banner-news

Trong bài này

    Điện toán đám mây và những lưu ý về tài chính

    01/10/2023

    Khi việc sử dụng điện toán đám mây (Cloud Computing) khiến chi phí hoạt động thường xuyên (Opex) của doanh nghiệp tăng. Vậy các Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO) của các doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố tài chính nào khác trước khi đưa ra các quyết định. Cùng CMC Cloud tìm hiểu ngay. 

     

    Xem xét khía cạnh tài chính trong điện toán đám mây 

     

    Nhiều doanh nghiệp đang khá chậm trong việc áp dụng điện toán đám mây do sự nhầm lẫn về tác động tài chính của việc triển khai và quản lý nó. Sanil Solanki, Giám đốc nghiên cứu của Gartner cho biết: "Mặc dù Cloud được cho là tiết kiệm hơn so với các giải pháp công nghệ thông tin on-premise, tuy nhiên, điện toán đám mây đối mặt với sự phản đối từ bộ phận tài chính vì nó làm tăng chi phí hoạt động, vận hành (Opex) của doanh nghiệp. Các bộ phận Công nghệ thông tin của doanh nghiệp thường bàn giao việc đưa ra quyết định cho bộ phận tài chính, và sự bế tắc này hiếm khi được giải quyết. Chính vì thế, việc áp dụng cloud không diễn ra nhanh chóng như dự đoán ban đầu."

     

    "Capex" và "Opex" là hai thuật ngữ liên quan đến chi phí của doanh nghiệp. Dưới đây là cách hiểu mỗi thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin:

     

    • Capex (Capital Expenditure - Chi phí vốn): Là các chi phí liên quan đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị, phần mềm và các tài sản lớn khác cho mục đích sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Đây là những khoản tiền chi tiêu mà doanh nghiệp chi trả để mua sắm, xây dựng, nâng cấp hoặc mở rộng các tài sản cố định của mình. Các chi phí vốn thường có ảnh hưởng lâu dài và có giá trị theo thời gian. Ví dụ, việc mua máy chủ mới, xây dựng trung tâm dữ liệu, hay triển khai một hệ thống ERP mới đều là những chi phí vốn.

     

    • Opex (Operating Expenditure - Chi phí vận hành): Là các chi phí liên quan đến việc duy trì và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Đây là các chi phí mà doanh nghiệp phải trả để duy trì hoạt động của họ, chẳng hạn như chi phí thuê nhân viên IT, tiền điện cho hệ thống máy chủ tại doanh nghiệp, chi phí bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật, và các khoản chi phí hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm khác có liên quan đến CNTT. Các chi phí vận hành thường có ảnh hưởng ngắn hạn và liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.

     

    Phân biệt Capex và Opex 

     

    Dù vậy, khi việc sử dụng điện toán đám mây làm tăng chi phí hoạt động, vận hành, các CIO vẫn nên xem xét các yếu tố tài chính khác trước khi đưa ra quyết định thay đổi.

     

    Các CIO thường có cái nhìn bao quát về tác động tài chính của điện toán đám mây, khả năng cao sẽ có những cuộc thảo luận với chuyên gia tài chính của doanh nghiệp về thời điểm và cách thức triển khai các dịch vụ điện toán đám mây sao cho hiệu quả. Hiểu rõ được những gì mà điện toán đám mây có thể hỗ trợ, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng đối với các nhà lãnh đạo khi tham gia các cuộc thảo luận này. Lúc này, việc áp dụng điện toán đám mây có thể tiết kiệm, tối ưu một lượng tiền đáng kể cho doanh nghiệp. Vì vậy, làm rõ được những khía cạnh tích cực và tiêu cực về mặt tài chính của các giải pháp điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định sáng suốt:


    03 Khía cạnh tích cực về mặt tài chính của giải pháp điện toán đám mây:

     

    1. Tính linh hoạt chi phí cao hơn khi sử dụng cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure as a Service - IaaS)

     

    Dịch vụ điện toán đám mây có mức biến động chi phí cao, do đó, chi phí có thể giảm nhanh chóng nếu nhu cầu sử dụng tài nguyên dịch vụ giảm đi tương ứng.

     

    Cụ thể, khi sử dụng IaaS, doanh nghiệp có khả năng linh hoạt điều chỉnh và tối ưu hóa chi phí dựa trên nhu cầu thực tế. Doanh nghiệp có thể:

     

    • Mở rộng và thu hẹp tài nguyên theo yêu cầu: Người dùng có thể dễ dàng mở rộng tài nguyên khi nhu cầu tăng lên, ví dụ như khi có sự gia tăng giao dịch hoặc sự kiện đặc biệt. Ngược lại, khi không cần sử dụng nhiều tài nguyên, họ có thể thu hẹp tài nguyên để tránh lãng phí.

     

    • Trả tiền chỉ cho tài nguyên sử dụng: Doanh nghiệp chỉ trả tiền cho các tài nguyên và dịch vụ mà họ thực sự sử dụng, không phải đầu tư vào việc mua sắm và duy trì cơ sở hạ tầng cố định. Điều này giúp họ tiết kiệm chi phí và chỉ trả tiền khi cần thiết.

     

    • Dự đoán và quản lý chi phí dễ dàng: Với IaaS, doanh nghiệp có thể dễ dàng dự đoán và quản lý chi phí vì họ biết chính xác số tiền mà họ sẽ trả dựa trên việc sử dụng tài nguyên và dịch vụ.

     

    Khía cạnh tích cực về mặt tài chính của điện toán đám mây  

     

    2. Tăng lượng tiền giữ lại

     

    Bằng cách sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp theo yêu cầu, các CIO không phải đầu tư trước để đầu tư một khoản tiền lớn cho cơ sở hạ tầng CNTT. Lượng tiền được giữ lại khi sử dụng Cloud có thể sử dụng để đầu tư vào các dự án mở rộng, mua sắm tài sản mới cấp thiết khác hoặc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

     

    Tăng tiền mặt giữ lại có thể là dấu hiệu tích cực về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, cho thấy khả năng thanh toán nợ và đầu tư vào tương lai. Nó cũng có thể cải thiện vị thế của doanh nghiệp trong việc đối mặt với những khó khăn tài chính hoặc cơ hội mở rộng và phát triển trong tương lai.

     

    3. Giảm chi phí cơ hội

     

    Chi phí cơ hội được xác định là giá trị bị bỏ qua khi theo đuổi một quá trình, hành động nhất định. Bằng cách lựa chọn sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp theo yêu cầu, một công ty có thể giải phóng chi phí để đầu tư vào các bộ phận khác của doanh nghiệp. 

     

    Cụ thể, khi một doanh nghiệp chọn sử dụng các dịch vụ đám mây hoặc dịch vụ theo yêu cầu thay vì xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng riêng (on-premises), doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và giảm chi phí vận hành hàng tháng. Việc tiết kiệm này giúp doanh nghiệp giải phóng tiền mặt, đồng thời giảm thiểu chi phí cơ hội.

     

    Với việc tiết kiệm tiền mặt từ việc sử dụng dịch vụ đám mây, doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để đầu tư vào các phần khác của doanh nghiệp như:

     

    • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Doanh nghiệp có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng.

     

    • Đào tạo nhân viên và phát triển nhân tài: Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên giúp nâng cao năng lực và chuyên môn của họ, từ đó đóng góp tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

     

    03 Khía cạnh tiêu cực về mặt tài chính của các giải pháp điện toán đám mây 

     

    Khía cạnh tiêu cực về mặt tài chính của điện toán đám mây  

     

    • Tính linh hoạt chi phí thấp hơn với phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service - SaaS): Nhà cung cấp SaaS hứa hẹn sự linh hoạt về chi phí là một trong những lợi ích; tuy nhiên, thực tế khách hàng có thể phải trả nhiều chi phí hơn nếu họ sử dụng nhiều license, tuy nhiên sẽ không ít chi phí hơn nếu doanh nghiệp không sử dụng quá nhiều. Mặc dù SaaS cung cấp nhiều lợi ích, nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ về tính linh hoạt về chi phí và phù hợp với yêu cầu kinh doanh của họ trước khi chọn mô hình này.

     

    • Phí đăng ký cao hơn: Tổng chi phí sở hữu có thể thấp hơn trong vòng 05 năm, nhưng phí đăng ký lại cao hơn so với license vĩnh viễn sau năm thứ 03 hoặc thứ 04. Do đó, cần so sánh cho việc chi trả tiền hàng tháng cho phí thuê của SaaS có thể vượt qua chi phí mua một license vĩnh viễn. Trong nhiều trường hợp, việc chọn SaaS có thể đem lại lợi ích về chi phí và tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà việc sử dụng SaaS trong thời gian dài có thể tăng chi phí, việc mua bản quyền vĩnh viễn có thể là một lựa chọn tốt hơn (nếu nhà cung cấp SaaS có có cung cấp license vĩnh viễn).

     

    • Chi phí chuyển đổi cao với SaaS: Chi phí để trích xuất dữ liệu và đưa dữ liệu trở lại là rất cao. Một trong những khó khăn khi doanh nghiệp quyết định chuyển đổi từ việc sử dụng SaaS sang môi trường truyền thống trên nền tảng riêng của họ (on-premises). Trong trường hợp này, chi phí phát sinh có thể là chi phí di chuyển, tích hợp lại hệ thống,…

     

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ. 

     

    Website: https://cmccloud.vn

    Hotline: 1900.2010



     

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn