Trong bài này
01/10/2023
Hiểu được khái niệm Cloud Migration là gì và cách Cloud Migration mang lại lợi ích ra sao sẽ giúp doanh nghiệp quyết định chiến lược tốt nhất trong việc chuyển dữ liệu lên hạ tầng đám mây (Cloud). Là một môi trường tự phục vụ theo nhu cầu, cloud đã trở nên quan trọng trong việc tái thiết lập và thích nghi với mô hình kinh doanh thời đại số. Vậy cụ thể quá trình Cloud Migration diễn ra như thế nào, hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
Cloud Migration (Dịch sang tiếng việc: Di cư lên mây) là quá trình di chuyển ứng dụng và dữ liệu từ một vị trí, thường là các máy chủ riêng được đặt tại doanh nghiệp (on-premise) sang máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây hoặc có thể là di chuyển qua lại giữa các đám mây.
Giải thích Cloud Migration là gì?
Trước khi đưa ra quyết định thực hiện Cloud Migration, hãy xem xét cách mà mô hình đám mây ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là những lợi ích mà rõ ràng nhất mà doanh nghiệp nhận được khi thực hiện Cloud Migration:
Cloud cung cấp khả năng mở rộng tài nguyên theo nhu cầu. Sự linh hoạt này của Cloud cho phép doanh nghiệp xử lý biến đổi lưu lượng truy cập và khối lượng công việc mà không cần bỏ ra chi phí thiết lập thêm máy chủ vật lý hay thiết bị mạng. Hơn nữa, bất kể người dùng dù là nhân viên hay khách hàng, họ đều được phép truy cập vào dịch vụ cloud và hệ thống dữ liệu ở bất kỳ đâu với kết nối internet. Điều này đặc biệt cần thiết trong môi trường làm việc toàn cầu như hiện nay.
Chuyển đổi từ mô hình đầu tư vốn (Capex) sang mô hình theo chi phí hoạt động (Opex) là lợi ích tiếp theo khi thực hiện Cloud Migration. Cloud cho phép doanh nghiệp thuê tài nguyên công nghệ thông tin CNTT theo mô hình Pay as you go (Trả theo tài nguyên thực tế), giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý ngân sách, tiết kiệm chi phí dài hạn để tập trung toàn lực vào hoạt động kinh doanh.
Với sự gia tăng của hàng loạt các cuộc tấn công an ninh mạng cùng các mối đe dọa khác, việc bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu là điều được ưu tiên hàng đầu. Do đó, những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu hiện nay đã đầu tư mạnh vào các biện pháp bảo mật, chứng nhận tuân thủ cao hơn, giúp doanh nghiệp yên tâm gửi gắm toàn bộ tài nguyên tại nhà cung cấp.
Lợi ích khi triển khai Cloud Migration
Cloud Migration mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng có một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi triển khai:
Khái niệm Cloud Migration là gì đã được giải thích, vậy làm thế nào để di cư lên đám mây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Dưới đây là phương thức phổ biến chuyển đổi lên Cloud được gọi là “6 Rs of Cloud Migration”, cụ thể:
06 Phương thức triển khai Cloud Migration
Rehost hay còn gọi là Lift and Shift. Đây là một thuật ngữ để chỉ việc “nâng” (Lift) một ứng dụng hay hệ thống của doanh nghiệp và đặt (Shift) vào môi trường đám mây mà không cần thực hiện bất kỳ sửa đổi nào trong mã nguồn hoặc cấu trúc hệ thống.
Ưu điểm của Lift and Shift là:
Nhược điểm:
Phương thức Lift and Shift phù hợp với các doanh nghiệp:
Refactor (hay Re-architecting) được đánh giá là chiến lược di chuyển lên đám mây tiên tiến nhất. Nói một cách dễ hiểu, Refactor là việc loại bỏ ứng dụng cũ, thiết kế lại ứng dụng mới từ đầu để biến chúng thành cloud native. Hình thức này giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa lợi thể của công nghệ cloud native như công nghệ container, kiến trúc microservices, serverless, function-as-a-service và bộ cân bằng tải.
Ưu điểm của Refactor:
Nhược điểm:
Phương thức Refactor phù hợp với:
Repurchase (Hay Drop and Shop) là chiến lược thay thế ứng dụng on premise bằng phần mềm dịch vụ chạy trên nền tảng đám mây (SaaS). Phương pháp này có thể giải quyết những vấn đề không thể chuyển đổi trực tiếp, có nghĩa là một ứng dụng mới được xây dựng hoặc mua sắm từ bên ngoài (thường dựa trên đám mây và có sẵn trên thị trường). Sau đó, dữ liệu của ứng dụng cũ sẽ được chuyển đổi và tích hợp sang ứng dụng mới.
Ưu điểm của Replace:
Nhược điểm:
Phương thức Replace phù hợp với:
Phương pháp Replatform là trung gian giữa Refactor và lift to shift. Đây là phương pháp chuyển đổi dữ liệu và ứng dụng từ môi trường onpremise hoặc môi trường đám mây hiện tại sang một môi trường đám mây mới mà không làm thay đổi toàn bộ kiến trúc của ứng dụng. Thay vào đó, phương pháp này hỗ trợ tối ưu hóa và cải tiến một số khía cạnh nhất định của ứng dụng để tận dụng tốt hơn lợi thế của đám mây.
Ưu điểm của Replatform:
Nhược điểm:
Phương pháp Replatform phù hợp với:
Retain hay còn gọi là Re-visit (Giữ lại), đây là việc giữ lại các ứng dụng tại thời điểm này bởi những yêu cầu về thời gian trễ hay những vấn đề liên quan đến chi phí khi chuyển sang đám mây. Đôi khi ứng dụng đó chứa những thông tin dữ liệu quan trọng và doanh nghiệp muốn được kiểm soát hoàn toàn. Trong trường hợp này, việc chuyển đổi lên dám mây có thể chưa phù hợp và doanh nghiệp quyết định giữ lại.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét lại sau một thời gian bởi sự thay đổi về các quy định hay kỹ thuật trong tương lai, và quyết định có nên dịch chuyển lên đám mây hay không?
Retire là loại Cloud Migration cuối cùng, cách thức thực hiện Cloud Migration này là việc doanh nghiệp gỡ bỏ những ứng dụng không còn hiệu quả, cho phép ứng dụng “nghỉ hưu” thay vì di chuyển lên đám mây.
Theo Stephen Orban thuộc AWS, có đến 10% ứng dụng trong doanh nghiệp không còn hiệu quả khi chuyển sang đám mây và có thể loại bỏ chúng đi.
Theo đó, trường hợp sử dụng:
Mặc dù việc thực hiện Cloud Migration mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải toàn bộ ứng dụng đều phù hợp để di chuyển lên đám mây. Một số trường hợp sau có thể cân nhắc việc ở lại cơ sở hạ tầng dữ liệu tại chỗ thay vì di chuyển sang đám mây:
Lợi ích của việc thực hiện Cloud Migration là tính linh hoạt, do đó chi phí để vận hành một ứng dụng trên đám mây có thể biến đổi tùy thuộc các yếu tố như loại ứng dụng, mức độ phức tạp, quy mô, loại mô hình đám mây sử dụng và gói dịch vụ từ phía nhà cung cấp.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc những mô hình đám mây sau:
Phải nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc lựa chọn mô hình đám mây phù hợp, thì việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây uy tín là điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần xem xét để đảm bảo tính bảo mật, hiệu suất và dịch vụ hỗ trợ hậu mãi.
Đội ngũ chuyên gia của CMC Cloud sát cánh cùng doanh nghiệp chuyển đổi số
Như vậy, có thể nói "Cloud Migration là gì" không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ công nghệ, mà đây là là một bước tiến quan trọng cho doanh nghiệp hiện đại. Quá trình di chuyển lên đám mây không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, mà còn mở ra cơ hội để đáp ứng nhanh chóng với sự biến đổi của thị trường.
Tuy nhiên, việc thực hiện Cloud Migration là điều không đơn giản và đòi hỏi sự lập kế hoạch tỉ mỉ, đánh giá toàn diện và hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp dịch vụ đám mây uy tín. Liên hệ ngay cho CMC Cloud nếu khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn nào trong hành trình nghiên cứu và khám phá về điện toán đám mây - công nghệ giúp doanh nghiệp bứt phá trong thị trường kỷ nguyên số hóa ngày nay.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách