banner-news

Trong bài này

    HDD là gì? Phân biệt máy chủ lưu trữ SSD và HDD

    15/11/2023

    Việc chọn ổ cứng HDD hoặc SSD có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tối ưu được hiệu suất hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Vậy, HDD là gì? . Cùng với sự phát triển của Server, vai trò của ổ cứng HDD cũng ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

    HDD là gì?

    Ổ cứng HDD là gì

    HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, trong đó, thông tin dữ liệu được lưu trữ trên các đĩa tròn làm từ thủy tinh, nhôm hoặc gốm và được phủ một lớp tự tính bên trên. HHD cũng là bộ nhớ non-volatile giống như SSD, nhưng chúng có cấu trúc hoàn toàn khác biệt, gồm Track, Sector, Cluster.

    SSD là ổ đĩa thể rắn được tạo thành từ nhiều chip non-volatile. Ổ cứng này đọc và ghi dữ liệu trong các chip flash, do đó mang lại tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng, hầu như là ngay lập tức. 

    Phân biệt máy chủ lưu trữ SSD và HDD

    Cùng phân tích điểm khác biệt giữa máy chủ lưu trữ SSD và HDD là gì qua một số yếu tố chính:

    Tuổi thọ

    Theo thời gian, ổ cứng HDD có thể bị hao mòn và gây ra nhiều sự cố. Thời gian hoạt động của HDD chỉ khoảng 4 năm. Còn về SSD, các chip Flash bình thường có thể ghi / xóa dữ liệu khoảng 300 000 lần, một số loại chip Flash chất lượng cao có thể cung cấp đến 1 triệu lần ghi / xóa dữ liệu, mang đến độ bền và tuổi thọ cao hơn. Ngoài ra, nhà cung cấp ổ cứng SSD cũng dùng nhiều biện pháp khác nhau để kéo dài tuổi thọ cho ổ cứng.

    Trọng lượng và kích thước

    SSD gồm nhiều kích thước khác nhau, từ 1.0 inch cho đến 5,25 inch phù hợp cho nhu cầu của doanh nghiệp, cụ thể:

    • 5,25 inch cho các dòng máy thế hệ trước.
    • 3,5 inch cho các thiết bị laptop, máy tính cá nhân, máy trạm hoặc Server.
    • 2.5 inch dùng cho laptop xách tay.
    • 1.8inch dùng cho các thiết bị kỹ thuật số cá nhân hoặc PC Card.
    • 1,0 inch dùng cho thiết bị siêu nhỏ.

    Ngoài ra, trọng lượng của SSD cũng khá nhẹ so với HDD truyền thống.

    Độ tin cậy

    Ổ cứng HDD hoạt động dựa trên việc đọc và ghi thông tin của đĩa quay. Do đó, đôi khi việc đọc dữ liệu có thể bị sai sót khi hoạt động quá lâu, ngoài ra các đĩa tròn cũng có thể bị hư hỏng theo thời gian.

    Ngược lại, ổ cứng SSD không có bất kỳ sự chuyển động nào khi đọc / xóa dữ liệu, nên việc sai sót hoặc thất thoát, bị mất dữ liệu là điều không thể diễn ra. SSD cũng không bị các lỗi về phần cứng, cơ khi như HDD. Điểm đặc biệt là SSD có thể lưu trữ thông tin dữ liệu trong môi trường có nhiệt độ từ 60°C đến 95°C.

    So sánh SSD và HDD

    Lượng điện năng tiêu thụ

    Ổ cứng SSD tiêu thụ điện năng ít hơn HDD, giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 30% đến 60% năng lượng. Về mức độ tỏa nhiệt, ổ cứng SSD giúp tiết kiệm từ 6 Watts - 10 Watts do không cần điện năng để quay các đĩa tròn và xoay các phần động cơ như HDD. Do đó, đa phần các doanh nghiệp đều lựa chọn ổ cứng SSD để lưu trữ dữ liệu, giúp tiết kiệm điện năng và không cần phải sử dụng đến các hệ thống làm mát hoặc tản nhiệt gây tốn kém.

    Chi phí

    Với nhiều ưu điểm vượt trội kể trên ổ cứng SSD có chi phí cao hơn so với HDD truyền thống. Yếu tố chi phí là lợi thế cạnh tranh của HDD, nhiều người dùng vẫn sử dụng hình thức này để tiết kiệm chi phí. Ngược lại, SSD server vẫn chưa thực sự phổ biến vì giá thành khá cao.

    Các tổ chức lớn trong lĩnh vực quân sự hoặc các ngành công nghiệp yêu cầu tính bảo mật và tốc độ truy xuất dữ liệu cao mới cần dùng đến ổ cứng SSD. Tuy nhiên, theo sự phát triển của công nghệ, khoảng cách giữa SSD và HHD sẽ ngày càng thu hẹp.

    Tốc độ truy xuất dữ liệu

    SSD là ổ cứng lưu trữ dữ liệu điện tử, chúng không có các bộ phận chuyển động cơ học như HDD nên không mất quá nhiều thời gian để truy xuất dữ liệu. Trong khi đó, ổ đĩa HDD cần có sự chuyển động của các đĩa từ và phải mất khoảng 1 đến 3 giây để khởi động các động cơ, nên thời gian truy xuất dữ liệu sẽ lâu hơn.

    Thời gian truy xuất dữ liệu trung bình của SSD là khoảng 3,5 đến 10 micro giây, còn với ổ cứng HDD là 5 đến 10 mili giây. Qua đó ta thấy, tốc độ truy xuất của SSD nhanh hơn HDD cả trăm lần. Cùng với sự phát triển của các công nghệ giao tiếp như Sata 3, với lượng băng thông 6Gpbs, nhiều ổ đĩa SSD Server có thể cung cấp tốc độ đọc và ghi dữ liệu lên đến 500 MB/s.

    Qua bài viết trên hi vọng doanh nghiệp đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về ổ đĩa HHD là gì, sự khác biệt chính giữa HHD và SSD để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Đừng quên theo dõi Blog tại CMC Cloud để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất. 

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    Website: https://cmccloud.vn 

    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn 

    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn