banner-news

Trong bài này

    Chuyển đổi số nông nghiệp là gì? Thực trạng và giải pháp

    15/11/2023

    Chuyển đổi số nông nghiệp là xu hướng phát triển bền vững trong tương lai. Nếu đi chệch xu thế phát triển tất yếu này, đồng nghĩa với việc nền nông nghiệp đang thụt lùi. Chuyển đổi số ngành nông nghiệp mang đến những thuận lợi nhưng cũng không ít những thách thức. Tại Việt Nam, nông nghiệp đang ở giai đoạn nào trong công cuộc đổi mới này và đâu là giải pháp để thúc đẩy sự phát triển?  

    Chuyển đổi số nông nghiệp là gì 

    Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số từ hoạt động sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. 

    Ở Việt Nam, giá trị cốt lõi của việc chuyển đổi số trong nông nghiệp chính là đưa ra được những giải pháp công nghệ đột phá dựa trên nền tảng công nghệ số tiếp cận với sản xuất để cho ra đời những sản phẩm có giá trị cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn.

    Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì

    Tại sao phải chuyển đổi số ngành nông nghiệp

    Việt nam là đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Không những thế năng suất lao động của người dân vẫn thuộc nhóm thấp của Châu á do sự hạn chế về quy mô, trình độ chuyên môn, thể trạng nguồn lực lao động. 

    Nhận thức được những điểm yếu đó, việc đưa chuyển đổi số vào nông nghiệp của chính phủ giờ đây không chỉ là xu thế ngắn hạn mà còn là chiến lược xuyên suốt giúp nền nông nghiệp Việt Nam: 

    Giảm thiểu thiểu rủi ro do thiên tai 

    Ngành nông nghiệp Việt Nam hằng năm đều chịu những ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu như dịch bệnh, bão lũ, hạn hán, lưu lượng nước ngọt giảm không cấp đủ để phục vụ cho việc sản xuất,... Hệ quả là năng suất cây trồng giảm, giảm chất lượng sản phẩm, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, thậm chí là mất mùa gây thất thu cho ngành nông nghiệp.  

    Chuyển đổi số nông nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu giúp cảnh cáo rủi ro biến đổi khí hậu cho người dân (72 giờ trước khi cơn bão quét qua), công nghệ viễn thám giúp cảnh báo nguy cơ xói lở,... từ đó có thể đưa ra những biện pháp thích ứng kịp thời cho người dân.  

    Tạo kết nối trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng 

    Thay vì việc phải phụ thuộc vào các thương lái để mang nông sản đến tay người tiêu dùng như cách truyền thống. Ngày nay chuyển đổi số nông nghiệp giúp người mua và người bán kết nối trực tiếp một cách dễ dàng. 

    Điển hình là thời điểm dịch Covid 19 bùng phát mạnh ảnh hưởng đến lượng tiêu thị sản phẩm. Nhiều địa phương đã kịp thời xúc tiến phân phối nông sản qua các gian hàng thương mại điện tử. Tiêu biểu là mùa vụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang. Nhờ việc kết nối và mở rộng kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử mà đến cuối tháng 6/2021, lượng vải thiều bán trong nước đạt hơn 131 tấn, chiếm tỷ trọng trên 64%. Số lượng vải xuất khẩu xấp xỉ 36%. 

    Tăng năng suất lao động 

    Một số vùng nông thôn Việt Nam hiện nay đã ứng dụng công nghệ điều khiển từ xa để thay đổi phương thức hoạt động sản xuất. Việc canh tác từ quy trình làm đất đến việc chăm sóc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng thiết bị hỗ trợ thông minh. Hệ thống tưới tiêu và theo dõi giám sát này để được thực hiện qua điện thoại smartphone. 

    Tiêu biểu là các địa phương ở đồng bằng Sông Cửu Long đã thí điểm công nghệ 4.0 trong nông nghiệp và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy vẫn phải còn nhiều khó khăn nhưng nhờ các ứng dụng này mà năng suất lao động tăng lên, công sức và chi phí sản xuất giảm, hạn chế lượng khí thải nhà kính, người nông dân tăng thêm thu nhập và tiếp cận  cách làm mới, cập nhật tri thức mới để hòa nhịp xu thế phát triển. 

    Tăng cường chất lượng nông phẩm  

    Các ứng dụng công nghệ nông nghiệp như dữ liệu lớn big data, công nghệ sinh học để phân tích dữ liệu về đất đai, môi trường, ánh sáng và chất lượng cây trồng. Nhờ đó người nông dân sẽ có những quyết định chính xác về lượng phân bón, thời gian canh tác,... 

    Thực trạng chuyển đổi số nông nghiệp việt nam 

    Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ngành nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và quản trị nông thôn. Một số đơn vị đã sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực tiêu biểu như:

    • Trồng trọt: Công nghệ Big Data, IoT ứng dụng thông qua phần mềm phân tích dữ liệu môi trường, đất đai, giai đoạn sinh trưởng của cây. Người dùng có thể truy xuất và theo dõi thông số này theo thời gian thực,... 
    • Chăn nuôi: Công nghệ IoT, blockchain, công nghệ sinh học ứng dụng rộng rãi. Nổi bật là ngành chăn nuôi bò sữa hiện đại của Vinamilk và TH True Milk.
    • Lâm nghiệp: Công nghệ GIS và ảnh viễn thám để phát hiện cảnh báo cháy rừnng, công nghệ DND mã mạch trong việc quản lý giống lâm nghiệp. 
    • Thủy sản: Sử dụng sóng siêu âm, máy thu lưới vây, máy đo dòng chảy, hệ thống thu thả lưới chụp, công nghệ GIS và GPS để quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ

    Mục tiêu chuyển đổi số ngành nông nghiệp của Bộ NN&PTNT là thúc đẩy nông dân, doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. 

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, bộ NN-PTNT sẽ bắt tay ngay vào việc chuyển đổi số, “Nhất định không để lỡ chuyến tàu. Bởi lỡ chuyến tàu này là có tội với bà con nông dân, thiếu trách nhiệm với tương lai nền nông nghiệp nước nhà.” Ông cũng khẳng định “Việc thay đổi sẽ gặp nhiều khó khăn bởi chúng ta đã quá quen với ngôi nhà cũ, khi chuyển sang ngôi nhà mới sẽ có nhiều bỡ ngỡ, nhưng bổn phận là phải thực hiện chuyển đổi.” 

    Bộ sẽ tham gia vào tất cả từ quá trình quản lý đến giám sát nguồn gốc; hình thành một hệ sinh thái nông nghiệp số để khuyến khích người dân cũng như doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số. Theo đánh giá, tiềm năng chuyển đổi số ngành nông nghiệp ở Việt Nam là rất lớn vì nhận được nhiều sự ủng hộ từ các cơ quan, bộ, ngành cho đến các doanh nghiệp công nông nghiệp. 

    Giải pháp chuyển đổi số ngành nông nghiệp  

    Các tổ chức doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp như ứng dụng công nghệ trong sản xuất vận hành và quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tiếp cận vốn,... Cụ thể: 

    Giải pháp về nguồn nhân lực nông nghiệp

    • Xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong công tác quản lý để đề xuất, chỉ đạo, thực hiện những chính sách chuyển đổi số đạt hiệu quả.
    • Khuyến khích các doanh nghiệp, nguồn lao động trẻ nghiên cứu và tham gia chuyển đổi số. Tổ chức các khóa đào tạo, thảo luận, tập huấn kỹ năng cho nông dân.  
    • Đào tạo các chuyên gia giỏi lý thuyết và hiểu để vận dụng thực hành chuyển đổi số.  
    • Khuyến khích người dân sử dụng thiết bị điện tử hiện đại, đưa sản phẩm dịch vụ lên sàn thương mại để quảng bá tiếp cận khách hàng.
    • Kết nối các tổ chức như hợp tác xã, hội nông dân, hội phụ nữ để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ứng dụng công nghệ. Cùng nhau truyền cảm hứng và chia sẻ kinh nghiệm thành công.  

    Giải pháp đất nông nghiệp

    •  Khuyến khích tập trung đất đai để gia tăng sản xuất 
    • Chính quyền địa phương tham gia vào việc làm hợp đồng chuyển nhượng đất giữa doanh nghiệp và người dân 

    Giải pháp về vốn đầu tư nông nghiệp   

    Chính phủ ban ngành và chính quyền địa phương cần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho người dân: 

    • Đơn giản hóa các thủ tục và quy trình, cấp phép các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao khi đủ tiêu chí.    
    • Công nhận những tài sản trong sản xuất là tài sản thế chấp như nhà kính, ao cá,... 
    • Hỗ trợ người dân lên kế hoạch kinh doanh và vay vốn. 
    • Để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận nguồn vốn sau đó mới đưa ra chính sách để hỗ trợ 
    • Xây dựng chính sách nhằm thu hút tập đoàn nước ngoài vốn FDI đầu tư các dự án chuyển đổi số cho nông nghiệp Việt. 

    Giải pháp về cơ sở dữ liệu nông nghiệp 

    • Thay đổi thói quen ghi chép nhật ký chăn nuôi và nhật lý canh tác trên giấy rồi số hóa trên các thiết bị điện tử bằng cách hướng dẫn người dân tham gia mô hình ghi nhật ký sản xuất.
    • Thiết kế mạng lưới giám sát tích hợp mặt đất và trên không để phục vụ hoạt động nông nghiệp.
    • Cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình môi trường, đất đai và thời tiết giúp người dân có kế hoạch nuôi trồng, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Các cơ quan quản lý cần hỗ trợ và chia sẻ những thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
    • Xây dựng phần mềm quản trị dữ liệu. Phân công cho các cá nhân, tổ chức ở địa phương sử dụng phần mềm đó để thu thập, khai thác, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu.

    Giải pháp ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp 

    • Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI: Ai dựa vào những dữ liệu thu thập từ đất đai, cây trồng, vật nuôi để đem đến những dự báo chính xác về thời gian gieo trồng thu hoạch, tình hình dịch bệnh, sức khỏe vật nuôi,... cho người dân. Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo với một số mô hình như thiết bị theo dõi sức khỏe vật nuôi, máy kéo thông minh, robots, máy bay không người lái,... 
    • Công nghệ dữ liệu lớn Big Data: Cung cấp cho người nông dân dữ liệu mùa vụ trước và tình hình hiện tại, đánh giá rủi ro để giúp họ có những giải pháp cải tiến mùa vụ tiếp theo, đảm bảo mọi thiệt hại ở mức tối thiểu. 
    • Công nghệ điện toán đám mây: Xây dựng hệ thống trồng rau sạch nhờ điện toán đám mây. Gắn các bộ cảm biến thu thập dữ liệu về môi trường, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm để phân tích điều kiện môi trường và đưa ra phương án nuôi trồng phù hợp.  
    • Công nghệ Robots và máy bay không người lái UAV: UAV hỗ trợ người nông dân gieo hạt giống, phân bón và phun thuốc bảo vệ thực vật. Robots là cánh tay đắc lực trong việc tự động hóa các công việc có tính lặp lại và hoạch định trước. 
    • Công nghệ vệ tinh, định vị GIS: Thu thập dữ liệu thời gian thực từ bề mặt trái đất để theo dõi và đánh giá tình trạng đất. Giúp phát hiện bệnh tật cây trồng, ước tính số lượng chiều cao và sinh khối cây trồng. Giám sát yếu tố thời tiết cho ngành nông nghiệp.
    •  Công nghệ IoT giám sát: IoT nông nghiệp là những thiết bị thông minh cảm biến nối với điều khiển tự động trong quá trình vận hành sản xuất. 

    Có thể nói, chuyển đổi số nông nghiệp là xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Để thành công trong việc chuyển đổi số, ngành nông nghiệp cần bắt tay vào việc triển khai các giải pháp ở nhiều phương diện, có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, ban ngành, doanh nghiệp và nông dân. 

    Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc đọc nắm được tổng quan chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp. Tại CMC Cloud, các chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng tư vấn hỗ trợ về phương án chiến lược và giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.  

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    Website: https://cmccloud.vn 

    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn 

    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn