banner-news

Trong bài này

    Bảo mật hai lớp là gì? Bảo vệ tài sản với bảo mật 2 lớp

    13/10/2023

    Bảo mật 2 lớp là một trong những phương pháp an toàn để bảo vệ tài khoản cho người dùng và doanh nghiệp. Nhiều tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đã áp dụng bảo mật 2 lớp để tránh khỏi việc bị tấn công từ hacker hoặc lừa đảo mạng. Vậy, bảo mật 2 lớp là gì, chúng có cách hoạt động như thế nào và lợi ích ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

    Bảo mật hai lớp là gì

    Bảo mật 2 lớp còn được viết tắt là 2FA (2-factor authentication) là việc thêm 1 bước xác thực trong quá trình đăng nhập. Ví dụ, trong quá trình thanh toán dựa trên thẻ tín dụng, ngoài việc cung cấp thẻ vật lý, chúng ta cần phải cung cấp thêm ZIP code để xác thực và hoàn thành giao dịch.

    Bảo mật 2 lớp giúp bảo vệ tốt thông tin xác thực và tài nguyên của người dùng, với mức độ bảo mật cao hơn so với xác thực 1 yếu tố (thường là xác thực qua mật khẩu). Phương thức bảo mật 2 lớp vừa yêu cầu người dùng cung cấp mật khẩu, vừa yêu cầu người dùng cung cấp các mã xác thực hoặc quét vân tay, nhận dạng khuôn mặt.

    Phương pháp bảo mật 2 lớp có thêm 1 lớp bảo mật cho quy trình xác thực, khiến hacker hoặc kẻ xấu khó truy cập vào tài khoản của người dùng hoặc doanh nghiệp. Phương pháp này đã được dùng để kiểm soát quyền truy cập vào các dữ liệu quan trọng hoặc hệ thống doanh nghiệp. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ online đã sử dụng 2FA để bảo vệ thông tin đăng nhập của người dùng.

    Bảo mật hai lớp là gì?

    Bảo mật hai lớp hoạt động như thế nào?

    Quy trình xác thực hai yếu tố thông thường bao gồm một số bước chính như sau: 

    • Người dùng đăng nhập vào tài khoản thông qua ứng dụng/Website.
    • Người dùng nhập các thông tin cơ bản như tên (id) và mật khẩu. Lúc đó, máy chủ Web sẽ tìm ra những kết quả phù hợp và nhận dạng tài khoản người dùng.
    • Nếu đăng nhập không cần mật khẩu, Website sẽ tạo một khóa bảo mật riêng biệt cho người dùng. Các công cụ xác thực sẽ xử lý khóa này và máy chủ Web có vai trò xác thực khóa đó.
    • Website nhắc nhở người dùng đăng nhập ở bước bảo mật thứ hai, với nhiều hình thức khác nhau như sinh trắc học (quét vân tay, khuôn mặt…), mã xác thực gửi qua SMS, ID, xác thực trên điện thoại hoặc thiết bị khác. 
    • Người dùng điền các thông tin được yêu cầu ở bước trên.
    • Sau khi cung cấp đủ cả hai yếu tố đúng và phù hợp, người dùng sẽ được cấp quyền truy cập vào Website hoặc ứng dụng.

    Với các ứng dụng cần bảo mật cao hơn, doanh nghiệp có thể cân nhắc bảo mật 3 lớp: Kết hợp mật khẩu, mã xác thực vật lý và quét sinh trắc học. Nhiều hệ thống cũng dùng các thông tin như vị trí, loại thiết bị cùng với thời gian để xác định nên cho phép hay chặn một người dùng. Một số giá trị nhận dạng hành vi khác như tốc độ gõ phím, cách di chuyển con trỏ chuột, độ dài gõ phím,... cũng được theo dõi và phân tích kín đáo để hệ thống quyết định nên cung cấp xác thực liên tục hay chỉ xác thực một lần khi đăng nhập.

    Lợi ích của bảo mật 2 lớp

    Bảo mật 2 lớp giúp người dùng và doanh nghiệp tránh được các vụ tấn công mạng như lấy cắp thông tin cá nhân, hack thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,... hoặc giả mạo người khác để lừa đảo tài sản.

    Đa số người dùng thường dùng mật khẩu dễ nhớ liên quan đến ngày sinh, tuổi,... khiến hacker dễ dàng lấy cắp thông tin này. Khi hacker lấy được một tài khoản, chúng có thể dễ dàng tấn công những tài khoản khác và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm. Việc có thêm bước bảo mật lần 2 như gửi mã xác thực về SMS điện thoại khiến hacker không thể giả mạo là nhân viên để truy cập vào hệ thống thông tin quan trọng doanh nghiệp.

    Một số phương pháp bảo mật hai lớp 

    Một số phương pháp bảo mật 2 lớp phổ biến gồm:

    • Push notification: Mỗi khi đăng nhập, người dùng sẽ nhận được một thông báo về yêu cầu đăng nhập, vị trí, địa chỉ IP trên điện thoại để quyết định có chấp nhận yêu cầu đăng nhập hay không.
    • Hardware token: Hệ thống gửi mã OTP về điện thoại mỗi khi có yêu cầu đăng nhập
    • Gửi mã qua SMS: Hệ thống gửi một đoạn mã xác nhận là dãy số ngẫu nhiên gửi về điện thoại qua tin nhắn SMS
    • Gọi điện: Hệ thống gọi điện và bắt buộc bạn nghe máy để nhận mã OTP
    • Nhận mã OTP qua ứng dụng: Các ứng dụng như Google Authenticator cũng khá tương tự với OTP trên SMS. Ứng dụng sẽ tự động gửi một mã OTP ngẫu nhiên cho người dùng.

    Những tài khoản sử dụng bảo mật 2 lớp  

    Chúng ta nên dùng bảo mật 2 lớp cho tất cả các tài khoản, nhưng nếu điều này gây rắc rối và mất thời gian khi đăng nhập cho bạn, thì đây là một số tài khoản nên dùng đến 2FA:

    • Tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram,...
    • Tài khoản Email
    • Tài khoản ngân hàng
    • Tài khoản thẻ tín dụng hoặc tài khoản thanh toán
    • Tài khoản mua bán trên sàn thương mại điện tử như Shopee
    • Tài khoản Game
    • Tài khoản lưu dữ liệu quan trọng như Google Drive, DropBox,…

    Trên đây là các thông tin chi tiết về bảo mật 2 lớp và các lợi ích của nó. Đa số các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet đều đã triển khai hình thức này, các mạng xã hội như Facebook cũng đều hỗ trợ xác thực 2 lớp. Doanh nghiệp và người dùng nên bật để bảo vệ thông tin của mình.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn