banner-news

Trong bài này

    Database Server là gì? Giải thích chi tiết về máy chủ cơ sở dữ liệu

    15/11/2023

    Database Server là một thuật ngữ phổ biến được dùng khá nhiều trong ngành CNTT. Nếu doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển các phần mềm ứng dụng, doanh nghiệp cần phải sử dụng đến Database Server. Vậy, cụ thể thì Database Server là gì? Chúng có các chức năng và cách hoạt động như thế nào, có bao nhiêu loại Database Server? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

    Database Server là gì?

    Database Server là gì

    Database Server còn được gọi với tên khác là máy chủ cơ sở dữ liệu, đây là một máy chủ cung cấp các dịch vụ liên quan đến truy xuất dữ liệu cho các máy tính, thiết bị khác. Quá trình truy cập này có thể thực hiện trên giao diện người dùng của các thiết bị người dùng, hoặc giao diện của chính Database Server (truy cập vào bằng Remote Shell).

    Một Database Server thường gồm 2 thành phần chính là Client và Server:

    • Client: Các máy khách gửi yêu cầu đến máy chủ và hiển thị những thông tin, dữ liệu mà người dùng muốn.
    • Server: Xử lý các yêu cầu mà máy khách gửi đến và trả về kết quả là các thông tin dữ liệu.

    Cách hoạt động của Database Server

    Server sẽ tìm kiếm các bản ghi đã được chỉ định trong cơ sở dữ liệu và gửi chúng về Client thông qua mạng, để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Client sẽ xử lý những yêu cầu SQL của Server, và các yêu cầu từ Database Client được xử lý bằng Network Database Server. Để xử lý các yêu cầu đó, Server thường sử dụng tài nguyên của chính nó.

    Các loại máy chủ cơ sở dữ liệu Database Server

    Có 4 loại Database Server chính:

    • Máy chủ cơ sở dữ liệu tập trung: Hoạt động tại một địa điểm cụ thể. Những doanh nghiệp lớn có thể dùng máy chủ này để giám sát, lưu trữ, quản lý và sao lưu dữ liệu trực tiếp.
    • Máy chủ cơ sở dữ liệu phân tán: Hỗ trợ gửi dữ liệu doanh nghiệp trên nhiều Server khác nhau, điều này giúp tốc độ truy cập thông tin nhanh hơn và ổn định, đáng tin cậy hơn.
    • Máy chủ cơ sở dữ liệu hoạt động: Cung cấp tính năng hoạt động đồng thời, cho phép người dùng cập nhật thông tin ngay lập tức từ bất kỳ thiết bị nào trong mạng. Các doanh nghiệp sử dụng Database để gửi thông tin liên lạc giữa các nhân viên thường sử dụng Database Server này.
    • Máy chủ cơ sở dữ liệu đám mây: Giúp kết nối người dùng với hệ thống cơ sở dữ liệu thông qua mạng Internet. Nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ Cloud Computing để giúp người dùng truy cập vào dễ dàng, nhanh chóng hơn.

    Phân loại Database Server

    Chức năng của Database Server là gì

    Database Server sẽ quản lý tất cả các chức năng bên trong cơ sở dữ liệu. Chúng có thể là bất kỳ thiết bị nào, ví dụ như máy tính lớn, máy tính mini hoặc máy tính siêu nhỏ. Chức năng chính của Database Server được xem là Back-end, còn các phần mềm ứng dụng hoạt động trên Client được gọi là Front-end. 

    Các máy chủ cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý các tính năng bảo mật, phục hồi dữ liệu bên trong DBMS. Ngoài ra, các máy chủ này cũng hỗ trợ kiểm soát và quản lý những Client đã kết nối với nó, xử lý toàn bộ các lượt yêu cầu truy cập vào dữ liệu và bộ điều khiển.

    Ví dụ về Database Server

    Dưới đây là một số ví dụ chính về Database Server:

    1. Microsoft SQL

    Microsoft SQL là một trong các Database Server phổ biến. SQL là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi DBMS, tương thích với cả hệ điều hành Linux và Windows. Người dùng có thể truy cập vào dữ liệu trên Microsoft SQL cục bộ hoặc bằng Internet giống như những người dùng khác.

    2. MySQL

    MySQL sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (viết tắt là RDBMS). Chúng sẽ tổ chức các dữ liệu và tập tin dựa vào cách các dữ liệu này kết nối với nhau như thế nào. Hệ thống cơ sở dữ liệu SQL hầu như được ứng dụng trong mọi ngành và lĩnh vực, vì đây là một nền tảng mã nguồn mở có khá nhiều tính năng. Chúng tương thích với nhiều loại công nghệ khác nhau. 

    Giới thiệu về Database Server MySQL

    3. MongoDB

    MongoDB là lựa chọn phù hợp cho dữ liệu có cấu trúc lẫn phi cấu trúc. Trong điện toán, chúng ta rất dễ sắp xếp hoặc tìm kiếm các dữ liệu có cấu trúc, vì chúng đã có mẫu đã được xác định. Ngược lại, các dữ liệu phi cấu trúc thì không.

    Đa số các dữ liệu cấu trúc thường chỉ bảo gồm các thông tin liên quan đến con số. Tất cả  các thông tin khác như hình ảnh, nội dung mạng xã hội, slide kỹ thuật số, video,... đều là dữ liệu phi cấu trúc.

    4. SQLite

    SQLite là một máy chủ cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, cho phép doanh nghiệp có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Database Server này sử dụng khá ít tài nguyên (như bộ nhớ, khả năng tính toán xử lý và lưu trữ dữ liệu). Do đó, đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu bằng những thiết bị có ít tài nguyên tính toán, ví dụ như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. 

    5. PostgreSQL

    PostgreSQL cung cấp khả năng truy cập vào dữ liệu nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh những chức năng của Database Server này thông qua các ngôn ngữ lập trình khác nhau như C++ và Java. Những doanh nghiệp cần cá nhân hóa máy chủ cơ sở dữ liệu thường lựa chọn PostgreSQL.

    6. Microsoft Access

    Nếu có nhu cầu phân tích dữ liệu thường xuyên, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn 

    Microsoft Access. Database Server này giúp doanh nghiệp có thể phân tích một lượng lớn dữ liệu và xuất báo cáo dễ dàng để theo dõi kết quả.

    Đa phần các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc có cửa hàng online đều dùng Microsoft Access để lưu trữ, quản lý và phân tích thông tin khách hàng cũng như lượng hàng tồn kho. Điểm nổi bật của Database Server này là có tính đơn giản, dễ tiếp cận cả cho người mới tìm hiểu. 

    7. MariaDB

    MariaDB là một Database Server sử dụng hiệu quả các tài nguyên của doanh nghiệp, cung cấp khả năng xử lý lệnh vượt trội. Máy chủ cơ sở dữ liệu này tương thích với nhiều hệ điều hành phổ biến như Linux, Mac và Windows. Máy chủ này cũng cung cấp cách mã hóa và lưu trữ dữ liệu.

    Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về khái niệm Database Server là gì, các tính năng cũng như một số loại Database Server chính. Chúc doanh nghiệp lựa chọn được loại máy chủ cơ sở dữ liệu phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh.

     

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn