banner-news

Trong bài này

    Chi phí đám mây: 03 Mô hình và 06 Chiến lược quản lý chi phí Cloud

    30/11/2023

    Chi phí của điện toán đám mây (Cloud computing) khác nhau giữa các dịch vụ và nhà cung cấp khác nhau. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp có thể ước tính chính xác chi phí thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng CNTT của riêng mình nhưng nhiều doanh nghiệp không thể ước tính chính xác chi phí khi chuyển hoạt động của họ sang đám mây (Cloud).

    Tìm hiểu về chi phí đám mây (Cloud)

    Để ước tính, kiểm soát và tối ưu hóa chi phí điện toán đám mây một cách chính xác, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các thông số ảnh hưởng đến chi phí, đánh giá nhu cầu của mình, xây dựng một chiến lược cũng như liên tục theo dõi và tối ưu hóa việc sử dụng và thanh toán. Để giúp các doanh nghiệp giành quyền kiểm soát chi phí, các nhà cung cấp đám mây cung cấp một số mô hình định giá cũng như các công cụ tối ưu hóa và quản lý chi phí. Ngoài ra còn có các công cụ của bên thứ ba có thể giúp tối ưu hóa chi phí đám mây.

    Chi phí của điện toán đám mây

    Tìm hiểu về thành phần chính để tính chi phí đám mây và so sánh với cơ sơ hạ tầng truyền thống có gì khác nhau: 

    Các thành phần chính của chi phí đám mây

    Có ba thành phần chính xác định chi phí của dịch vụ điện toán đám mây, cụ thể: 

    • Điện toán (Compute): Hầu hết các nhà cung cấp đám mây đều cung cấp một loạt compute instance (Môi trường ảo thực hiện các tính toán), mỗi loại cung cấp một lượng tài nguyên CPU, bộ nhớ (memory) nhất định và trong một số trường hợp là phần cứng chuyên dụng như mạng lưới tốc độ (fast networking) hoặc tăng tốc đồ họa (graphics acceleration). Khách hàng thanh toán theo số lượng và loại máy ảo cũng như thời lượng sử dụng theo nhu cầu. 
    • Kết nối mạng (Networking): Hầu hết các dịch vụ đám mây tính phí cho khách hàng theo khối lượng dữ liệu được truyền vào dịch vụ đám mây (ingress), ra khỏi dịch vụ đám mây (egress) hoặc cả hai. Có thể có các khoản phí đặc biệt đối với các dịch vụ mạng ảo hóa như địa chỉ IP tĩnh, bộ cân bằng tải (load balancers) và cổng (gateways).
    • Lưu trữ (Storage): Nhà cung cấp đám mây cung cấp lưu trữ dưới dạng dịch vụ. Đối với dịch vụ lưu trữ như CMC Storage S3, khách hàng thanh toán theo GB - tháng dung lượng lưu trữ thực tế sử dụng. Trong khi đó, lưu trữ quản lý giống như doanh nghiệp trả tiền cho toàn bộ không gian, bất kể bạn có sử dụng hết hay không.

     Thành phần chính tính phí dịch vụ Cloud

    Chi phí đám mây so với cơ sở hạ tầng truyền thống

    Dưới đây là ba danh mục chi phí chính thường liên quan đến việc thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng tại chỗ (on-premises):

    • Chi phí vốn (Capital costs): phần mềm máy chủ, giấy phép và phần cứng cũng như cơ sở hạ tầng mạng, môi trường lưu trữ và hệ thống sao lưu.
    • Chi phí vận hành (Operational costs): bao gồm sự hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng máy chủ và mạng, bảo trì, cơ sở trung tâm dữ liệu, chi phí quản lý hệ thống, đào tạo và luân chuyển nhân viên CNTT.
    • Chi phí kinh doanh gián tiếp (Indirect business costs): bao gồm cả thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch hoặc sự cố.

    Thông thường, với mỗi đô la chi trả cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tại chỗ, các doanh nghiệp có thể phải chi khoảng 2 đô la để quản lý, duy trì và bảo mật cơ sở hạ tầng mở rộng. Điều này chỉ ra rằng chi phí duy trì và quản lý cơ sở hạ tầng thường lớn hơn nhiều so với chi phí của việc nâng cấp cơ sở hạ tầng.

    Khi tính toán tổng chi phí di chuyển và triển khai đám mây, trước tiên các doanh nghiệp cần tiến hành kiểm toán toàn diện về CNTT hiện có, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ:

    • Chi phí trực tiếp: bao gồm phần cứng, phần mềm, quản lý, bảo trì và nhân viên cũng như bất kỳ cơ sở vật chất nào. Chi phí trực tiếp thường đơn giản và dễ ước tính.
    • Chi phí gián tiếp: bao gồm mất năng suất có thể là kết quả của một số yếu tố như thời gian ngừng hoạt động của máy chủ (downtime), mất niềm tin của khách hàng và tổn hại về danh tiếng. Chi phí gián tiếp thường phức tạp hơn để dự đoán và ước tính.

    So sánh cơ sở hạ tầng truyền thống và đám mây 

    03 mô hình chi phí đám mây

    Dưới đây là một số mô hình chi phí phổ biến được sử dụng trên đám mây mà bạn có thể kết hợp tùy theo nhu cầu của mình.

    Đăng ký trả trước/cố định

    Trong mô hình dựa trên việc đăng ký, khách hàng trên đám mây sẽ trả trước cho các dịch vụ. Giá đăng ký cung cấp một gói dịch vụ được xác định trước trong một thời gian nhất định. Thời gian càng dài thì giá càng giảm.

    Giá đăng ký thường áp dụng cho các dịch vụ đám mây kết hợp nhiều yếu tố phần cứng và phần mềm, như nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Hầu hết các nhà cung cấp đám mây cũng đưa ra mức giá dựa trên việc đăng ký cho những khách hàng có mức chi tiêu cao, cho phép khách hàng tham gia vào “kế hoạch giảm giá của doanh nghiệp”, trong đó khách hàng cam kết chi tiêu trên đám mây ở một mức nhất định và được giảm giá cho một số hoặc tất cả các dịch vụ đám mây họ sử dụng. 

    Hình thức Reserved Instances

    Reserved Instances là mô hình giảm giá cho các dịch vụ của AWS. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp cam kết sử dụng tài nguyên đám mây trong thời gian dài, thường là 1 hoặc 3 năm. Thời gian cam kết càng dài mà công ty sẵn sàng trả trước vào đầu kỳ thì mức chiết khấu càng lớn. Thời hạn ba năm thường là hiệu quả nhất về mặt chi phí. Các nhà cung cấp đám mây thường đưa ra mức giảm giá từ 50-75% so với mức giá trả theo Pay as you go cho các instances có khả năng tương tự.

    Reserved Instances phù hợp với tải ở trạng thái ổn định và hệ thống chạy lâu dài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên sử dụng hình thức này cho tải cao điểm. Thay vào đó, nên sử dụng công suất dự trữ (reserved capacity) cho các thành phần cốt lõi của hệ thống và công suất bổ sung cần thiết trong khoảng thời gian cao điểm phải được xử lý bằng cách sử dụng hình thức Pay as you go

    Pay As You Go (Dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu)

    Trong mô hình này, các dịch vụ đám mây được tính phí theo mức sử dụng thực tế. Các dịch vụ đám mây có thể lập hóa đơn cho việc sử dụng sức mạnh tính toán (compute), lưu trữ (storage), kết nối mạng (network) hoặc các tài nguyên khác. Ưu điểm của hình thức này là khách hàng chỉ trả tiền cho mức sử dụng thực tế và có thể tăng/giảm quy mô tài nguyên khi cần.

    Tại Việt Nam, nhu cầu “co giãn tài nguyên” theo nhu cầu thực tế được đáp ứng khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ máy chủ ảo của CMC Cloud. Tính năng CMC Cloud AutoScaling được bổ sung vào các VM, tự động tăng giảm số lượng tài nguyên máy tính ở mọi thời điểm cùng hình thức thanh toán Pay as you go linh hoạt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí.

    🎁 Các gói ưu đãi giá dịch vụ đám mây của CMC Cloud 

    Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong quá trình chuyển đổi số, CMC Cloud mang đến các ưu đãi cho dịch vụ Cloud thế hệ mới: 

    • Free Trial: Dùng thử miễn phí các dịch vụ đám mây của CMC Cloud. 
    • Buy Cloud, Get Storage: Tặng dịch vụ lưu trữ không giới hạn khi mua Cloud 
    • Switch & Save: Tặng ngay 02 tháng FREE và giảm 35% giá trị của hợp đồng khi khách hàng chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ sang CMC Cloud. 

    Cập nhật chi tiết chương trình khuyến mãi của CMC Cloud tại link: https://cmccloud.vn/promotion 

    Đăng ký dùng thử miễn phí dịch vụ đám mây của CMC Cloud 

    6 Chiến lược quản lý chi phí trên đám mây

    Quản lý chi phí đám mây (Còn gọi là tối ưu hóa chi phí đám mây - cloud cost optimization) cho phép doanh nghiệp hiểu và quản lý tập trung các chi phí liên quan đến công nghệ đám mây, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư vào công nghệ đám mây và tăng hiệu quả.

    Tài nguyên đám mây có tính linh hoạt cao và có thể được phân phối qua nhiều địa điểm, dịch vụ và nhà cung cấp đám mây khác nhau. Khả năng mở rộng và triển khai dễ dàng là những ưu điểm nổi bật của đám mây. Giúp các nhóm CNTT, nhà phát triển hoặc kỹ thuật dễ dàng vận hành tài nguyên mà không cần hiểu rõ những cân nhắc về chi phí ngắn hạn hay dài hạn. 

    Tuy nhiên, việc lập một chiến lược quản lý chi phí đám mây có thể giúp các tổ chức tiêu thụ và sử dụng dịch vụ đám mây tối ưu hơn trong tương lai.

    Ngày nay, phần lớn các công ty sử dụng đa đám mây, điều này khiến cho việc áp dụng các chiến lược quản lý chi phí ở đa đám mây trở nên quan trọng. Chúng tính đến chi phí của các nhà cung cấp đám mây khác nhau và cho phép quản lý chi phí của nhiều đám mây trên một giao diện duy nhất. 

    Dưới đây là một số chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để quản lý chi phí đám mây:

    • Kiểm soát ngân sách: Bước đầu tiên, các doanh nghiệp phải thiết lập ngân sách cho các dịch vụ đám mây, đảm bảo hiểu về chúng và cũng không vượt quá ngân sách cho dự án cụ thể của mình. 
    • Cấu hình phù hợp: Đảm bảo các compute instances, dung lượng lưu trữ (storage) và các dịch vụ khác được cung cấp ở mức mà doanh nghiệp thực sự yêu cầu. Việc tài nguyên đám mây được cung cấp và không được sử dụng hết là điều rất bình thường.
    • Tự động điều chỉnh quy mô: Tăng và giảm quy mô tài nguyên một cách linh hoạt theo nhu cầu, đảm bảo doanh nghiệp chỉ trả tiền cho các tài nguyên đám mây bổ sung trong thời gian sử dụng cao điểm.
    • Lập lịch: Nhiều dịch vụ đám mây không bắt buộc phải hoạt động 24/7 và có thể được lên lịch để ngừng hoạt động khi không cần thiết. 
    • Phát hiện các tài nguyên không được sử dụng: Các compute instances, dung lượng lưu trữ, bộ cân bằng tải (load balancers), ảnh chụp nhanh (snapshots) và nhiều tài nguyên khác có thể dễ dàng được tạo và lãng quên. Các doanh nghiệp phải có khả năng quét quá trình triển khai đám mây của mình để tìm các tài nguyên không sử dụng và xóa chúng để tiết kiệm chi phí.
    • Áp dụng giảm giá một cách thông minh: Các mô hình định giá chiết khấu và các gói ưu đãi khuyến mãi, dùng thử có thể giảm đáng kể chi phí đám mây nhưng chúng phải được sử dụng một cách thích hợp. 

    Khi các doanh nghiệp ngày càng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật số, đám mây tiếp tục phát triển, cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ mạnh mẽ hơn. Tác động tích cực ngay lập tức của công nghệ đám mây là không thể phủ nhận - Ước tính hơn 90% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây và 80% trong số họ nhận thấy sự cải thiện đáng kể trong hoạt động của doanh nghiệp sau vài tháng triển khai. Đầu tư vào điện toán đám mây càng sớm có thể mang lại những lợi ích đáng kể và giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

    Tuy nhiên, điện toán đám mây không phải là dịch vụ phù hợp cho tất cả mọi người và không phải tất cả các nhà cung cấp đám mây đều đưa ra cấu trúc giá giống nhau. Hiểu cách hoạt động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trên đám mây và nhu cầu cụ thể, có thể giúp doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp dịch vụ phù hợp và dịch vụ đám mây đáp ứng đủ các nhu cầu đó.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn