banner-news

Trong bài này

    Cách “tồn tại” khi dịch vụ Cloud Service gặp sự cố gián đoạn

    24/12/2023

    Các sự cố ngừng hoạt động (Điển hình: Mất điện) có thể hiếm khi xảy ra, nhưng chúng hiếm khi rẻ - Điều này có nghĩa là: Bất kỳ khoảng thời gian ngừng hoạt động nào cũng có thể khiến doanh nghiệp mất tiền. Tìm hiểu ngay cách giảm thiểu rủi ro và “tồn tại” khi dịch vụ đám mây (cloud service) bị gián đoạn.

    Tìm hiểu cách giảm thiểu rủi ro dịch vụ Cloud bị gián đoạn

    Một trong những lợi ích chính của Cloud là nó hiếm khi ngừng hoạt động. Các trung tâm dữ liệu đám mây (Data center) được xây dựng ở những khu vực an toàn với động đất, nơi lũ lụt và thiên tai không thường xuyên xảy ra. Mặc dù khó có khả năng xảy ra sự cố bên ngoài gây khiến Cloud biến mất, nhưng có thể xảy ra sự cố về cấu hình và dịch vụ gây ra tình trạng ngừng hoạt động.

    Thông thường, có nhiều biện pháp bảo vệ chống lại các sự cố về phần cứng, nghĩa là tỷ lệ rủi ro xảy ra là cực kỳ thấp. Nhưng việc gián đoạn dù chỉ trong vài phút cũng khó giải quyết. Đặc biệt là khi bạn đang bị cúp điện và không biết khi nào mình sẽ được trực tuyến trở lại. Hãy làm theo các mẹo sau để “tồn tại” khi dịch vụ Cloud ngừng hoạt động.

    Hiểu rõ SLA (Thỏa thuận mức dịch vụ)

    Trước tiên, hãy kiểm tra những điều khoản trong thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Mỗi dịch vụ có thể có SLA riêng, không áp dụng cho tất cả các khía cạnh của dịch vụ đám mây.

    Nếu sử dụng nhiều dịch vụ, hãy xác định giá trị SLA thấp nhất trong số chúng. Giá trị này sẽ trở thành điểm cơ sở (baseline) cho ứng dụng của bạn, là tiêu chí để đánh giá mức độ đảm bảo và sẵn sàng của hệ thống ứng dụng.

    Uptime (Thời gian hoạt động)

    Trong SLA, bạn thường thấy có những giá trị như là 99%, 99,9% hoặc 99,95% trực tuyến. Mặc dù điều này có vẻ không phải là một sự khác biệt quá lớn về giá trị nhưng thời gian thực tế của những giá trị này sẽ cộng dồn lên.

    SLA 99,9% tương đương với khoảng 1 phút 26 giây mỗi ngày. Hàng năm, con số này trung bình là 8 giờ 41 phút. Những lần ngừng hoạt động này rất có thể sẽ xảy ra vào một ngày quan trọng nhất. 

    Ví dụ: Nếu bạn là doanh nghiệp bán lẻ, việc ngừng hoạt động vào Ngày Black Friday có thể gây ra tác động bất lợi.

    Khi bạn trực tuyến từ 99,9% lên 99,99%, lúc này thời gian ngừng hoạt động giảm xuống còn 8,6 giây một ngày và 52 phút một năm. Sự khác biệt về thời gian ngừng hoạt động lúc này đi kèm với sự khác biệt rất lớn về chi phí. Đội ngũ quản lý và kế toán có thể đề xuất SLA thấp hơn trong phạm vi 99% hoặc 98% để tiết kiệm tiền mà không nhận ra rằng thời gian ngừng hoạt động cho những SLA thấp có thể không tiết kiệm chi phí về lâu dài. Việc cân nhắc giữa chi phí với lựa chọn SLA sẽ loại bỏ được.

    Bạn nhận được gì khi thời gian gián đoạn vi phạm SLA? 

    Bạn sẽ không nhận được bồi thường trong thời gian ngừng hoạt động. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được tín dụng dịch vụ (service credit). 

    Ví dụ: nếu dịch vụ của bạn ngừng hoạt động trong 8 giờ, bạn có thể nhận lại một phần trăm số tiền đó. Điều đó có nghĩa là nếu dịch vụ đó có giá là $20 mỗi giờ và được bảo hiểm ở mức 50% thì bạn sẽ nhận lại 80 đô la cho lần ngừng hoạt động đó. Điều này sẽ phụ thuộc vào dịch vụ bạn đang sử dụng và đó là lúc việc đọc và hiểu SLA sẽ có ích. 

    Nếu bạn mất hàng triệu đô la doanh số bán hàng trong thời gian ngừng hoạt động, bạn vẫn chỉ nhận được $80. Điều này thường bị bỏ qua vì mọi người nghĩ rằng họ sẽ nhận được phần trăm số tiền họ đã mất trong khoảng thời gian đó, nhưng thực tế không phải vậy.

    Những gì bạn bị mất sẽ phụ thuộc vào việc bạn đang làm gì trên đám mây và tác động của việc mất hệ thống. Một số công ty có thể sẽ ổn với việc mất Email trong một ngày và đối với những công ty khác, đó có thể là một thảm họa mà họ không thể phục hồi được. Tác động được cá nhân hóa đối với khách hàng nên rất khó để đưa ra một con số cụ thể. 

    Làm gì để giảm thiểu tác động của việc ngưng hoạt động?

    Có một số phương án để giảm thiểu tác động của việc ngừng hoạt động, nhưng bạn có thể gặp rắc rối khi triển khai các biện pháp này.

    • Doanh nghiệp có thể triển khai Multi-Cloud (Ví dụ: CMC Multi Cloud) trong đó ứng dụng hoặc nhu cầu của bạn được phân bổ trên hai đám mây khác nhau. Mặc dù doanh nghiệp có thể phân chia một ứng dụng giữa hai đám mây, nhưng điều này không tạo ra tính dự phòng hiệu quả. Tính dự phòng yêu cầu sự giống nhau, có nghĩa là cần một Full Stack trong cả hai đám mây và điều này sẽ tốn kém chi phí. Nó giống như việc phải có một trung tâm dữ liệu Hot Site, điều mà nhiều người tránh né bởi chi phí phần cứng và các cam kết liên quan.
    • Việc có các bản sao lưu (Backup) đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo dữ liệu được an toàn, bởi vì bạn sẽ có ít quyền kiểm soát đối với những lần ngừng hoạt động này.

    Đăng ký dùng thử miễn phí giải pháp CMC Cloud Backup - giúp sao lưu và phục hồi dữ liệu trực tuyến đơn giản. Cloud Backup gồm lưu trữ, khắc phục thảm họa và sao lưu dữ liệu an toàn và hiệu quả cho phiên bản, file, cơ sở dữ liệu máy chủ của CMC Cloud cũng như dữ liệu on-premise, gồm cả hệ thống NAS với quy mô lớn.

    Trải nghiệm giải pháp Sao lưu dữ liệu của CMC Cloud an toàn tin cậy

    Các sự cố như mất điện sẽ xảy ra, không có gì là đảm bảo 100% mọi lúc. Bạn có thể gặp sự cố ngừng hoạt động nghiêm trọng của hệ thống trên đám mây nhưng nếu nhận thức trước rủi ro, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch và quy trình về cách xử lý. Đó có thể là một quy trình thủ công không hiệu quả, nhưng nó sẽ hoạt động. Nếu doanh nghiệp không thể ngăn chặn hoặc không đủ khả năng để ngăn chặn, hãy tạo ra các chính sách và thủ tục để điều chỉnh cho phù hợp.

    Nguồn: Techtarget

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn