Trong bài này
14/11/2023
Cấu hình máy chủ (Server) bao gồm quá trình thiết lập và khởi chạy Server, phục vụ các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Tư vấn cấu hình máy chủ khá đơn giản, bao gồm các danh sách các công việc cần làm chi tiết trước khi cho máy chủ hoạt động. Quá trình này cũng khá nhanh chóng, ví dụ như với Dedicated Server (máy chủ chuyên dụng), chúng ta chỉ mất khoảng 30 phút để cấu hình và thiết lập để chúng hoạt động. Với các Server đã có sẵn hệ điều hành như Cloud Server hoặc cần ít yêu cầu, thì việc cấu hình còn nhanh chóng hơn nữa.
Cách cấu hình máy chủ Server
Khi cấu hình máy chủ, chúng ta thường gặp 3 loại hình chính:
Trước khi bật và vận hành Server, doanh nghiệp cần thực hiện một số bước cơ bản để đảm bảo Server sẽ hoạt động ổn định và tối ưu nhất trong tương lai. Trước tiên, doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi để xác định rõ nhu cầu của mình, mục đích sử dụng và các yêu cầu tối thiểu đối với Server, ví dụ:
- Doanh nghiệp cần dùng đến máy chủ để phục vụ mục đích nào?
- Doanh nghiệp lớn đến mức nào, Website doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với mức độ nhanh hay chậm?
- Doanh nghiệp sẽ chọn sử dụng máy chủ thuộc loại Dedicated Server, VPS Server hay Cloud Server?
- Các Server này sẽ được cài đặt các ứng dụng nào để phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp? (Ví dụ như lưu trữ danh sách email, lưu thông tin thanh toán của khách hàng như thẻ tín dụng,...?)
- Có bao nhiêu khách hàng truy cập cùng lúc vào hệ thống của doanh nghiệp? (Hay nói cách khác là lưu lượng truy cập người dùng là bao nhiêu?)
- Nguồn tài nguyên của Server bao nhiêu là phù hợp? Doanh nghiệp nên chọn Server có bao nhiêu GB dung lượng lưu trữ?
Khi đã trả lời được các câu hỏi này, doanh nghiệp có thể thu hẹp được phạm vi lựa chọn của mình. Bây giờ, đã đến lúc doanh nghiệp chọn hệ điều hành và tiến hành cấu hình máy chủ.
Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cấu hình máy chủ khác nhau, dưới đây là một số cách lựa chọn gợi ý:
CPU là yếu tố đầu tiên mà các doanh nghiệp nên quan tâm khi lựa chọn cấu hình máy chủ. Cùng với xu hướng phát triển của công nghệ ảo hóa các máy chủ và Cloud Server, số lượng nhân của CPU đã cao hơn trước rất nhiều, mang đến hiệu suất vượt trội cho hoạt động doanh nghiệp. Thậm chí nhiều CPU đã hỗ trợ tốc độ xung nhịp lên đến 1,7GHz cho doanh nghiệp.
Các đội ngũ chuyên gia đã chứng minh rằng, các CPU có nhiều nhân với tốc độ xung nhịp cao sẽ giúp cho việc nạp dữ liệu có tốc độ nhanh chóng hơn các loại CPU cùng loại khác.
Khi cấu hình máy chủ, doanh nghiệp cần chú ý tối đa hóa bộ nhớ của RAM sao cho cao nhất có thể. Các loại RAM DIMM 4GB và GB sẽ có giá thành cao hơn so với các loại 2GB, nhưng chúng mang lại hiệu quả cao hơn nhiều và việc đầu tư ngân sách vào RAM máy chủ là điều xứng đáng.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các máy chủ ảo VPS thì hãy trang bị số RAM nhiều nhất có thể, tùy theo ngân sách của mình. Dung lượng RAM là yếu tố chính quyết định việc VPS có hoạt động ổn định, với tốc độ trơn tru hay không. Thông thường, các doanh nghiệp muốn có chất lượng VPS ổn định nhất nên chọn bộ nhớ RAM là 64GB cùng với CPU có khoảng 12, 16 hoặc là 24 core.
Đăng ký trải nghiệm dịch vụ máy chủ ảo CMC Cloud Server MIỄN PHÍ sử dụng để lưu trữ dữ liệu, chạy ứng dụng app web với dung lượng không giới hạn, tăng giảm tài nguyên nhanh chóng.
Lựa chọn cấu hình máy chủ có RAM cao
Hiện nay có hai loại ổ cứng phổ biến là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive). Việc chọn loại ổ cứng nào phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Với ổ cứng HDD, doanh nghiệp nên chọn các loại có hỗ trợ chuẩn giao tiếp SAS hoặc là SCSI. Các ổ cứng này có tốc độ băng thông cao và tốc độ vòng quay cao hơn đến 30% so với các loại ổ cứng khác, điều này giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu cũng như khả năng kết nối hiệu quả.
Với ổ cứng SSD, doanh nghiệp nên chú trọng lựa chọn các loại ổ cứng có hiệu năng tốt. Mặc dù SSD có dung lượng lưu trữ không quá lớn như HDD, nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu của nó cao gấp 300 lần so với HDD. Đương nhiên, chi phí cho ổ cứng SSD cũng cao hơn so với HDD.
Bảo trì máy chủ là điều chúng ta cần phải làm để đảm bảo chúng hoạt động ổn định. Khi đó, doanh nghiệp bắt buộc phải có các thiết bị dự phòng. Bởi vì nếu không có chúng, chỉ vài phút ngắn ngủi tắt Server để bảo trì cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lượng khách hàng truy cập.
Việc sở hữu các thiết bị dự phòng giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa thời gian Downtime và tối ưu chi phí. Mặc dù bình thường chúng ta sẽ không cần phải tắt Server, nhưng doanh nghiệp phải có hệ thống các thiết bị dự phòng trong bất kỳ tình huống nào.
Các máy chủ có tốc độ kết nối mạng 1GB sẽ có chi phí rẻ hơn so với tốc độ 10 GB. Nhưng doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng các máy chủ có kết nối mạng mạnh mẽ và băng thông cao, để mang lại tốc độ tối ưu nhất, tránh bị tắc nghẽn mạng.
Thực tế cho thấy các máy chủ ảo sẽ không cần dùng nhiều lưu lượng ở mức 10 GB cho việc truy xuất dữ liệu trên ổ cứng. Tuy nhiên, một số ứng dụng đặc biệt khác tùy theo nhu cầu doanh nghiệp (như ứng dụng giao dịch) sẽ cần. Do đó doanh nghiệp đang quan tâm đến yếu tố kết nối mạng của máy chủ trước khi cấu hình.
Tất cả các máy chủ ảo VPS đều hoạt động dựa trên việc lưu trữ các liên kết và chia sẻ dữ liệu với nhau. Do đó, khi cấu hình máy chủ, doanh nghiệp nên lưu ý đến khả năng lưu trữ liên kết của server. Nếu không hỗ trợ tính năng này, các VPS sẽ không được bảo vệ thì máy chủ vật lý bị lỗi. Có thể nói, đây là một yêu cầu bắt buộc khi cấu hình máy chủ.
Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng khả năng lưu trữ liên kết của Server là tốt nhất có thể. Cho dù doanh nghiệp cần dùng iSCSI, NFS hay là Fiber-Channel thì đều cần chú ý các yêu cầu về xuất/nhập đĩa trước khi chuẩn bị các thiết bị đĩa, thiết bị chuyển mạch và HBA.
Để tối ưu quá trình cấu hình máy chủ, chúng tôi sẽ chia thành 2 phần chính đó là phần cứng và phần mềm. Doanh nghiệp hãy tiến hành tối ưu từng phần này để cấu hình Server đúng cách và hiệu quả nhất:
Việc tối ưu hóa phần cứng là quá trình chúng ta tối ưu nguồn tài nguyên được phân phối từ Server chính. Khi có phần cứng càng mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ chia thành nhiều máy chủ ảo VPS bên trong để tối ưu hóa tốc độ khởi chạy của nó. Cụ thể, các loại chip xử lý giúp cho máy chủ hoạt động ổn định và có tốc độ cao hơn. Bên cạnh đó, dung lượng lưu trữ lớn giúp cho máy chủ có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu của doanh nghiệp hơn.
Tối ưu hóa cấu hình máy chủ qua phần cứng
Phần mềm là bộ phận giúp điều khiển và vận hành các tính năng của một máy chủ, chúng đóng vai trò cốt yếu trong việc xây dựng và phát triển Website doanh nghiệp. Khi chọn đúng phần mềm tốt, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý hệ thống Server của mình và việc phân phối tài nguyên cũng nhanh hơn, nâng cao tính bảo mật cho hệ thống.
Thông thường, khi doanh nghiệp thuê máy chủ tại các nhà cung cấp dịch vụ uy tín, các đơn vị này sẽ đầu tư đầy đủ hệ thống phần mềm chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp nhằm mang tới trải nghiệm tốt nhất.
Đầu tiên, Server phải hỗ trợ tốt cho khối lượng công việc của doanh nghiệp, bao gồm có đủ tài nguyên để tính toán, xử lý, lưu trữ dữ liệu và kết nối mạng. Tài nguyên tính toán và xử lý mà chúng tôi đề cập ở đây bao gồm cả tốc độ xử lý và bộ nhớ lưu trữ dữ liệu. Việc tính toán xử lý dữ liệu phụ thuộc vào số lượng CPU, mỗi CPU có bao nhiêu nhân để hỗ trợ việc xử lý đa nhiệm. Ví dụ, doanh nghiệp lựa chọn cấu hình Server gồm 2 CPU, trong đó mỗi CPU gồm 10 nhân.
Mặc dù CPU và số nhân trong từng CPU càng cao thì hiệu năng hoạt động của máy chủ càng tốt, nhưng tốc độ xung nhịp cũng là yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần chú ý. Khi tốc độ xử lý càng cao thì số lượng các lệnh được xử lý trong 1 giây sẽ càng nhiều. Tuy nhiên, khi tăng số lượng nhân CPU lên quá cao thì có thể tốc độ xung nhịp sẽ giảm, nên doanh nghiệp cần cân bằng tốt giữa 2 yếu tố này, cũng như ngân sách của doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ nhớ cache của CPU cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tốc độ truy xuất dữ liệu.
Doanh nghiệp nên lựa chọn cấu hình máy chủ thế nào
Các Server đều cần phải có đủ bộ nhớ để vận hành công việc, chạy hệ điều hành cũng như các phần mềm bảo mật hoặc ứng dụng khác. Đôi khi, để tăng hiệu suất hoạt động của Server, doanh nghiệp chỉ cần tăng dung lượng bộ nhớ. Điều này giúp giảm phân trang và cho phép CPu có tốc độ truy cập nhanh hơn.
Tuy nhiên, ngoài dung lượng lưu trữ thì doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến chất lượng của bộ nhớ. Khả năng chịu lỗi như hỗ trợ mã sửa lỗi (Error-correcting Code) cũng là yếu tố đáng được quan tâm khi cấu hình máy chủ.
Đa số các loại máy chủ đều có sẵn các loại bộ nhớ trong khác nhau, nhưng số lượng bộ nhớ là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào trường hợp sử dụng của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm hệ thống lưu trữ bên ngoài hoặc thiết bị lưu trữ mạng để lưu các dữ liệu nếu cần. Doanh nghiệp nên xác định rõ số lượng dữ liệu cần lưu trên máy chủ là bao nhiêu, bao gồm cả dữ liệu mặc định trong hệ thống, dữ liệu ứng dụng và thông tin người dùng.
Hiệu suất lưu trữ dữ liệu cũng là yếu tố quan trọng khi cấu hình máy chủ. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải chọn loại ổ đĩa cứng (HDD, SSD hay cả 2), xác định yêu cầu về thông lượng, độ trễ của ứng dụng. Dựa trên đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá hình thức, giao diện cũng như giao thức lưu trữ dữ liệu của máy chủ để xem chúng phù hợp với nhu cầu không. Việc đầu tư thêm bộ điều khiển RAID (nên chọn RAID 6 hoặc RAID 10) cũng giúp tăng hiệu năng lưu trữ và bảo vệ dữ liệu tốt hơn.
Ở yếu tố này, doanh nghiệp cần cân nhắc về loại hình và tốc độ kết nối mạng cũng như số cổng hỗ trợ của các Server. Ví dụ, một máy chủ bao gồm một Ethernet Adapter 1 Gigabit cùng với 2 cổng kết nối hoặc 2 bộ điều hợp (GbE Adapter), mỗi bộ gồm 4 cổng.
Các máy chủ cũng nên cung cấp các cổng quản lý chuyên dụng hoặc đi kèm với các Adapter đặc biệt, ví dụ như Adapter hỗ trợ kết nối đến mạng lưu trữ Fibre Channel để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.
Bài viết trên đã đưa ra đầy đủ thông tin về cấu hình máy chủ cho doanh nghiệp và cách lựa chọn cũng như tối ưu cấu hình sao cho tốt nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách cấu hình Server, từ đó tối ưu hóa hệ thống của mình sao cho hiệu suất nhất. Truy cập vào website của CMC Cloud để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp máy chủ cho doanh nghiệp.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách