là một thiết bị, hệ thống hoặc vật thể có thể xem xét được dữ liệu đầu vào và đầu ra của nó, mà không có bất kỳ thông tin nào về hoạt động bên trong của nó. Quá trình hoạt động của nó được cho là "màu đen", nghĩa là không thể thấy được. Những thứ có thể được gọi là hộp đen: thuật toán hoặc thậm chí là bộ não của người.
Tuy nhiên, một trong những diễn biến đáng báo động nhất là việc đối thủ sử dụng AI để xác định các lỗ hổng trên đám mây và tạo ra phần mềm độc hại. AI có thể tự động hóa và tăng tốc việc tìm kiếm các lỗ hổng, khiến nó trở thành công cụ đắc lực cho tội phạm mạng. Họ có thể sử dụng AI để phân tích các mẫu, phát hiện điểm yếu và khai thác chúng nhanh hơn mức mà các đội bảo mật có thể phản hồi. Ngoài ra, AI có thể tạo ra phần mềm độc hại tinh vi có khả năng thích nghi và học cách trốn tránh sự phát hiện, khiến việc chống lại nó trở nên khó khăn hơn.
Sự thiếu minh bạch trong hoạt động của AI cũng làm phức tạp thêm những thách thức bảo mật này. Vì các hệ thống AI – đặc biệt là các mô hình deep learning – rất phức tạp để diễn giải nên việc chẩn đoán và khắc phục các sự cố bảo mật trở thành những nhiệm vụ khó khăn. Với việc AI hiện nằm trong tay một cơ sở người dùng rộng rãi hơn, khả năng xảy ra những sự cố như vậy sẽ tăng lên.
Deep learning là một chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI), là một lĩnh vực con của machine learning (học máy), ở đó các máy tính sẽ học và cải thiện chính nó thông qua các thuật toán. Deep learning được xây dựng dựa trên các khái niệm phức tạp hơn rất nhiều, chủ yếu hoạt động với các mạng nơ-ron nhân tạo để bắt chước khả năng tư duy và suy nghĩ của bộ não con người.
Lợi thế tự động hóa của AI cũng gây ra rủi ro bảo mật đáng kể, đó là: sự phụ thuộc. Khi ngày càng có nhiều dịch vụ phụ thuộc vào AI, tác động của lỗi hệ thống AI hoặc vi phạm bảo mật sẽ tăng lên. Trong môi trường phân tán của đám mây, vấn đề này trở nên khó tách biệt và khó giải quyết hơn mà không gây gián đoạn dịch vụ.
Phạm vi tiếp cận rộng hơn của AI cũng làm tăng thêm độ phức tạp cho việc tuân thủ quy định. Khi hệ thống AI xử lý lượng lớn dữ liệu, bao gồm thông tin nhạy cảm và thông tin nhận dạng cá nhân, việc tuân thủ các quy định như Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) hoặc Đạo luật về quyền riêng tư của người tiêu dùng California (CCPA) trở nên phức tạp hơn. Phạm vi người dùng AI rộng hơn sẽ làm tăng rủi ro không tuân thủ, có khả năng dẫn đến các hình phạt đáng kể và thiệt hại về danh tiếng cho doanh nghiệp.
Giải quyết các thách thức bảo mật AI đối với điện toán đám mây
Việc giải quyết các thách thức bảo mật phức tạp mà AI đặt ra cho môi trường đám mây đòi hỏi phải lập kế hoạch chiến lược và các biện pháp chủ động. Là một phần trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, điều cần thiết là phải áp dụng các biện pháp thực hành tốt nhất để đảm bảo an toàn cho các dịch vụ đám mây.
Dưới đây là 05 biện pháp cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng để bảo mật hoạt động của đám mây:
AI và điện toán đám mây
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, bao gồm cả điện toán đám mây. Mặc dù quá trình AI’s democratization (dân chủ hóa AI) đã mang lại những lợi ích to lớn nhưng nó vẫn đặt ra những thách thức an ninh đáng kể khi mở rộng bối cảnh các mối đe dọa.
Việc vượt qua các thách thức bảo mật AI đối với điện toán đám mây đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện bao gồm các kỹ thuật bảo mật dữ liệu được cải thiện, kiểm tra thường xuyên, thử nghiệm mạnh mẽ và quản lý tài nguyên hiệu quả. Khi quá trình dân chủ hóa AI tiếp tục thay đổi bối cảnh bảo mật, khả năng thích ứng và đổi mới liên tục là rất quan trọng đối với các chiến lược bảo mật đám mây.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
[Infographic] So sánh Cloud CRM và On-premises CRM
16/05/2024
Việc lựa chọn giữa CRM on premise hay CRM cloud có thể ảnh hưởng tới quy trình làm việc và vận hành của toàn hệ thống doanh nghiệp.
Hơn 50 thống kê và xu hướng an ninh mạng năm 2024 (phần 2)
16/05/2024
Việc cập nhật các số liệu thống kê, xu hướng và sự kiện an ninh mạng mới nhất sẽ giúp bạn hiểu được các rủi ro và những điều bạn nên cảnh giác.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách