banner-news

Trong bài này

    Hệ thống digital immune system là gì? Và tại sao nó lại quan trọng?

    03/10/2023

    Digital immune system (DIS) - hệ thống miễn dịch kỹ thuật số là sự kết hợp giữa các công nghệ để thiết kế, phát triển, vận hành và phân tích phần mềm nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Dưới đây là những gì doanh nghiệp bạn cần biết.

    Hệ thống digital immune system mạnh mẽ giúp bảo vệ các ứng dụng và dịch vụ khỏi những bất thường xảy ra, chẳng hạn như ảnh hưởng từ lỗi phần mềm hoặc các vấn đề về bảo mật bằng cách khiến cho các ứng dụng trở nên linh hoạt hơn, giúp chúng phục hồi nhanh chóng sau sự cố.

    Hệ thống DIS cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro liên tục trong kinh doanh được tạo ra khi các ứng dụng và dịch vụ quan trọng bị xâm phạm nghiêm trọng hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.

    “Các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong việc đảm bảo môi trường hoạt động linh hoạt, tăng tốc phân phối digital (kỹ thuật số) và trải nghiệm đáng tin cậy cho end-user (người dùng cuối)”, theo ông Joachim Herschmann, Giám đốc Phân tích Cấp cao tại Gartner cho biết. “Doanh nghiệp thì kỳ vọng họ sẽ có khả năng phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường đầy biến động và đổi mới với tốc độ nhanh chóng. Còn end-user lại mong muốn hiệu suất cao cũng như các giao dịch và dữ liệu của họ được tương tác an toàn và đạt được như đúng mong đợi của họ.”

    Tại sao hệ thống digital immune system lại quan trọng?

    Tầm quan trọng của hệ thống digital immune system

    Hệ thống digital immune system kết hợp một loạt các phương pháp và công nghệ từ thiết kế, phát triển, tự động hóa, vận hành và phân tích phần mềm để tạo ra trải nghiệm người dùng (user experience - UX) vượt trội và giảm các lỗi hệ thống ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh. DIS bảo vệ các ứng dụng và dịch vụ, giúp cho chúng trở nên linh hoạt hơn để phục hồi nhanh chóng sau sự cố.

    Trong một cuộc khảo sát gần đây của Gartner về việc vượt qua các rào cản trong quá trình thực hiện digital, gần một nửa số người được hỏi (chiếm 48%) cho biết mục tiêu chính của khoản đầu tư digital của họ là cải thiện trải nghiệm của khách hàng (customer experience - CX). Hệ thống DIS là công cụ cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho CX không bị tổn hại do sự cố từ lỗi hệ thống hoặc từ những bất thường khác, chẳng hạn như bug phần mềm hoặc sự cố bảo mật.

    Gartner kỳ vọng rằng đến năm 2025, các tổ chức đều đầu tư vào việc xây dựng digital immune system nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cách giảm 80% downtime (thời gian ngừng hoạt động).

    6 điều kiện tiên quyết cho một hệ thống digital immune system mạnh mẽ

    Điều kiện cho một hệ thống digital immune system mạnh mẽ

    Khi xây dựng digital immunity (khả năng miễn dịch kỹ thuật số), hãy bắt đầu bằng một tuyên bố về tầm nhìn đủ mạnh mẽ giúp gắn kết hệ thống tổ chức của doanh nghiệp bạn và để bắt đầu triển khai hệ thống DIS được suôn sẻ hơn. Sau đó hãy tính đến 6 phương pháp và điều kiện tiên quyết sau:

    • Khả năng quan sát: cho phép phần mềm và hệ thống được quan sát kỹ lưỡng. Việc tích hợp khả năng quan sát vào các ứng dụng giúp cung cấp thông tin cần thiết để giảm thiểu các vấn đề về độ tin cậy và khả năng phục hồi, đồng thời bằng cách quan sát hành vi của người dùng giúp cải thiện UX.
    • AI-augmented testing: cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thử nghiệm phần mềm một cách độc lập với sự can thiệp của con người. Nó bổ sung và mở rộng quá trình tự động hóa thử nghiệm thông thường bao gồm việc lập kế hoạch, khởi tạo, bảo trì và phân tích các thử nghiệm hoàn toàn tự động.
    • Chaos engineering: hay còn gọi là kỹ thuật hỗn loạn, là việc sử dụng experimental testing (thử nghiệm thực nghiệm) để phát hiện các lỗ hổng và điểm yếu trong một hệ thống phức tạp. Nếu được sử dụng trong môi trường preproduction (tiền sản xuất), các nhóm có thể nắm vững cách thực hành một cách an toàn theo phương pháp không can thiệp và test-first (thử nghiệm trước tiên), sau đó áp dụng các bài học được rút ra vào các hoạt động thông thường và tăng cường sản xuất.
    • Tự động khắc phục: tập trung vào việc xây dựng các khả năng giám sát theo bối cảnh cũng như các chức năng khắc phục tự động và trực tiếp vào ứng dụng. Tính năng này giúp tự động giám sát và tự động khắc phục khi phát hiện sự cố cũng như trở về trạng thái hoạt động bình thường mà không cần nhân viên vận hành hỗ trợ. Nó cũng có thể ngăn chặn sự cố bằng cách sử dụng khả năng quan sát kết hợp với kỹ thuật chaos engineering để khắc phục lỗi UX.
    • Site reliability engineering (SRE): hay còn gọi là kỹ thuật quản lý độ tin cậy, là một tập hợp các nguyên tắc và kỹ thuật thực tiễn tập trung vào việc cải thiện CX và khả năng duy trì bằng cách tận dụng các service-level (mục tiêu cấp độ dịch vụ) để điều hành quá trình quản lý dịch vụ. SRE giúp cân bằng nhu cầu về tốc độ với sự ổn định và rủi ro, đồng thời giảm áp lực lên đội ngũ phát triển trong việc khắc phục hậu quả và tech debt (nợ kỹ thuật), nhưng vẫn đảm bảo sự tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm người dùng hấp dẫn.
    • Software supply chain security: hay phần mềm bảo mật chuỗi cung ứng, giúp giải quyết nguy cơ tấn công software supply chain (chuỗi cung ứng phần mềm). Software bill of materials – SBOM (hoá đơn nguyên vật liệu phần mềm) hỗ trợ cải thiện khả năng hiển thị, tính minh bạch, tính bảo mật và tính toàn vẹn của open-source code (mã nguồn mở) độc quyền trong software supply chain. Các chính sách version-control (kiểm soát phiên bản) mạnh mẽ, cùng với việc sử dụng kho lưu trữ nội dung đáng tin cậy và quản lý vendor risk (rủi ro của nhà cung cấp) trong suốt life cycle (vòng đời phân phối) sẽ bảo vệ tính toàn vẹn của internal code và external code.

    Tập trung vào việc tối ưu hóa CX cùng với việc giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Việc triển khai DIS đòi hỏi tư duy đổi mới. Nhưng bằng cách kết hợp thực tiễn và công nghệ, nó đảm bảo doanh nghiệp bạn có thể duy trì hoạt động của hệ thống digital system phức tạp ngay cả khi chúng bị xâm phạm.

    Tóm lại: 

    Hệ thống digital immune system tạo ra CX và UX vượt trội nhờ khả năng chống lại các sự cố tốt hơn.

    Hệ thống digital immune system kết hợp các biện pháp thực hành và công nghệ để tăng khả năng phục hồi của sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
    Hãy xem xét giá trị kinh doanh mà DIS tạo ra cho cả doanh nghiệp và các bên liên quan về CNTT.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn