banner-news

Trong bài này

    Chuyển đổi số báo chí là gì? Thực trạng và giải pháp công nghệ

    24/11/2023

    Chuyển đổi số ngành báo chí ngày nay không chỉ là khái niệm mơ hồ mà còn là điều kiện bắt buộc nếu tòa soạn báo chí muốn tồn tại. Thực tế tại Việt Nam, một số tòa soạn đã có những hành động chuyển biến mạnh mẽ, đưa sản phẩm của mình lên không gian số để bắt kịp và đáp ứng xu hướng mới của độc giả. Tuy vậy, không ít cơ quan báo chí vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên bắt đầu ra sao, nên làm gì? Bài viết này đem lại cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số báo chí, thực trạng và giải pháp công nghệ trong bối cảnh hiện nay. 

    Chuyển đổi số báo chí là gì  

    Chuyển đổi số báo chí là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động của cơ quan báo chí theo hướng tối ưu hóa mô hình, đổi mới quy trình tòa soạn truyền thống để cung cấp giá trị và lợi ích lớn hơn cho khách hàng, độc giả. 

    Nói cách khác chuyển đổi số nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình báo chí truyền thống sang báo chí số bằng việc áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), … để thay đổi phương thức lãnh đạo, điều hành, quy trình làm việc, văn hóa công ty từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới song hành với giá trị và phương thức tiêu dùng mới.

    Có thể nói báo chí truyền thông là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nền kinh tế, là lĩnh vực nhạy bén với các biến động của đời sống kinh tế và xã hội. Muốn thực hiện tốt các chức năng đó, báo chí truyền thông không thể bỏ quên chuyển đổi số, thậm chí cần phải đi đầu trong xu thế chuyển đổi mới này.

    Chuyển đổi số báo chí 

    Thực trạng chuyển đổi số báo chí việt nam 

    Theo thống kê hiện nay, một số cơ quan báo chí đã đi đầu trong việc chuyển đổi số với các công nghệ tiêu biểu như trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, Cloud, Big Data… 

    Một số cơ quan báo chí khá thành công, trở thành đơn vị báo chí đa phương tiện hiện đại như Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN),  Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), VietnamPlus, VnExpress, Zing… Một số báo chí địa phương bước đầu có sự thay đổi như Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,… Mặt khác, còn nhiều đơn vị báo chí khác còn chậm chân trong việc chuyển đổi số bởi nhiều lý do, trong đó khó khăn nhất vẫn là nhân sự và hạ tầng kỹ thuật.  

    Tại Việt Nam, Báo VietnamPlus đã khai thác sử dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo AI vào sản xuất sản phẩm báo chí như công cụ text to speech (chuyển văn bản thành giọng nói), công cụ xác thực thông tin,... VietnamPlus cũng trở thành cơ quan báo chí chính thống đầu tiên đưa Chatbot vào hoạt động năm 2018. 

    Chiến lược chuyển đổi số báo chí năm 2025 và hướng đến năm 2030 của bộ thông tin và truyền thông là phát triển hệ thống báo chí theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng, đa dịch vụ. Chuyển đổi số đóng vai trò trụ cột trong việc định hướng thông tin, định hướng dư luận và xã hội.

    Bên cạnh đó là phát triển sản phẩm báo chí số, thay đổi phương thức sản xuất nội dung số, truyền thông số để nâng cao trải nghiệm của độc giả. Mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi, không còn bị hạn chế không gian thời gian và địa lý để người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận thông tin trên môi trường số theo nhu cầu cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, không bị hạn chế về không gian, thời gian, vị trí địa lý. 

    Cùng với đó là chiến lược thúc đẩy các mô hình kinh tế báo chí mới vào việc chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa nguồn thu báo chí. Các tổ chức cơ quan báo chí hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích, tối đa chi phí, tối đa hóa năng suất và hiệu quả quản lý.  

    Theo đánh giá tổng quan, hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông ở việt nam khá tốt, độ phủ sóng rộng, mật độ người sử dụng cao (hơn 70% người dân dùng Internet và thiết bị thông minh). Ngoài ra, dân số việt nam trẻ, thích ứng nhanh, có tính sáng tạo, được đào tạo tương đối tốt,... cũng là những lợi thế trong việc chuyển đổi số nói chung và lĩnh vực truyền thông báo chí nói riêng.  

    Giải pháp công nghệ chuyển đổi số báo chí 

    Theo chỉ thị số 01/2020/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam và đưa ra nhận định dựa trên nền tảng công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây,…) 

    Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức đó là vượt lên hay bị tụt hậu trong cuộc cách mạng này, sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không kịp thời triển khai quá trình chuyển đổi số. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là tăng cường ứng dụng những khoa học công nghệ trong việc tự động hóa quy trình làm việc, sáng tạo các sản phẩm, loại hình dịch vụ và kênh tiếp cận bắt kịp những xu hướng mới. Trong đó, tiêu biểu: 

    Trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành nhà báo 

    Trong lĩnh vực báo chí, trí tuệ nhân tạo AI sử dụng trong việc cải thiện và tăng tốc các quy trình khác nhau, từ quản lý quy trình biên tập đến các chiến lược quảng cáo. Nói một cách dễ hiểu, AI như là công cụ hỗ trợ đắc lực các công việc của một nhà báo, giúp các tổ chức báo chí truyền thông tăng cường hoạt động kinh doanh ở nhiều cấp độ. 

    Ứng dụng AI trong ngành báo chí bao gồm: 

    • Phân tích văn bản tự động: Phát hiện đạo văn, vi phạm bản quyền trên các nền tảng đăng tin của bên thứ ba. 
    • Bản dịch nội dung: Ai tạo nên công cụ tự động hóa bản dịch với ngôn ngữ linh hoạt và chuyên nghiệp. 
    • Định dạng tự động: Ai đơn giản hóa việc chỉnh sửa, định dạng và kiểm tra ngữ pháp, giúp các biên tập viên và nhà báo tiết kiệm được kha khá thời gian. 
    • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO: Thực hiện công việc nghiên cứu từ khóa, tăng mức độ nội dung liên quan khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên công cụ tìm kiếm. 
    • Chatbot: Bot học ngôn ngữ con người và tương tác với độc giả giống như một con người nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.  

    Big data phân tích và xử lý dữ liệu lớn

    Big data hay dữ liệu lớn có thể hình dung là tập hợp khối dữ liệu khổng lồ như file nhật ký, tin nhắn, hình ảnh, video, phần mềm,... từ hàng tỷ những thiết bị kết nối internet, máy tính laptop, cảm biến nhúng trong hệ thống lớn như giao thông, biển báo, cơ sở hạ tầng,... 

    Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, big data xử lý dữ liệu với dung lượng lưu trữ vượt quá khả năng quản lý của các công cụ truyền thống. Cho phép các nhà báo dễ dàng tiếp cận một lượng lớn thông tin lưu trữ một cách khoa học chính xác và tìm kiếm chúng thật nhanh chóng. 

    Big data giúp sàng lọc phân tích dữ liệu về thói quen truy cập của người đọc từ đó chuyển đổi thành thông tin đánh giá về độc giả lưu trữ ở hệ thống của cơ quan báo chí. Những thông tin này giúp các tổ chức đua ra được mô hình, chiến lược hoạt động phù hợp cho từng nhóm công chúng, tạo lợi thế cạnh tranh thu hút doanh thu quảng cáo khi hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể. 

    Thực tế ảo đọc báo theo cách mới  

    Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) cho phép người dùng trải nghiệm những yếu tố ảo của công nghệ VR (Virtual Reality) trong một không gian thật. Công nghệ này được ưa chuộng ở các lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ,... 

    Trong đó, lĩnh vực báo chí truyền thông cũng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này. Một tác phẩm báo chí sử dụng thực tại ảo mang lại những cảm xúc thú vị và tạo ra nhiều tính tương tác với công chúng. Người đọc có thể du hành bất cứ bối cảnh nào mà bài báo nhắc tới để quan sát, chứng kiến và chạm vào nhân vật. 

    Chatbot kết nối độc giả  

    Ứng dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo AI, chat bot ứng dụng trong ngành báo chí có khả năng cá nhân hóa cho từng người dùng. Họ có thể yêu cầu thông tin cần đọc bằng cách nhập từ khóa hoặc ra lệnh bằng giọng nói và hệ thống chatbot sẽ tự động giới thiệu những bản tin phù hợp với yêu cầu đó.

    Nền tảng công nghệ số đã và đang xóa đi ranh giới giữa báo chí và công nghệ. Công nghệ có thể lôi kéo người dùng bằng các sản phẩm đa dạng và thuận tiện. Do đó, cơ quan báo chí cần đặt công nghệ ở trong tâm cho mọi chiến lược để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chinh phục được nhóm độc giả mới. Ngoài ra, để thành công, các tổ chức báo chí cũng cần có một thể chế đồng bộ và chặt chẽ, xác định nền tảng số quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức hoạt động và nguồn lực nhân sự có trình độ.  

    Quá trình chuyển đổi số ngành báo chí nói chung và ngành nghề vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải đáp, hãy để các chuyên gia của CMC Cloud tư vấn bạn cách để giải quyết những khó khăn đang tồn đọng này.

     

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn