banner-news

Trong bài này

    15 chứng chỉ công nghệ thông tin CNTT quan trọng bạn cần biết

    23/11/2023

    Chứng chỉ công nghệ thông tin tên tiếng anh là Information Technology Applications Certificate, đây là bằng chứng chứng minh hồ sơ năng lực và kỹ năng của bạn trong ngành công nghệ thông tin. Cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của nghề này, nhu cầu đạt được các chứng chỉ CNTT cũng ngày càng nhiều. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo 15 chứng chỉ quan trọng nhất trong ngành CNTT.

    Tổng quan về các chứng chỉ công nghệ thông tin

    Để có được chứng chỉ CNTT, chúng ta phải lựa chọn chứng chỉ, chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi và vượt qua chúng. Nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đang có nhu cầu đạt được chứng nhận CNTT thì cần phải làm các bước sau:

    • Chọn loại chứng nhận. Hãy chọn một loại chứng nhận phù hợp với nhu cầu và sở thích. Nếu chưa biết nên chọn loại nào, bạn nên xem mô tả công việc của các vị trí bạn quan tâm và xem loại chứng chỉ CNTT nào được yêu cầu thường xuyên nhất.
    • Chuẩn bị cho bài kiểm tra: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải chuẩn bị cho mọi yêu cầu của cuộc thi, từ đăng ký chọn lịch thi, thanh toán chi phí và chuẩn bị kiến thức cần có cho kỳ thi. Bạn có thể lựa chọn tự học hoặc đăng ký một khóa học nào đó để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thi.
    • Đi thi. Bạn sẽ làm bài kiểm tra chứng chỉ online hoặc trực tiếp tại cơ sở cấp chứng chỉ. Điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải kiểm tra lại mọi thứ cần thiết cho cuộc thi trước đó 1 - 2 ngày, để đảm những thông tin quan trọng, chẳng hạn như giấy tờ tùy thân hợp lệ.

    Chứng chỉ CISSP (Certified Information Systems Security Professional)

    Đây là một trong những chứng chỉ có giá trị cao nhất trong ngành Công nghệ thông tin. Để có được chứng chỉ này, bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm đã làm việc tại tối thiểu 2 trong 8 lĩnh vực của CISSP Common Body of Knowledge. Theo những người đã thi chia sẻ, họ cần khoảng 150 - 160 tiếng đồng hồ để chuẩn bị cho kỳ thi CISSP này. Tuy nhiên, thời gian ôn thi sẽ phụ thuộc vào cách học và sự chuẩn bị của bạn.

    Chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate)

    CCNA là chứng chỉ CNTT cơ bản doi Cisco cung cấp, dành riêng cho các chuyên ngành như IoT, bảo mật, trung tâm dữ liệu, không dây (wireless), đám mây (cloud),... Để đạt được chứng chỉ này, bạn cần ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc với các sản phẩm hoặc dịch vụ từ Cisco, am hiểu về IP và mạng.

    Chi phí để thi chứng chỉ CCNA hiện tại là khoảng 250 USD, quy ra tiền Việt sẽ khoảng 5.700.000VNĐ. Các trung tâm ôn thi thường thiết kế khóa học để ôn thi CCNA với thời lượng khoảng 150 - 160 giờ.

    Chứng chỉ CISA (Certified Information Systems Auditor)

    CISA là chứng chỉ về hệ thống thông tin do ISAVA (Hiệp hội kiểm toán và kiểm soát hệ thống thông tin) ban hành. Đây là chứng chỉ toàn cầu, giúp đánh giá hệ thống bảo mật, CNTT và hệ thống kiểm toán, kế toán của một doanh nghiệp. Qua đó, người dùng có thể biết được mức độ chuyên môn trong việc kiểm toán thông tin, mức tuân thủ về bảo mật.

    Chứng chỉ CRISC (Certified Risk and Information Systems Control) 

    Nếu bạn đang tìm kiếm các chứng chỉ để kiểm soát rủi ro và an ninh CNTT thì CRISC là lựa chọn phù hợp. Chúng hỗ trợ rất nhiều trong các chiến lược quản lý rủi ro CNTT, giúp doanh nghiệp điều chỉnh các mục tiêu sao cho phù hợp với chiến lược quản lý rủi ro sao cho phù hợp. Chi phí thi CRISC là 575 USD, quy ra tiền Việt sẽ nằm ở khoảng 13.000.000VNĐ.

    Chứng chỉ MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist)

    Đây là chứng chỉ được cấp bởi Microsoft, giúp đánh giá kỹ năng và kiến thức về các nền tảng công nghệ mà Microsoft cung cấp. Bên trong sẽ có nhiều chứng chỉ riêng biệt cho bạn thi, ví dụ như chứng chỉ MCTS về SQL Server 2008 Database Development (tạo cơ sở dữ liệu), QL Server 2008, Implementation and Maintenance (quản trị máy chủ). Một môn thi lấy chứng chỉ MCTS riêng biệt như vậy có lệ phí thi khoảng 50 USD.

    Chứng chỉ MCTS (Microsoft Certified Technology Specialist)

    Chứng chỉ MCITP (Microsoft Certified IT Professional)

    Microsoft Certified IT Professional cũng là chứng chỉ được cấp bởi Microsoft, đánh giá về kỹ năng chuyên môn trong CNTT, ví dụ như lập trình viên về cơ sở dữ liệu, quản trị máy chủ, quản trị cơ sở dữ liệu,... Khi có chứng chỉ này, bạn có thể xây dựng các hệ thống phức tạp cho doanh nghiệp, tòa nhà,... để phục vụ cho hàng triệu người dùng.

    Chứng chỉ Security+

    Security+ là chứng chỉ liên quan đến bảo mật, với các kiến thức liên quan đến an ninh mạng. Để có chứng chỉ này, bạn cần hiểu về các vấn đề bảo mật của CNTT. Bài thi Security+ sẽ có 90 câu hỏi và bạn cần hoàn thành trong 90 phút. Chứng chỉ công nghệ thông tin Security+ có giá trị trong thời hạn 3 năm.

    Chứng chỉ Linux+

    Chứng chỉ Linux+ phù hợp cho những ai đã có ít nhất 6 tháng làm việc với môi trường Linux, đã có kiến thức cơ bản về hệ thống này, cách cấu hình, vận hành, bảo mật,... trong hệ thống. Lệ phí thi chứng chỉ này khoảng 348 USD.

    Chứng chỉ A+

    Đây là chứng chỉ phù hợp cho các kỹ thuật hoặc các chuyên gia hỗ trợ. Khi có chứng chỉ này, bạn có thể làm một kỹ thuật viên máy tính hoặc là nhân viên hỗ trợ khách hàng, hoặc thậm chí là hỗ trợ kỹ thuật từ xa đều được. A+ yêu cầu bạn cần có ít nhất 9 tháng làm việc trong lĩnh vực CNTT.

    Chứng chỉ ITIL (Information Technology Infrastructure Library)

    ITIL được khá nhiều doanh nghiệp dùng để xây dựng các hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin, cho phép nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa chi phí CNTT hiệu quả. Chứng chỉ này gồm nhiều cấp khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao với mức lệ phí dao động từ 3.750.000 VNĐ cho đến 12.500.000 VNĐ.

    Chứng chỉ VCP (VMware Certified Professional)

    VMware Certified Professional là chứng chỉ về chuyên môn của bạn trong kỹ thuật ảo hóa các trung tâm dữ liệu (Data Center). Chứng chỉ này giúp bạn hiểu về cách cài đặt, cấu hình Server, chọn cấu trúc vSphere, cài đặt VSS,... Để đạt được chứng chỉ này, bạn cần ít nhất 6 tháng kinh nghiệm làm việc với các hệ thống cơ sở hạ tầng của VMware.

    Chứng chỉ Google Certified Professional Cloud Architect

    Đây là chứng chỉ liên quan đến kiến trúc sư trên nền tảng đám mây do Google cung cấp. Bạn cần am hiểu về kiến trúc của các nền tảng Cloud, có khả năng thiết kế các Cloud đảm bảo được bảo mật. Chi phí thi chứng  chỉ này khoảng 5.000.000 VNĐ. Đây là chứng chỉ mang lại lợi thế rất lớn cho các ứng viên làm việc trong lĩnh vực CNTT.

    Chứng chỉ Microsoft MCSD: App Builder

    Đây là chứng chỉ do Microsoft phát triển, giúp đánh giá kỹ năng xây dựng, vận hành các ứng dụng Web trong thời đại số hiện nay, cũng như các kiến thức về bảo mật ứng dụng, trải nghiệm người dùng,... liên quan trong đó. Tuy nhiên, từ 2021, chứng chỉ này đã ngừng và thay thế bằng các chứng chỉ liên quan đến nền tảng Cloud.

    Chứng chỉ PMP (Project Management Professional)

    Như tên gọi, đây là chứng chỉ phù hợp cho các chuyên gia quản lý dự án. Dù bạn đang ở cấp quản lý dự án hay nhân viên bình thường đều có thể lựa chọn thi chứng chỉ này. Tuy nhiên, yêu cầu của nó khá cao, bạn cần ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. Chi phí thi khoảng 10.125.000 VNĐ.

    Chứng chỉ AWS Certified Cloud Practitioner

    Đây là chứng chỉ được cung cấp bởi Amazon, đánh giá về kiến thức và kỹ năng về AWS Cloud. Bạn cần hiểu về các cơ sở hạ tầng, kiến trúc, giá trị, các dịch vụ chính, bảo mật,... của AWS. Trước khi thi, bạn cần có ít nhất 6 tháng làm việc với nền tảng AWS. Chi phí thi sẽ nằm ở mức khoảng 2.500.000 VNĐ.

    Học và thi chứng chỉ công nghệ thông tin ở đâu? 

    Tùy theo chứng chỉ công nghệ thông tin mà bạn chọn thì địa điểm học và thi sẽ khác nhau. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều trung tâm, tổ chức cung cấp các khóa học về chứng chỉ công nghệ thông tin, ví dụ như trung tâm tin học Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Đà Nẵng,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm các tài liệu miễn phí được chia sẻ trên Internet liên quan đến chứng chỉ CNTT mà bạn cần thi để tự học tại nhà.

    Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được các chứng chỉ công nghệ thông tin quan trọng nhất hiện nay. Chúc bạn lựa chọn được chứng chỉ phù hợp nhất cho mình. Đừng quên theo dõi CMC Cloud để cập nhật thêm nhiều tin tức công nghệ mới nhất.

     

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn