banner-news

Trong bài này

    Data Center là gì? Lý do doanh nghiệp quan tâm đến Data Center

    02/11/2023

    Data Center là gì? Đây là khu vực quan trọng tập trung chứa các cơ sở hạ tầng, đảm bảo doanh nghiệp luôn xuất hiện online 24/24 để tiếp cận với khách hàng, tăng khả năng thuyết phục khách mua hàng. Ngoài ra, việc lưu trữ hay xử lý dữ liệu cũng phụ thuộc vào Data Center. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết hơn về Data Center là gì, vai trò cũng như các chứng chỉ quan trọng nhằm kiểm tra chất lượng của một Data Center.

    Tìm hiểu về Data center là gì

    Data Center là gì

    Data Center (Dịch: Trung tâm dữ liệu) là nơi chứa các máy chủ (Server). Vậy, máy chủ là gì? Đây là nơi chứa tất cả các thông tin dữ liệu cần thiết cho một Website. Chúng cũng giống như là ngôi nhà của chúng ta vậy, chứa tất cả đồ dùng nội thất cần thiết bên trong.

    Do đó, Data Center giống như một khu vực lớn có nhiều ngôi nhà bên trong. Bạn cũng có thể hiểu đây là nơi chứa dữ liệu của rất nhiều trang web.

    Các trung tâm dữ liệu đầu tiên được ra đời từ các năm 1940, bao gồm các hệ thống máy tính sơ khai, như máy tính và bộ tích hợp số điện tử (Electronic Numerical Integrator and Computer, viết tắt là ENIAC). 

    Những loại máy móc đời đầu này được sử dụng cho mục đích phục vụ quân đội nên việc bảo trì và vận hành rất phức tạp. Chúng phải là các phòng máy tính chuyên dụng có giá đỡ, có khay cáp, hệ thống làm mát để chứa đựng tất cả các thiết bị. Ngoài ra, các Data Center này có các hệ thống hạn chế quyền truy cập để thực hiện các giải pháp bảo mật thích hợp.

    Tuy nhiên, tới các năm 1990, khi CNTT bắt đầu phổ biến và có ngày càng nhiều các thiết bị mạng giá cả phải chăng được ra đời, thuật ngữ Data Center mới được sử dụng. Thuở ban đầu, chúng được dùng để lưu trữ tất cả các Server của doanh nghiệp và được đặt tại văn phòng. Các phòng máy tính chuyên dụng này được gọi là Data Center trong tổ chức và chúng đã ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp.

    Vào cuối các năm 1990, khi bong bóng dot-com (bong bóng thị trường cổ phiếu) diễn ra, nhu cầu về tốc độ Internet và cần Internet hoạt động liên tục của các doanh nghiệp đòi hỏi cần phải có hệ thống cơ sở vật chất lớn hơn nữa để đặt các thiết bị mạng cần thiết với số lượng lớn. Đó chính là thời điểm các Data Center trở nên phổ biến và bắt đầu giống với khái niệm Data Center được giới thiệu bên trên.

    Các Datacenter hiện đại

    Vai trò của Data Center là gì 

    Data Center là một nơi cho phép doanh nghiệp thuê một không gian vật lý để đặt Server hoặc trải nghiệm các dịch vụ hỗ trợ mà không cần phải tốn nhiều chi phí hoặc phải tự setup phức tạp. Cung cấp dịch vụ sẽ lo phần này.

    Có thể nói, Data Center có vai trò quan trọng liên quan mật thiết với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như vai trò bảo mật dữ liệu. 

    Bên trong Data Center có gì 

    Center để tạo thành từ ba thành phần chính: điện toán (Data Center Computing), lưu trữ (Storage) và mạng (Network). Đây là các thành phần chính đảm bảo Data Center có thể hoạt động ổn định, ngoài ra thì một Data Center cần nhiều thành phần khác. Các cơ sở hạ tầng hỗ trợ là yếu tố cần thiết để đáp ứng các dịch vụ cho doanh nghiệp.

    Điện toán - Data Center Computing

    Server (máy chủ) là cỗ máy chính trong Data Center. Chúng có các bộ nhớ và khả năng xử lý để chạy các ứng dụng vật lý, ảo hóa, phân phối các vùng chứa và phân phối giữa các nút  từ xa (remote node) trong mô hình điện toán biên. 

    Data Center sẽ sử dụng bộ xử lý phù hợp nhất cho từng nhiệm vụ riêng biệt. Ví dụ: CPU đa năng không được dùng để giải quyết các công việc liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) hay máy học (Machine Learning).

    Lưu trữ - Data Center Storage

    Các Data Center thường phải lưu trữ số lượng lớn các thông tin dữ liệu nhạy cảm, phục vụ cho các mục đích riêng và từng nhu cầu của từng khách hàng. Việc giảm chi phí của các phương tiện lưu trữ (Storage Media) sẽ làm tăng dung lượng lưu trữ có sẵn, hỗ trợ việc sao lưu dữ liệu cục bộ, sao lưu dữ liệu từ xa hoặc cả hai. Những tiến bộ trong phương tiện lưu trữ giúp thời gian truy cập dữ liệu nhanh chóng hơn.

    Ngoài ra, cũng tương tự các phần mềm khác, hệ thống lưu trữ được phát triển trên phần mềm sẽ tăng hiệu quả của nhân viên trong việc quản lý hệ thống lưu trữ.

    Mạng - Data Center Network

    Thiết bị mạng trong Data Center bao gồm hệ thống cáp, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến và tường lửa, giúp các Server kết nối với nhau và với thế giới bên ngoài. Khi được cấu hình đúng cách, hệ thống này có thể quản lý một lượng lớn lưu lượng truy cập mà không làm giảm hiệu suất chung của hệ thống.. 

    Cấu trúc liên kết mạng ba tầng được tạo thành từ các bộ chuyển mạch lõi ở vùng biên. Chúng giúp kết nối Data Center với Internet. Ngoài ra, trong hệ thống có một lớp tổng hợp ở giữa giúp kết nối lớp lõi với lớp truy cập nơi đặt máy chủ. 

    Hệ thống Data Center Network

    Các tiến bộ công nghệ, ví dụ như bảo mật mạng siêu quy mô (Hyperscale Network Security) và xác định mạng qua phần mềm (Software-Defined Networking), mang lại tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao ở cấp độ Cloud cho các mạng tại chỗ (on-premises).

    Cách hoạt động của Data Center

    Data Center là nơi quan trọng, chứa các Server có chức năng xử lý tất cả các quy trình quan trọng của doanh nghiệp. Các dữ liệu quan trọng sẽ được lưu trữ, xử lý và tổ chức thành các packet riêng biệt để truyền. Các bộ định tuyến sẽ chọn con đường tốt nhất để di chuyển các dữ liệu. Bên trong các Data Center thường có sẵn các thiết bị hỗ trợ sao lưu và phục hồi dữ liệu trong các trường hợp cần thiết.

    Các chứng chỉ Data Center 

    Data Center có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị, từ công ty quản lý, các nhà cung cấp quản lý dịch vụ (Managed Service Provider). Khi đưa ra lựa chọn bất kỳ Data Center nào, điều quan trọng là chúng ta cần hiểu về các chứng chỉ của Data Center và quy trình kiểm tra chất lượng Data Center.

    Các chứng chỉ về thông số kỹ thuật như TIA ANSI/TIA-942-B và chứng chỉ của Uptime Institute đưa ra các yêu cầu cụ thể về kiến trúc Data Center, gồm:

    • Kiến trúc mạng (Network Architecture)
    • Thiết kế hệ thống điện
    • Hệ thống cơ khí
    • Hệ thống điện, cơ khí, viễn thông dự phòng
    • Hệ thống đảm bảo an toàn, tránh cháy nổ
    • Tính bảo mật vật lý
    • Tính hiệu quả

    Với các yếu tố này, một chứng chỉ sẽ xác định nhiều mức xếp hạng khác nhau cho từng Data Center. Ví dụ, trong cả chứng chỉ ANSI/TIA-942 và Uptime Institute, bao gồm 4 mức xếp hạng Data Center khác nhau là Tier 1, Tier 2, Tier 3 và Tier 4.

    Tier 1 và 2 chủ yếu cung cấp các dịch vụ lưu trữ dữ liệu bên ngoài cơ sở, mà không có quyền truy cập vào thông tin dữ liệu theo thời gian thực (real time). Trong khi đó, Tier 3 và 4 có tích hợp thêm các tính năng dự phòng tích, nhằm cung cấp quyền truy cập dữ liệu theo thời gian thực vào nhiều dịch vụ quan trọng.

    Nếu doanh nghiệp đang muốn thuê ngoài một nhà đơn vị cung cấp các dịch vụ Cloud, doanh nghiệp nên quan tâm đến các chứng chỉ khác như:

    • PCI DSS: Yêu cầu xử lý, truyền hoặc lưu trữ dữ liệu an toàn.
    • ISO 27000: Yêu cầu quản lý bảo mật về quyền sở hữu trí tuệ, thông tin nhân viên, tài chính hoặc các thông tin khác do bên thứ ba cung cấp.
    • ISO 9001: Tiêu chí đại diện cho hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm việc tập trung vào khách hàng, sự khuyến khích của lãnh đạo cấp cao, quy trình và cải tiến nhất quán.

    CMC Tân Thuận - Data Center Tier III hiện đại nhất Việt Nam có gì 

    Vào tháng 3/2022, CMC Tân Thuận - Data Center Tier III của Telecom chính thức ra mắt. Data Center này được đặt tại khu Chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP. HCM với diện tích lên đến hơn 13.000 m2.

    Hình ảnh Data Center CMC Tân Thuận tại Tp.HCM

    Tại CMC Tân Thuận sở hữu các chứng chỉ khắt khe nhất của một Data Center chất lượng cao, gồm PCI DSS, TVRA, ISO 27000 ISO 9001,... và nổi bật là chứng chỉ Uptime Tier III. Đây là chứng chỉ được cấp cho các Data Center chất lượng trên toàn thế giới, trong đó bao gồm Data Center của các đơn vị lớn như Hyundai, Samsung,... Để đạt được chứng nhận này, CMC Tân Thuận đã phải trải qua quy trình thiết kế và xây dựng nghiêm ngặt, đảm bảo thời gian hoạt động cao, hiệu suất và bảo mật tốt nhất.

    Bài viết trên đây đã giới thiệu khái niệm Data Center là gì, vai trò cũng như các chứng chỉ chất lượng phổ biến giúp doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu cần thuê chỗ đặt Server tại CMC Tân Thuận hoặc các dịch vụ đám mây khác, vui lòng liên hệ chúng tôi qua thông tin liên lạc bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn