banner-news

Trong bài này

    CDN là gì? Những điều cần biết về mạng phân phối nội dung

    01/10/2023

    CDN là gì khi khái niệm này được nhắc đến như một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm băng thông máy chủ và cải thiện tốc độ trang web. Nhưng vẫn khá ít người hiểu chính xác bản chất của CDN, có bao nhiêu loại CDN, website của bạn có phù hợp để sử dụng CDN hay không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về CDN trong bài viết này.

    CDN là gì

    CDN (Dịch sang tiếng anh: Content Delivery Network), có thể được dịch ra tiếng Việt là "Mạng phân phối nội dung". CDN là một hệ thống các máy chủ phân tán vật lý ở nhiều vị trí khác nhau trên khắp thế giới, được thiết lập để cung cấp nội dung trực tuyến cho người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    Một số hình thức của CDN 

    Dịch vụ CDN gồm những hình thức phổ biến như sau:  

    • Hình thức Pull HTTP/Static: Sau khi khai báo tên miền website, bạn cần sử dụng CDN hoặc IP máy chủ. PoP CDN tự động truy cập trang web của bạn và lưu trữ một bản sao của nội dung tĩnh mà trang web của bạn chứa. Sau đó, bạn có thể sử dụng liên kết CDN được cung cấp để truy cập các tệp trên trang web của mình hoặc sử dụng tên miền của riêng bạn cho CDN. 
    • Hình thức POST/PUSH/PUT/Storage CDN: Tải trực tiếp nội dung được cung cấp qua CDN lên máy chủ của bạn bằng các giao thức phổ biến như FTP và HTTP. Hình thức này giúp tiết kiệm không gian đĩa trên máy chủ. 
    • Hình thức Streaming CDN: Phương thức này giúp các CDN cung cấp khả năng truyền video trực tiếp (streaming) từ máy chủ đến người dùng giúp tiết kiệm băng thông trên máy chủ phát trực tuyến ban đầu.

    Một số hình thức của CDN

    Cách thức hoạt động của CDN là gì?

    Dưới đây là các loại nội dung được cung cấp bởi CDN và cách CDN hoạt động để phân phối những nội dung này.

    Các loại nội dung được cung cấp bởi CDN

    • Nội dung tĩnh: Hình ảnh, tệp PDF, tập tin CSS, tệp JavaScript và các nội dung khác.
    • Nội dung động: Một số CDN có khả năng cung cấp nội dung động như trang web động, ứng dụng web động, và nội dung được tạo ra dựa trên dữ liệu thời gian thực như tin tức, dữ liệu thời tiết, thông tin chứng khoán và nhiều loại nội dung động khác.

    Cách CDN hoạt động để phân phối nội dung

    Để xem CDN hoạt động như thế nào, chúng ta hãy xem từng bước khi người dùng truy cập website như sau:

    Cách CDN hoạt động để phân phối nội dung 

    Trong hình ảnh trên, người dùng cuối ở châu Á muốn truy cập website được lưu trữ ở Bắc Mỹ và chủ sở hữu trang web sử dụng CDN. Dưới đây là các bước diễn ra quy trình:

    • Bước 1: Người dùng cuối ở Châu Á truy cập website “www.cmccloud.vn”.
    • Bước 2: Trình duyệt chuyển tiếp yêu cầu truy cập “www.cmccloud.vn” tới hệ thống tên miền (DNS).
    • Bước 3: DNS sau đó thực hiện phân giải tên và trả về CNAME của máy chủ DNS CDN.
    • Bước 4: CDN DNS thực hiện tra cứu và trả về địa chỉ IP của máy chủ biên gần nhất (chẳng hạn như máy chủ biên ở Singapore) về máy chủ DNS.
    • Bước 5: DNS trả về địa chỉ IP của máy chủ biên gần nhất (như máy chủ biên Châu Á) về trình duyệt web. 
    • Bước 6: Bây giờ trình duyệt website đã được gán địa chỉ IP, nó sẽ gửi yêu cầu HTTP GET đến máy chủ biên. Nếu tìm thấy máy chủ biên gần nhất, trình duyệt sẽ liên hệ với máy chủ biên thay vì máy chủ gốc.

    Nếu máy chủ biên của bạn có nội dung tĩnh được lưu trữ bởi www.cmccloud.vn, nội dung tĩnh và động (thông tin tài khoản người dùng, cơ sở dữ liệu, v.v.) sẽ đi theo các hướng khác nhau.

    Lợi ích của việc sử dụng CDN là gì

    Cải thiện hiệu suất website 

    Một trong những lợi ích quan trọng nhất của CDN là cải thiện tốc độ tải trang web hoặc ứng dụng. Với việc phân phối nội dung từ các máy chủ gần người dùng, thời gian tải trang được giảm đáng kể. Năm 2010, Google thông báo rằng hiệu suất website sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của công cụ tìm kiếm. Nói cách khác, trang web của bạn có tốc độ load càng nhanh thì bạn càng có nhiều khả năng đạt được SERP cao hơn. Do đó, với CDN, trang web của bạn có thể sẽ hoạt động tốt hơn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.

    Tăng khả năng chịu tải

    Bằng cách phân tán tải trên nhiều máy chủ, CDN giúp tăng khả năng chịu tải của trang web hoặc ứng dụng. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống có tăng cường lưu lượng truy cập đột ngột.

    Tăng tính tin cậy bảo mật 

    CDN có đầy đủ chức năng để bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công. Điều này là do cơ sở hạ tầng lõi CDN được bảo vệ bởi tường lửa Firewall. Hầu hết các CDN đều dựa trên kiến ​​trúc phân tán. CDN góp phần bảo mật địa chỉ IP bằng cách ẩn IP thực của khách hàng, khiến kẻ tấn công không thể tìm thấy IP của khách.

    Tiết kiệm chi phí băng thông

    CDN giảm chi phí băng thông bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập, từ đó chi phí chính cho băng thông đến các điểm truy cập giảm xuống, kéo theo giá thành giảm.  

    Việc này thực hiện được là nhờ vào những công cụ tối ưu hệ thống như caching, đặt dữ liệu (data) vào trong khu vực lưu trữ tạm ở các máy tính hoặc thiết bị khác nhau. 

    Lợi ích của việc sử dụng CDN

    Doanh nghiệp nào nên sử dụng CDN  

    Hầu hết các loại doanh nghiệp và tổ chức trực tuyến đều được hưởng  lợi từ việc sử dụng CDN (Content Delivery Network), cụ thể 

    • Công ty thương mại điện tử: Các cửa hàng trực tuyến, trang web bán hàng và nền tảng thương mại điện tử nên sử dụng CDN để đảm bảo tốc độ tải nhanh, giảm tỷ lệ bỏ đi và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
    • Tổ chức chuyên đưa tin tức và truyền thông: Các trang web tin tức, blog và các trang truyền thông trực tuyến cần cung cấp nội dung nhanh chóng cho độc giả. CDN giúp đảm bảo rằng tin tức và thông tin mới nhất được truy cập một cách hiệu quả.
    • Doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động: Các ứng dụng di động cần đảm bảo rằng nội dung như hình ảnh, video, và dữ liệu động được tải nhanh chóng. CDN giúp cải thiện tốc độ tải và trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động.
    • Doanh nghiệp kinh doanh game trực tuyến: Các trang web và ứng dụng trò chơi trực tuyến cần cung cấp tải trọng lớn với tốc độ nhanh để đảm bảo trải nghiệm chơi game mượt mà và không gián đoạn.

    Doanh nghiệp nào nên sử dụng CDN  

    Cách chọn nhà cung cấp CDN tin cậy

    Khi chọn một nhà cung cấp CDN (Content Delivery Network) tin cậy, có một số yếu tố quan trọng mà bạn nên xem xét. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp CDN phù hợp:

    • Khả năng cung cấp tốc độ và hiệu suất: Điều quan trọng nhất là tìm hiểu về khả năng cung cấp tốc độ và hiệu suất của nhà cung cấp CDN. Hãy kiểm tra xem họ có các máy chủ phân tán tại các vị trí gần người dùng của bạn hay không, và khả năng họ cải thiện tốc độ tải trang web và ứng dụng của bạn.
    • Phạm vi mạng phân phối: Hãy xác định rõ phạm vi mạng phân phối của nhà cung cấp CDN. Đảm bảo rằng họ có các máy chủ tại các khu vực mà bạn muốn phục vụ nội dung của mình.
    • Tích hợp bảo mật: Kiểm tra xem nhà cung cấp CDN có tích hợp tính năng bảo mật như bảo vệ khỏi DDoS hay không. Bảo mật là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho nội dung và người dùng của bạn.
    • Quản lý nội dung và cấu hình: Tính năng quản lý nội dung và cấu hình là điều quan trọng để bạn có thể tùy chỉnh cách nội dung được phân phối và quản lý.
    • Tích hợp và hỗ trợ: Kiểm tra khả năng tích hợp của nhà cung cấp CDN với hệ thống và ứng dụng của bạn. Hỗ trợ kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng, vì bạn cần sự hỗ trợ nhanh chóng khi gặp sự cố.
    • Chi phí: Xem xét chi phí sử dụng CDN. Mức giá có thể khác nhau tùy thuộc vào các tính năng, khả năng và tùy chọn mà nhà cung cấp CDN cung cấp.
    • Dùng thử dịch vụ: Trước khi cam kết, hãy trải nghiệm dùng thử dịch vụ CDN của nhà cung cấp để đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu của bạn. Đa số các nhà cung cấp sẽ cung cấp phiên bản thử nghiệm hoặc thời gian dùng thử miễn phí.

    Tóm lại, việc chọn nhà cung cấp mạng phân phối nội dung đáng tin cậy đòi hỏi doanh nghiệp xem xét nhiều yếu tố quan trọng như tốc độ, bảo mật, tích hợp, hỗ trợ kỹ thuật và chi phí.

    Cách chọn nhà cung cấp CDN tin cậy

    Trả lời cho câu hỏi “CDN là gì?”, có thể nói CDN (Mạng phân phối nội dung) là một khoản đầu tư đáng giá nếu doanh nghiệp muốn duy trì sự tăng trưởng và độ tin cậy trong khi vẫn đảm bảo khả năng mở rộng. Content Delivery Network (CDN) đã chứng minh vị trí quan trọng của mình như một công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa tốc độ trang web, cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa khả năng chịu tải.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn