banner-news

Trong bài này

    DNS Server là gì? Chức năng và phân loại DNS Server

    01/10/2023

    DNS Server là một phần không thể thiếu trong Website. Vai trò của DNS Server là gì đối với Website? Đây là một hệ thống quan trọng giúp bảo vệ dữ liệu người dùng trên môi trường Internet. Hãy cùng CMC Cloud phân tích chi tiết về khái niệm, các loại DNS Server và cách hoạt động của giải pháp này qua bài viết bên dưới.

    DNS Server là gì

    DNS (Domain Name System), dịch ra tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. DNS Server là hệ thống chuyển đổi tên miền website, từ dạng www.tenmien.com sang địa chỉ IP tương ứng với tên miền đó và ngược lại. Mỗi một tên miền chỉ có một địa chỉ IP duy nhất tương ứng.

    Khái niệm DNS Server là gì đơn giản hơn được hiểu là cuốn danh bạ của internet. Khi người dùng gõ tên miền như 'cmccloud.vn' vào trình duyệt web, DNS có nhiệm vụ tìm địa chỉ IP chính xác cho trang web đó. Trình duyệt sau đó sử dụng những địa chỉ này để giao tiếp với máy chủ nguồn (origin servers) hoặc máy chủ biên CDN (CDN Edge Server) để truy cập thông tin trang web. Tất cả điều này xảy ra nhờ các DNS server: những máy chuyên trả lời các truy vấn DNS. 

    DNS Server được ra đời vào năm 1984, giúp liên kết thiết bị mạng với nhau để định vị và chia sẻ thông tin cho tất cả mọi người dùng trên thế giới.

    DNS Server là gì?

    Primary DNS Server là gì

    Primary DNS Server (PDS) có vai trò xác thực các thông tin chính thức của tên miền mà nó quản lý. PDS còn được hiểu là máy chủ tên miền chính, ngoài ra còn có máy chủ tên miền phụ (Secondary DNS Server - SDS).

    Các thông tin, tên miền mà PDS quản lý sẽ được khởi tạo, lưu trữ và xử lý tại đây, sau đó được chuyển sang các SDS.

    DNS Server có chức năng gì

    Vậy, dịch vụ DNS Server có chức năng chính là gì? DNS Server mang đến nhiều vai trò khác nhau, trong đó bao gồm tính năng “thông dịch viên” và truyền đạt thông tin. DNS Server giúp chuyển tên miền Website thành địa chỉ IP tương ứng gồm 4 nhóm số khác nhau. Ví dụ: chuyển đổi www.tenmien.vn thành nhóm số 421.57.843.787 hoặc ngược lại.

    Chức năng của DNS Server là gì? Phân giải tên miền thành IP 

    Nhờ có DNS Server, trình duyệt của người dùng có thể hiểu và cho phép truy cập chính xác. Chúng ta không cần phải nhập địa chỉ IP phức tạp, khó nhớ mà chỉ cần nhập tên của Website. Trình duyệt sẽ tự nhận dạng Website này.

    Mỗi máy tính sẽ có 1 địa chỉ IP riêng biệt, dùng để kết nối giữa máy chủ và máy khách. DNS Server có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp truy cập vào trang Web bất kỳ hoặc gửi Email. 

    “Máy chủ là một thiết bị hoặc chương trình chuyên cung cấp dịch vụ cho các chương trình khác (gọi là máy khách (Client)). DNS Client được tích hợp trong hầu hết các hệ điều hành di động và máy tính để bàn hiện nay, cho phép trình duyệt Web tương tác với máy chủ DNS. Để hiểu rõ hơn, doanh nghiệp có thể xem thông tin về mô hình máy khách-máy chủ (mô hình Client - Server).”

    Cách hoạt động của DNS Server

    Để hiểu hơn về khái niệm DNS Server là gì, chúng ta cần phải nắm rõ cách thức hoạt động của DNS. Hãy cùng xem qua ví dụ minh họa cụ thể: Khi cần truy cập vào một trang Web nào đó, DNS Server sẽ hoạt động theo các bước:

    • Thiết bị của người dùng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP của tên miền tương ứng đến máy chủ quản lý tên miền (Name Server) cục bộ.
    • Máy chủ tên miền cục bộ tìm kiếm trong hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu có tên miền mà thiết bị người dùng yêu cầu, máy chủ gửi kết quả là địa chỉ IP trở về. 

    Trong trường hợp không có tên miền cần tìm, máy chủ tên miền cục bộ sẽ thực hiện các bước sau:

    • Gửi yêu cầu lên các tên miền ở mức cao nhất (thường là tên miền ở mức Root). Máy chủ root sẽ gửi thông tin máy chủ có tên miền đó về cho máy chủ tên miền cục bộ.
    • Sau đó, máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền được Root Name Server cung cấp để tìm ra tên miền người dùng cần và địa chỉ IP.
    • Cuối cùng, máy chủ tên miền cục bộ gửi thông tin đến thiết bị của người dùng.

    Lúc này, thiết bị người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP đã nhận được để truy cập vào Server có chứa trang Web, sau đó vào Website để xem thông tin dữ liệu.

    Các loại DNS Server chính

    Có 4 loại DNS Server chính như sau:

    Root Name Server

    Root Name Server là máy chủ tên miền cao nhất (top-level-domain), có vai trò chứa các thông tin để tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, máy chủ Root là một máy chủ cao nhất, có thể đưa ra truy vấn tìm kiếm đến tất cả các máy chủ ở miền thấp hơn.

    Tìm hiểu khái niệm Root Name Server trong DNS Server là gì?

    Sau đó, máy chủ ở cấp cao nhất (top-level-domain) cung cấp thông tin địa chỉ của các máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền ở mức cấp hai (secondary-level-domain) có chứa tên miền cần tìm. Quá trình này được thực hiện liên tục cho tới khi tìm thấy máy chủ. Với cách hoạt động này, người dùng có thể tìm được bất kỳ tên miền nào trong không gian tên miền.

    DNS Recursor

    DNS Recursor có vai trò lấy và trả đúng thông tin mà trình duyệt cần về cho trình duyệt. Nói một cách dễ hiểu, DNS Recursor giúp liên lạc với các Server để phản hồi lại yêu cầu từ người dùng, thông qua sự hỗ trợ của Root DNS Server. 

    TLD Name Server

    Khi truy cập vào các Website lớn như Google, bạn thấy phần mở rộng tên miền là “.com”. Đây chính là một trong các Top-level-domain mà CMC Cloud đề cập ở trên. Và Server cho các Top-level-domain này là TLD Name Server. Đây là nơi quản lý tất cả hệ thống thông tin của các mục mở rộng tên miền chung.

    Authoritative Name Server

    Hệ thống bắt đầu phân giải tên miền khi DNS Resolver tìm được Authoritative Name Server, vì đây là nơi cho biết tên miền đang tìm có địa chỉ IP tương ứng nào.

    Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên hiểu về Preferred DNS Server và Alternate DNS Server là gì. Preferred DNS Server (DNS Server ưu tiên) là máy chủ đầu tiên mà máy tính sẽ liên hệ khi cần phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Ngược lại, Alternate DNS Server (DNS Server thay thế) là máy chủ dự phòng mà máy tính liên hệ khi Preferred DNS Server không khả dụng hoặc không cung cấp thông tin đúng như yêu cầu.

    Bảo vệ DNS Server trước những phần mềm độc hại

    Khi sử dụng DNS Server, doanh nghiệp cần thực hiện 2 việc sau để tránh bị tấn công bởi các phần mềm độc hại:

    • Cài phần mềm chống virus và thường xuyên khởi chạy phần mềm diệt virus.
    • Lưu ý các Website thường xuyên truy cập. Trong trường hợp bạn thấy website hơi khác biệt một chút so với trước đây, có thể là hình ảnh, màu sắc hoặc thanh top menu đầu trang không giống,... thì đây là dấu hiệu cho thấy đó là một trang Web lừa đảo. Trình duyệt có thể cảnh báo người dùng qua thông báo “Invalid Certificate”.

    Bảo vệ DNS Server trước các phần mềm độc hại

    So sánh Public DNS Server và Private DNS Server

    Dưới đây, cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa Public DNS Server và Private DNS Server là gì:

    • Public DNS Server: Cho phép máy chủ truy cập các mạng Internet công cộng, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ IP của máy chủ qua Internet.
    • Private DNS Server: Phù hợp với các máy tính có tường lửa bảo vệ, chủ yếu dùng cho các máy tính trong mạng nội bộ. Người dùng không thể truy cập trực tiếp vào các máy tính này.

    03 Dịch vụ DNS Server tốt nhất

    Điểm danh 03 dịch vụ DNS Server tốt nhất đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn:

    Cloudflare DNS

    Cloudflare DNS có thời gian phản hồi nhanh chóng với thời gian Uptime lên đến 100%, có các cơ chế giúp chống lại các cuộc tấn công DDoS. Đây là dịch vụ DNS Server được xem là có tốc độ nhanh chóng nhất thế giới, với tốc độ trung bình 11ms.

    Hiện nay, Cloudflare DNS có hệ thống trung tâm dữ liệu hiện đại tại hơn 200 thành phố khác nhau. Nếu ngân sách eo hẹp, doanh nghiệp có thể thử trải nghiệm dịch vụ Public DNS Server miễn phí tại đây.

    Google Public DNS

    Google Public DNS là một giải pháp DNS Server miễn phí toàn cầu, với nhiều phương pháp giúp thời gian phản hồi nhanh hơn như cung cấp máy chủ, cân bằng tải, phạm vi phủ sóng toàn cầu và khả năng chống lại DDoS. Tuy nhiên, Google Public DNS không chặn các Website không mong muốn, đây chỉ là một máy chủ lưu trữ và phân giải tên miền.

    Các dịch vụ DNS Server tốt nhất - Google Public DNS

    Open DNS 

    Với hơn 90 triệu người dùng, Open DNS hiện đang là một trong những DNS Server miễn phí phổ biến hàng đầu. Open DNS mang đến tốc độ cao và độ bảo mật tốt, nhờ vào các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu. Ngoài ra, giải pháp DNS Server này cũng hỗ trợ chặn truy cập vào các trang Web không mong muốn.

    Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về khái niệm DNS Server là gì, cũng như các chức năng và cách thức hoạt động của nó. Hy vọng qua thông tin trên, doanh nghiệp đã phần nào hiểu hơn về DNS để sử dụng nó hiệu quả hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn