Trong bài này
03/11/2023
CPU (Central Processing Unit) đóng vai trò quan trọng trong cả máy tính thông thường (Desktop, PC hay laptop,...). Vậy CPU server là gì trong máy chủ? Cùng tìm hiểu khái niệm và sự khác biệt giữa CPU Server và CPU PC để hiểu rõ hơn về vai trò và ảnh hưởng của chúng trong các hệ thống khác nhau.
CPU Server (Bộ xử lý trung tâm máy chủ) là thành phần phần cứng có vai trò là đơn vị điện toán cốt lõi của máy chủ.
CPU Server được thiết kế để xử lý các tác vụ cao cấp của máy chủ như quản lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và xử lý đồng thời nhiều thiết bị và hệ thống. Do đó, các dòng CPU máy chủ thường có nhiều core (lõi) và thiết kế cao cấp để duy trì khối lượng công việc nặng. Do đó, CPU còn được gọi là “bộ não” của Server và là chỉ số chính đánh giá hiệu suất của server.
Dưới đây là các thông số kỹ thuật của CPU máy chủ:
CPU là mạch điện tử phúc tạp gồm các thành phần chính để xử lý dữ liệu và chạy các dòng lệnh. Dưới đây là thành phần chính của CPU Server:
Bộ điều khiển (CU) của máy chủ có trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động chính của máy chủ. Nhiệm vụ của CU là xử lý các lệnh được gửi đến bằng cách giải mã chúng thành tín hiệu ở dạng các xung điện. Đồng thời, CU đảm bảo đồng bộ về thời gian cho tất cả các đơn vị trong hệ thống, như bộ nhớ, bộ số học logic và các hoạt động nội và ngoại vi thông qua các xung nhịp trên đồng hồ hệ thống.
Là các ô nhớ mà CPU sử dụng để lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng trong quá trình thực hiện các tác vụ.
ALU chịu trách nhiệm thực hiện các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia) và logic học (so sánh) cho các lệnh của máy tính. Trong một số trường hợp, ALU được chia làm hai đơn vị: đơn vị số học (AU) và đơn vị logic (LU). Một bộ xử lý có thể chứa nhiều hơn một AU để đáp ứng các yêu cầu xử lý phức tạp.
Các thành phần này xử lý tác vụ liên quan đến bộ nhớ, như quản lý tương tác giữa CPU và RAM. Đơn vị này còn có chức năng xử lý bộ nhớ đệm – một đơn vị bộ nhớ nhỏ với tốc độ cao nằm bên trong CPU – và bộ nhớ ảo mà CPU yêu cầu dùng để xử lý dữ liệu.
CPU sử dụng tín hiệu từ đồng hồ để đồng bộ hóa mọi hoạt động nội bộ. Đồng hồ sinh ra một xung nhịp ổn định ở một tần số cụ thể, các chu kỳ xung nhịp này phối hợp các hoạt động của CPU. Tốc độ xung nhịp được đo bằng Hz và xác định số lệnh CPU có thể thực hiện mỗi giây. CPU hiện đại thích ứng dựa trên khối lượng công việc, điều chỉnh tốc độ xung nhịp để đạt được sự cân bằng giữa hiệu suất và mức tiêu thụ điện năng.
Các dòng CPU Server phổ biến như:
Thông thường, các mẫu CPU Server có ba cấp độ bộ nhớ đệm- L1, L2 và L3. L1 đề cập đến kích thước bộ đệm nhỏ hơn nhưng tốc độ nhanh hơn.
Ngược lại, CPU PC không có nhiều bộ đệm như máy chủ. Nhưng nó có file bộ nhớ cache. Mặc dù có thể có nhiều cấp độ bộ nhớ đệm nhưng chúng không cao cấp như CPU máy chủ.
CPU Server phải xử lý một khối lượng lớn dữ liệu và hàng nghìn người dùng hàng ngày. Do đó, nó đi kèm với bộ nhớ terabyte lớn hơn để chứa tất cả dữ liệu. Bên cạnh đó, bộ nhớ lớn còn cho phép CPU server tính toán nhanh hơn, được gọi là Điện toán hiệu năng cao hay HPC.
Tuy nhiên, CPU thông thường sẽ chỉ có kích thước bộ nhớ tối đa gigabyte vì chúng không hoạt động rộng rãi như nền tảng server.
CPU server được thiết kế để hoạt động ổn định trong thời gian dài và về cơ bản được thiết kế để hoạt động liên tục quanh năm. CPU server khác so với CPU PC về độ ổn định và độ tin cậy, đồng thời các máy chủ thường chạy 365 ngày một năm, chỉ thỉnh thoảng ngừng hoạt động để bảo trì, điều này đòi hỏi độ ổn định cao.
CPU PC thường được thiết kế để hoạt động liên tục khoảng 72 giờ.
Nếu bạn muốn tăng CPU server, bạn có thể điều chỉnh phần Cloud Server nhanh chóng và linh hoạt. Ngoài ra còn có các ứng dụng quản lý bên thứ ba khác nhau mà bạn có thể sử dụng để mở rộng tài nguyên của máy chủ.
Ngược lại, bạn có thể mở rộng CPU của máy tính thông thường bằng cách thêm RAM hoặc ổ cứng lớn hơn.
Không thể sử dụng CPU PC làm CPU cho Server vì CPU chỉ tương thích với nền tảng tương ứng của chúng.
Thông thường, CPU x86 và RISC được sử dụng trong nền tảng máy chủ. Bộ xử lý X86 do AMD sản xuất thường được dùng làm CPU máy chủ.
CPU server thường có 8 core trở lên, cùng với một số model có trên 30 core/bộ xử lý. Bo mạch chủ có thể có nhiều bộ xử lý được liên kết bằng UPI hay còn gọi là Intel® Ultra Path Interconnect.
Vâng, bạn có thể. Thông thường, có hai công ty sản xuất CPU PC là AMD và Intel. Mỗi công ty thiết kế CPU với các tác vụ riêng lẻ, như tính toán thông thường và các tác vụ chuyên biệt nặng như chơi game, chỉnh sửa, mã hóa, v.v. Tuy nhiên, khi xây dựng PC, nên sử dụng CPU và bo mạch chủ của cùng một công ty.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách