banner-news

Trong bài này

    HTTP và HTTPS khác nhau ở đâu? Hoạt động như thế nào

    05/04/2023

    HTTP và HTTPS là hai giao thức đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và truyền tải thông tin giữa các thiết bị trên Internet. Hiểu rõ về sự khác biệt giữa chúng không chỉ giúp người dùng an tâm hơn khi truy cập các trang web mà còn giúp các nhà phát triển và quản trị hệ thống nắm vững cách triển khai bảo mật. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về cách thức hoạt động HTTP và HTTPS trong bài viết dưới đây.

    HTTP và HTTPS là gì

    HTTP và HTTPS đều là những khái niệm quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin. HTTP, viết tắt của HyperText Transfer Protocol hay giao thức truyền tải siêu văn bản, là một giao thức cơ bản được sử dụng trên World Wide Web (www) để truyền tải đa dạng dữ liệu như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và các loại tập tin khác giữa Web server và các trình duyệt web.

    Trong khi đó, HTTPS, hay HyperText Transfer Protocol Secure, là một biến thể an toàn hóa của HTTP. Nó tích hợp chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa dữ liệu truyền tải, tăng cường tính bảo mật giữa Web server và trình duyệt web. Nói một cách đơn giản, HTTPS là phiên bản bảo mật và an toàn hơn của HTTP.

    HTTP và HTTPS là các giao thức truyền tải siêu văn bản trên internet

    HTTP và HTTPS khác nhau ở điểm nào

    HTTP khác gì HTTPS là băn khoăn chung của không ít người khi tìm hiểu về hai giao thức này. Trong khi HTTP chỉ sử dụng phương thức truyền tải siêu văn bản đơn thuần, ít tính năng bảo mật và chủ yếu dùng cho các trang web cũ, HTTPS được phát triển với độ bảo mật tốt hơn. Nhờ khả năng mã hóa dữ liệu, HTTPS tăng cường tính bảo mật thông tin, dễ dàng tương thích với tất cả trang web hiện đại và ngày càng được ưa chuộng trong bối cảnh hiện đại. 

    Bảng phân biệt HTTP và  HTTPS

    Tiêu chí

    HTTP

    HTTPS

    Khái niệm

    Viết tắt của HyperText Transfer Protocol nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bảnViết tắt của HyperText Transfer Protocol Secure nghĩa là giao thức truyềnvăn bản siêu bảo mật

    Giao thức cơ bản

    HTTP/1 và HTTP/2 sử dụng TCP/IP. HTTP/3 sử dụng giao thức QUICSử dụng HTTP/2 với SSL/TLS để mã hóa thêm cho các yêu cầu và phản hồi HTTP

    Cổng mặc định

    Cổng mặc định là 80Cổng mặc định là 443

    Khả năng bảo mật

    Không có tính năng bảo mật bổ sungSử dụng chứng chỉ SSL để mã hóa dữ liệu, bảo vệ thông tin truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt

    Trường hợp sử dụng

    Thích hợp cho các trang web cũ, đơn giảnTương thích với tất cả trang web hiện đại

    Lợi ích đen lại

    Chủ yếu hỗ trợ giao tiếp qua internetCung cấp lợi ích vượt trội trong việc cải thiện độ uy tín và xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.

    Cách hoạt động của giao thức HTTP

    HTTP là một giao thức quan trọng trong mô hình giao tiếp mạng OSI, đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối các hệ thống mở trên Internet. Quá trình hoạt động của HTTP dựa vào việc truyền tải thông tin giữa máy khách và máy chủ thông qua việc gửi yêu cầu và nhận phản hồi.

    Khi người dùng muốn xem hoặc lấy dữ liệu từ một trang web, trình duyệt của họ sẽ gửi yêu cầu HTTP GET đến máy chủ. Ngược lại, nếu họ muốn gửi thông tin, ví dụ như điền vào biểu mẫu liên hệ, trình duyệt sẽ sử dụng yêu cầu HTTP PUT để chuyển dữ liệu đến máy chủ. Điều này tạo ra một giao tiếp yêu cầu-phản hồi, nơi máy chủ xử lý yêu cầu và gửi phản hồi về trạng thái của yêu cầu đó.

    Mã trạng thái HTTP chính là cách máy chủ thông báo kết quả của yêu cầu. Ví dụ, mã 200 (OK) thể hiện yêu cầu đã được xử lý thành công, trong khi mã 404 (Không tìm thấy tài nguyên) thông báo máy chủ không thể tìm thấy thông tin được yêu cầu.

    Giao tiếp yêu cầu-phản hồi giữa trình duyệt và máy chủ không hiển thị trực tiếp với người dùng. Đây là cách World Wide Web duy trì tính nhất quán và hiệu quả cho mọi người dùng trên mạng. Các nguyên tắc này chịu trách nhiệm duy trì tính ổn định và đáng tin cậy của hệ thống mạng toàn cầu, đồng thời xác định rõ cách thông tin được truyền tải và xử lý trên Internet.

    HTTP hoạt động dựa trên giao tiếp yêu cầu - phản hồi giữa trình duyệt và máy chủ

    Cách hoạt động của giao thức HTTPS

    HTTP và HTTPS đều là những giao thức quan trọng trên nền tảng Internet. Tuy nhiên, điểm yếu của HTTP là dữ liệu truyền đi không được mã hóa, gây nguy cơ bị bên thứ ba chặn và đọc thông tin từ trình duyệt. Để giải quyết vấn đề này, HTTPS đã được phát triển để tăng cường lớp bảo mật vào quá trình giao tiếp.

    HTTPS kết hợp các yêu cầu và phản hồi HTTP với công nghệ SSL và TLS. Các trang web sử dụng HTTPS cần đạt được chứng chỉ SSL/TLS từ một nhà cung cấp chứng chỉ độc lập (CA). Chứng chỉ này chứa thông tin mật mã hóa, giúp thiết lập một kênh an toàn cho việc trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt. Quá trình này hoạt động như sau:

    • Truy cập: Nhập URL HTTPS vào trình duyệt.
    • Xác minh và gửi Chứng chỉ SSL: Trình duyệt sẽ yêu cầu chứng chỉ SSL từ máy chủ. Máy chủ phản hồi lại bằng cách gửi chứng chỉ SSL và khóa công khai.
    • Mã hóa với khóa công khai: Trình duyệt sử dụng khóa công khai để mã hóa khóa phiên bí mật và gửi đi.
    • Giải mã và xác nhận: Máy chủ giải mã và xác nhận bằng cách mã hóa lại khóa phiên và gửi xác nhận.
    • Trao đổi an toàn với khóa phiên: Trình duyệt và máy chủ chuyển sang sử dụng khóa phiên để trao đổi tin nhắn an toàn.

    HTTPS hoạt động kết hợp HTTP với công nghệ SSL và TLS

    Phân biệt HTTP/2, HTTP/3 và HTTPS 

    HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là một giao thức truyền tải dữ liệu trên Internet và đã trải qua nhiều cải tiến để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hiệu suất và bảo mật. Các phiên bản chính là HTTP/1.1, HTTP/2 và HTTP/3, cùng với HTTPS, đã mang lại những thay đổi quan trọng trong cách truyền tải thông tin và đảm bảo tính an toàn của dữ liệu.

    HTTP/1.1

    HTTP/1.1, phát hành vào năm 1996–1997, là phiên bản đầu tiên của HTTP và đã phục vụ đến đầu thập kỷ 21. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, phiên bản này đã trở nên chậm chạp do phải xử lý nhiều kết nối.

    HTTP/2

    HTTP/2 được phát triển để khắc phục nhược điểm của HTTP/1.1. Một trong những thay đổi quan trọng là cách dữ liệu được truyền, không còn sử dụng định dạng văn bản mà chuyển sang truyền dữ liệu ở dạng nhị phân. Điều này giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ tải trang web. HTTP/2 cũng hỗ trợ server push, cho phép máy chủ truyền dữ liệu đến trình duyệt mà không cần yêu cầu từ phía máy khách.

    HTTP/3

    HTTP/3 là bước tiến mới nhất trong chuỗi phát triển của HTTP, hứa hẹn cải thiện hiệu suất và độ tin cậy so với HTTP/2. Sự đổi mới lớn nhất của HTTP/3 nằm ở việc thay thế giao thức truyền dữ liệu TCP bằng QUIC (Quick UDP Internet Connections), giúp giảm độ trễ và tối ưu hóa việc truyền dữ liệu. HTTP/3 được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng đòi hỏi độ trễ thấp như phát trực tuyến theo thời gian thực.

    HTTPS

    HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một biến thể của HTTP có sử dụng SSL/TLS để mã hóa dữ liệu giữa máy khách và máy chủ, đảm bảo tính an toàn và bảo mật. Các phiên bản hiện đại của HTTP như HTTP/2 thường được kết hợp với HTTPS để cung cấp một cơ chế truyền tải dữ liệu an toàn và đáng tin cậy.

    HTTP ngày càng được cải thiện về hiệu suất trong khi HTTPS tập trung vào bảo mật

    Nhìn chung, sự phát triển từ HTTP/1.1 đến HTTP/2 và HTTP/3 nhằm cải thiện hiệu suất và tính năng của giao thức truyền tải, trong khi HTTPS tập trung vào bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền. Tương lai có thể thấy sự tích hợp mạnh mẽ của HTTP/3 và HTTPS để đáp ứng đồng thời cả yêu cầu hiệu suất và bảo mật của người dùng Internet.

    Nên chọn HTTP hay HTTPS

    Mặc dù HTTP và HTTPS đều phổ biến và quen thuộc trong truyền tải internet, HTTPS vẫn là lựa chọn được ưu tiên hơn trong bối cảnh hiện đại vì nhiều lý do.

    Bảo mật

    Một trong những lý do quan trọng nhất để chọn HTTPS là tính an toàn bảo mật. Trong khi thông điệp HTTP truyền dữ liệu dưới dạng văn bản thuần, dễ dàng bị đánh cắp, HTTPS mã hóa tất cả dữ liệu truyền đi. Điều này đảm bảo những thông tin nhạy cảm như chi tiết thẻ tín dụng hoặc thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ khỏi bất kỳ nguy cơ nào từ bên thứ ba.

    Uy tín

    So sánh HTTP và HTTPS, các công cụ tìm kiếm có xu hướng đánh giá nội dung trang web HTTPS cao hơn so với trang web sử dụng HTTP, do HTTPS mang lại độ tin cậy cao hơn. Các biểu tượng ổ khóa xuất hiện trên trình duyệt khi sử dụng HTTPS, tăng cường sự tin tưởng của người dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng và sự đánh giá tích cực từ các công cụ tìm kiếm.

    Hiệu suất và phân tích

    Các trang web sử dụng HTTPS thường có hiệu suất tải trang nhanh hơn so với HTTP nhờ khả năng tối ưu hóa hiệu suất của giao thức mã hóa. Ngoài ra, HTTPS cung cấp phân tích chính xác về nguồn lưu lượng truy cập, đặc biệt là từ các nguồn bên thứ ba như quảng cáo hoặc liên kết trỏ về từ mạng xã hội. Để phân tích lưu lượng truy cập đáng tin cậy, việc sử dụng HTTPS mang lại lợi ích và hiệu quả tốt hơn.

    Mặc dù HTTP và HTTPS vẫn tồn tại song song, HTTPS đã và đang trở thành tiêu chuẩn mới trong truyền tải thông tin và kết nối internet. Chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS không chỉ là một bước tiến quan trọng trong bảo mật mạng mà còn đóng góp vào việc tạo ra hệ thống internet toàn vẹn và tin cậy.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn