Trong bài này
29/11/2023
Cùng với sự phát triển của điện toán đám mây, việc bị rò rỉ và đánh cắp thông tin cũng thường xuyên diễn ra hơn. Trước tình hình đó, doanh nghiệp nên có phương pháp bảo mật điện toán đám mây phù hợp để giảm các tình trạng này, tránh các vấn đề rủi ro về dữ liệu. Vậy, cụ thể thì bảo mật điện toán đám mây là gì? Các có phương pháp bảo mật nào?
Bảo mật điện toán đám mây là gì?
Bảo mật điện toán đám mây hay bảo mật đám mây (Security Cloud) là tập hợp nhiều công nghệ, phương pháp và giao thức khác nhau nhằm bảo vệ doanh nghiệp tốt nhất trong môi trường Cloud Computing (điện toán đám mây). Chúng giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu, ứng dụng, Website,... mà doanh nghiệp lưu trữ trên Cloud.
Các biện pháp bảo mật này được cấu hình nhằm bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư của người dùng lẫn hỗ trợ xây dựng các quy tắc xác thực cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể tự do thay đổi cấu hình này tùy theo nhu cầu của mình tại một nơi duy nhất, giảm bớt chi phí quản lý và tiết kiệm thời gian cho đội ngũ CNTT của doanh nghiệp.
Bảo mật đám mây được thiết kế nhằm phục vụ các mục tiêu:
Bảo mật điện toán đám mây tập trung vào một số yếu tố chính:
Sự phát triển mạnh mẽ của điện toán đám mây đã tạo thêm cơ hội cho các tin tặc tấn công vào các mạng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có mức độ bảo mật thấp. Trong trường hợp hacker lấy cắp được tên người dùng và mật khẩu truy cập của nhân viên, việc phát hiện lượt truy cập trái phép vào hệ thống sẽ khó khăn. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp, vì hacker sẽ truy cập vào hệ thống thông tin dữ liệu doanh nghiệp trong thời gian rất lâu, lấy cắp nhiều dữ liệu quý giá và nhạy cảm.
Do đó, việc bảo mật điện toán đám mây là điều rất cần thiết, giúp doanh nghiệp tránh được nhiều vấn đề rủi ro khác nhau như:
Quy mô điện toán đám mây đang phát triển với tốc độ ngày càng chóng mặt, dẫn đến các thách thức về bảo mật điện toán đám mây ngày càng tăng. Tuy nhiên, kỹ năng bảo mật điện toán đám mây của nhân lực chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển nhanh chóng này. Dù cho đã có các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật như Amazon, Google thì tại các doanh nghiệp nhỏ, việc đầu tư chi phí để duy trì các công nghệ này cũng khá tốn kém.
Thách thức về bảo mật điện toán đám mây
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp bảo mật đã lỗi thời, không phù hợp trong môi trường đám mây thời hiện nay, ví dụ như Cloud Security Posture Management. Công cụ này sẽ thông báo bảo mật dựa trên lịch sử dữ liệu, nhưng nó không có tính năng phát hiện các mối đe dọa mới hoặc kiểm tra môi trường xung quanh chúng. Điều này khiến môi trường điện toán đám mây của doanh nghiệp có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Do đó, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật các giải pháp mới để tăng cường bảo mật điện toán đám mây.
Đa số các tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng CSP do bên thứ ba cung cấp, ví dụ như Google Cloud Platform (GCP), Microsoft Azure hoặc Amazon Web Services (AWS) lưu trữ dữ liệu, ứng dụng, Website,... cần thiết. Các dịch vụ bảo mật đám mây uy tín sẽ ràng buộc trách nhiệm chung giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba này và khách hàng là doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp bảo mật do nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp, mà còn phải triển khai các biện pháp bảo mật riêng trong chính tổ chức của bạn. Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ uy tín sẽ có biện pháp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp khỏi việc bị tấn công từ phía họ, nhưng nếu doanh nghiệp cấu hình sai về bảo mật, bị kẻ xấu lợi dụng quyền truy cập đặc quyền của một số nhân viên trong doanh nghiệp của bạn, thì những kẻ tấn công có thể tấn công vào dữ liệu được lưu trên đám mây của bạn.
Để tránh các vấn đề rủi ro dữ liệu này, điều cần thiết là doanh nghiệp phải phát triển văn hóa bảo mật như một ưu tiên hàng đầu, thông qua việc triển khai các chương trình đào tạo toàn diện về bảo mật để nhân viên doanh nghiệp có thể hiểu rõ cách bảo vệ dữ liệu an toàn nhất trong an ninh mạng, những cách mà hacker lợi dụng nhân viên để lấy cắp quyền truy cập và bất kỳ thay đổi nào về bảo mật trong chính sách của công ty.
Mô hình trách nhiệm chung sẽ nêu rõ trách nhiệm bảo mật của nhà cung cấp lẫn khách hàng là các doanh nghiệp dựa trên từng hình thức dịch vụ đám mây khác nhau. Các hình thức này là: phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS), nền tảng dưới dạng dịch vụ (Platform as a Service - PaaS) và cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service - IaaS).
Dưới đây là bảng tóm tắt các trách nhiệm chung theo từng hình thức dịch vụ đám mây mà doanh nghiệp sử dụng:
Loại dịch vụ | Trách nhiệm từ nhà cung cấp Cloud | Trách nhiệm từ khách hàng doanh nghiệp |
SaaS | Bảo mật về ứng dụng | Endpoint, quyền truy cập người dùng và bảo mật mạng Cấu hình bảo mật đúng cách, bảo vệ tốt dữ liệu và khối lượng công việc |
PaaS | Nền tảng bảo mật (gồm cả phần cứng lẫn phần mềm) | Bảo mật các ứng dụng được phát triển trên nền tảng này Cấu hình bảo mật đúng cách, bảo vệ tốt dữ liệu và khối lượng công việc |
IaaS | Tất cả các yếu tố trong cơ sở hạ tầng | Bảo mật tất cả các ứng dụng được cài bên trong cơ sở hạ tầng như hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng, phần mềm trung gian middleware Cấu hình bảo mật đúng cách, bảo vệ tốt dữ liệu và khối lượng công việc |
Nếu nhà cung cấp đám mây của doanh nghiệp không có các biện pháp bảo mật phù hợp, điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng về dữ liệu, mạng hoặc ứng dụng bị ngừng hoạt động và vi phạm các chính sách, ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp.
Điều gì xảy ra nếu nhà cung cấp đám mây không có bảo mật?
Để giải quyết những vấn đề này, doanh nghiệp cần thực hiện các hành động sau:
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản nhất về bảo mật điện toán đám mây là gì, các thách thức và mô hình liên quan. Nhìn chung, trong thời đại 4.0, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên hiểu về cách bảo mật dữ liệu để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra sau này. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bảo mật điện toán đám mây cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi CMC Cloud để cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ mới.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách