banner-news

Trong bài này

    Điện toán đám mây trong Giáo dục: Lợi ích và Ví dụ thực tế

    14/12/2023

    Điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop và máy tính để bàn đang ngày càng trở thành những công cụ phổ biến trong lớp học và tất cả chúng đều được liên kết với một loạt tài nguyên giáo dục nhờ điện toán đám mây (cloud computing).

    Điện toán đám mây trong giáo dục là gì

    Điện toán đám mây trong giáo dục đề cập đến việc di chuyển dữ liệu và tài nguyên CNTT của hệ thống trường học sang máy chủ đám mây (cloud server) bên ngoài do nhà cung cấp đám mây quản lý. Cách tiếp cận này cho phép quản trị viên tiết kiệm chi phí và tài nguyên cần thiết để lưu trữ dữ liệu đồng thời hỗ trợ giáo viên và học sinh bằng các tài liệu và môi trường học tập ảo.

    Quyết định lưu trữ dữ liệu trường học trên đám mây (Cloud Storage) đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn và xu hướng này chưa có dấu hiệu chậm lại. Điện toán đám mây trong giáo dục đang trên đà trở thành một ngành công nghiệp trị giá 8,7 tỷ USD vào năm 2027, mang lại nhiều lợi ích mà các nhà giáo dục đang đón nhận.

    Điện toán đám mây trong giáo dục

    Lợi ích điện toán đám mây trong giáo dục

    Việc kết hợp giữa điện toán đám mây và giáo dục đã giúp ích cho các trường học theo nhiều cách. Việc chuyển dịch vụ CNTT sang môi trường đám mây giúp cho các quản trị viên không phải chi trả cho việc cập nhật phần mềm, quản lý máy chủ (Server) và cài đặt các biện pháp bảo mật. Và nhiều trường học, tổ chức giáo dục cũng không có đủ nhân viên CNTT, vì vậy việc tin tưởng vào một nhà cung cấp đám mây uy tín để lưu trữ và quản lý dữ liệu trong môi trường đám mây sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách giáo dục.

    Một số lợi ích của điện toán đám mây trong ngành giáo dục như: 

    • Giảm chi phí quản lý dữ liệu và CNTT.
    • Tăng khả năng tiếp cận kho tài liệu khóa học.
    • Cho phép sinh viên làm việc và cộng tác ảo.
    • Cho phép các giảng viên, nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ và theo dõi bài tập về nhà trực tuyến.
    • Chuyển từ mô hình học truyền thống sang học trực tuyến dễ dàng hơn khi cần thiết.

    Khả năng truy cập dữ liệu trên đám mây là một lợi thế khác. Vì học sinh, sinh viên có thể lưu trữ và truy xuất tài liệu ngay lập tức trên máy chủ từ xa nên họ có thể làm việc từ bất cứ nơi nào có kết nối Internet và cộng tác với các bạn cùng lớp mà không cần phải ở cùng phòng.

    Giáo viên cũng được hưởng lợi từ công nghệ đám mây. Bởi điện toán đám mây cung cấp kết nối internet an toàn và đáng tin cậy, cho phép giáo viên áp dụng các nền tảng trực tuyến để giao việc và theo dõi bài tập về nhà. Với tất cả tài nguyên trên đám mây, giáo viên cũng có thể chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tính linh hoạt này đã làm cho điện toán đám mây trở thành một giải pháp đắc lực trong giáo dục. 

    Ví dụ về sử dụng điện toán đám mây trong giáo dục

    Cloud Storage 

    Cloud Storage (Lưu trữ đám mây) là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết nhất cho lớp học vì nó cho phép các cá nhân và tổ chức giáo dục lưu trữ hoặc chia sẻ các tệp hoặc dữ liệu quan trọng. 

    Cloud Storage ngày càng trở nên hữu ích trong eLearning (giáo dục trực tuyến) vì nó cho phép giáo viên lập kế hoạch, tạo và chia sẻ những bài học có ý nghĩa mà không cần tài liệu vật lý, từ đó thay đổi trải nghiệm học tập cho học sinh.

    Cloud Storage được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Dữ liệu cục bộ (chẳng hạn như trên Laptop) có thể được sao lưu vào bộ nhớ đám mây; một đĩa ảo (virtual disk) có thể được “đồng bộ” với đám mây và phân phối cho các máy tính khác; và đám mây có thể được sử dụng làm kho lưu trữ để lưu giữ dữ liệu (theo chính sách) cho các mục đích quản lý hoặc mục đích khác.

    Microsoft

    Microsoft có phiên bản ứng dụng năng suất riêng dành cho sinh viên và nhà giáo dục: Office 365 Education, phiên bản đăng ký dựa trên đám mây của Microsoft Office. Thay vì tải phần mềm xuống ổ cứng, bạn thiết lập tài khoản Office 365 và lưu tất cả tài liệu Office của mình lên đám mây để dễ dàng truy cập. 

    Office 365 Education có các ứng dụng từ phiên bản tiêu chuẩn cùng với các công cụ lớp học bổ sung. Một phần thưởng khác - Office 365 Education miễn phí cho sinh viên và nhà giáo dục (bắt đầu ở mức 70 USD mỗi năm cho những người khác).

    Google

    Google nổi tiếng với các ứng dụng năng suất dựa trên đám mây là Google Workspace, bao gồm Gmail, Hangouts, Lịch, Google Drive và Google Docs. Một phiên bản lớp học đặc biệt có tên là Google Workspace for Education, bao gồm các tính năng bổ sung cho Google Tài liệu (Docs), Trang tính (Sheets), Drive, Gmail và các ứng dụng khác. 

    Ví dụ: Học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên với Tab khám phá để nhập công thức trong Sheets hoặc nhận gợi ý bố cục trong Slides. Một sản phẩm khác, Google Classroom, liên kết các ứng dụng đám mây trực tuyến của Google để hoàn thành hoặc lên lịch bài tập dễ dàng hơn bằng cách sử dụng một central hub. 

    Google Workspace trong giáo dục

    Kahoot!

    Kahoot! Hỗ trợ sinh viên bằng nền tảng SaaS dựa trên đám mây (Cloud) kết hợp giáo dục và gamification (Game hóa). Giáo viên có thể tạo nội dung số, chẳng hạn như các câu hỏi trắc nghiệm, mà học sinh có thể tham gia trên bất kỳ thiết bị nào được kết nối với internet. Học sinh cũng có thể truy cập nền tảng tại nhà thông qua Kahoot! app, ghi nhớ flashcards và lập nhóm trắc nghiệm với bạn bè.

    Coursera

    Coursera cung cấp đa dạng khóa học trực tuyến từ các trường đại học và giảng viên có uy tín thông qua nền tảng đám mây (Cloud Platform). Coursera cũng cung cấp các bài học về kỹ năng nghề nghiệp cụ thể và cấp bằng cấp được các trường đại học công nhận. 

    Ví dụ: Sinh viên Coursera có thể tham gia các lớp học khoa học máy tính trực tuyến do Đại học Pennsylvania cung cấp để lấy bằng thạc sĩ về máy tính và công nghệ thông tin.

    Có thể nói, Điện toán đám mây trong giáo dục cho phép học sinh, sinh viên và giáo viên truy cập thông tin từ mọi nơi, mọi lúc, đồng thời lưu trữ thông tin dữ liệu một cách tự động. Điện toán đám mây cũng cho thấy nó có thể góp phần phát triển các kỹ năng của Thời đại công nghệ 4.0 như cộng tác và giao tiếp. 

    Hiện nay có nhiều ứng dụng hỗ trợ và lưu trữ bài tập của giáo viên và học sinh như Google Classroom, Google Docs và Google Slides, Microsoft 365, Cloud Storage như đã nhắc đến ở trên. Điều cần thiết là các nhà giáo dục nhận thức được và giải quyết những hạn chế tiềm ẩn xung quanh quyền riêng tư, khả năng kết nối và độ tin cậy thì có thể giảm thiểu những rủi ro liên quan và học sinh sẽ có trải nghiệm tích cực và hấp dẫn hơn trong quá trình học tập.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn