Trong bài này
Cloud Storage và Local Storage: Điểm khác biệt trước khi sử dụng
03/01/2023
Bạn đang tìm kiếm một mô hình lưu trữ (storage) lý tưởng? Hiện nay, có hai tùy chọn phổ biến để lựa chọn: local storage (lưu trữ cục bộ) và cloud storage (lưu trữ đám mây). Trong thập kỷ qua, dữ liệu đã trở thành một tài sản quý báu đối với các doanh nghiệp. Khi sự đổi mới và sáng tạo liên tục phát triển, việc tạo ra dữ liệu đã tăng theo cấp số nhân.
Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dữ liệu này đã đặt ra một vấn đề nan giải lớn đối với các doanh nghiệp, tổ chức về nơi lưu trữ dữ liệu. Hầu hết họ thường so sánh hai giải pháp local storage và cloud storage để xem cái nào phù hợp.
Phân biệt Cloud Storage và Local Storage
Một mặt, bạn sở hữu local storage, cung cấp khả năng kiểm soát và bảo mật dữ liệu tốt hơn. Mặt khác, cloud server cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và truy cập từ xa. Việc lựa chọn giữa hai loại lưu trữ này có thể phức tạp vì nhu cầu bảo mật và khối lượng dữ liệu của bạn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét sự khác biệt giữa cloud storage và local storage. So sánh ưu, nhược điểm, chi phí và tốc độ của chúng. Mục đích là giúp bạn hiểu rõ để chọn loại storage phù hợp với mình.
Cloud Storage là mô hình điện toán đám mây cho phép lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ (server) từ xa. Những máy chủ từ xa này là một phần của cơ sở hạ tầng do một nhà cung cấp dịch vụ đám mây sở hữu và duy trì. Một trong những cách nhà cung cấp đảm bảo khả năng truy cập dễ dàng vào dữ liệu và tính khả dụng là thông qua các kết nối riêng (private) và công cộng (public) với internet. Các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp tài nguyên đám mây cho người dùng cuối thông qua dịch vụ đăng ký. Điều này khiến nó trở thành một mô hình rẻ hơn và ưu điểm lớn nhất là dễ dàng mở rộng tài nguyên theo yêu cầu.
Dữ liệu cục bộ (local data) được lưu trữ trên các phương tiện vật lý như SSD, HDD hoặc USB. Trong mô hình lưu trữ này, người dùng chuyển dữ liệu của mình lên phương tiện này.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Cloud Storage và Local Storage:
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Cloud Storage |
|
|
Local Storage |
|
|
Việc lựa chọn giữa cloud storage và local storage sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của công ty và những gì mà mỗi mô hình mang lại.
Khả năng mở rộng là một trong những tính năng của Cloud Storage khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu của họ từ xa, biến nó thành mô hình lưu trữ phù hợp cho những người làm việc ở xa và cần sự linh động. Ngoài ra, nó còn cung cấp mức độ sao lưu dự phòng cao trong trường hợp rủi ro hay thảm họa.
Các doanh nghiệp đang tìm kiếm quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu sẽ thấy dịch vụ local storage là lý tưởng. Hạn chế của mô hình lưu trữ này là doanh nghiệp cần các chuyên gia được đào tạo để duy trì cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nếu công ty có nguồn nhân sự làm việc từ xa, mô hình này sẽ không phù hợp.
Do đó, việc quyết định lựa chọn local storage hay cloud storage sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp bao gồm: chuyên môn kỹ năng, ngân sách và loại dữ liệu.
Cloud Storage mở rộng tài nguyên linh hoạt
Có một số yếu tố mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi sử dụng giải pháp Cloud Storage, bao gồm:
Dịch vụ lưu trữ Cloud Storage an toàn linh hoạt tại CMC Cloud
Tại CMC Cloud, chúng tôi cung cấp dịch vụ cloud storage - lưu trữ đám mây đáng tin cậy mà các doanh nghiệp sẽ thấy lý tưởng. Với tùy chọn lưu trữ đám mây của CMC Cloud, bạn sẽ tận hưởng khả năng mở rộng và tính linh hoạt mà một doanh nghiệp thời kỳ chuyển đổi số cần.
Để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa local storage và cloud storage, hãy truy cập phần tài nguyên của chúng tôi tại website cmccloud.vn hoặc liên hệ hotline 1900.2010 để được tư vấn. Ngoài ra, khách hàng sẽ tìm thấy các mẹo và hướng dẫn khác về điện toán đám mây (cloud computing) để giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
[Infographic] Tìm hiểu về dịch vụ Elastic IP
30/11/2023
Elastic IP (EIP) là dịch vụ cung cấp các địa chỉ public IP tĩnh và bandwidth (băng thông) có thể mở rộng cho phép Elastic Compute (EC), các tài nguyên đám mây và các dịch vụ giao tiếp 2 chiều với internet.
Quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1: Triển khai để bảo vệ dữ liệu an toàn
30/11/2023
Các thành phần của quy tắc 3-2-1 và cách xây dựng quy tắc đó để doanh nghiệp có thể đối phó dễ dàng với những rủi ro và thách thức về an ninh mạng.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách