Trong bài này
08/06/2023
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một trong các thuật ngữ quen thuộc, đặc biệt là những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 tạo một nền móng vững chắc để doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững hơn trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Cùng tìm hiểu ISO 9001 là gì, các phiên bản của ISO 9001 cũng như lợi ích của tiêu chuẩn này.
Hiện nay, ISO có khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau, một số tiêu chuẩn nổi bật bao gồm:
ISO 9001 là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu về quản lý chất lượng. Xuất bản bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tiêu chuẩn ISO 9001 giúp các doanh nghiệp, tổ chức thuộc mọi quy mô và lĩnh vực cải thiện hiệu suất, đáp ứng mong đợi của khách hàng và thể hiện cam kết của họ về chất lượng. Các yêu cầu của ISO 9001 xác định cách thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng (QMS).
Việc triển khai ISO 9001 có nghĩa là tổ chức đã áp dụng các quy trình hiệu quả và đội ngũ nhân viên được đào tạo để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn hảo theo thời gian.
Tiêu chuẩn ISO 9001 lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1987. Đến năm 1994 thì tiêu chuẩn này đã được cập nhật và có tên ISO 9001:1994. Theo định kỳ, ISO 9001 được Ủy ban kỹ thuật ISO đánh giá từ 05 - 08 năm/lần để đảm bảo các nội dung tiêu chuẩn phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp và bối cảnh thị trường. Vào năm 2000, 2008 và 2015 thì tiêu chuẩn này lần lượt được cập nhật và lấy tên theo năm cập nhật, ví dụ phiên bản cập nhật cuối (mới nhất) có tên ISO 9001:2015.
Dưới đây là các phiên bản của ISO 9001:
Đây là tiêu chuẩn ISO 9001 lần đầu tiên được ban hành bởi tổ chức Quốc tế ISO, giúp xác thực các mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình thiết kế, triển khai, lắp đặt, sản xuất cũng như các dịch vụ về kỹ thuật.
ISO 9001:1994 không có quá nhiều thay đổi so với phiên bản đầu tiên trước đó. Bản cập nhật lần này tập trung chính vào các hoạt động về sản xuất.
Đây là phiên bản có sự cập nhật vượt trội, cho phép cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đều có thể áp dụng ISO 9001:2000.
Phiên bản này vẫn giữ nguyên các nội dung như phiên bản trước đó, chỉ có một số thay đổi về thuật ngữ.
ISO 9001:2015 có nhiều cập nhật mới, được áp dụng vào kiểm soát quá trị sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điểm cải tiến của phiên bản này là có cách tiếp cận dựa trên rủi ro. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tìm ra các nguyên nhân khiến cho quá trình cũng như hệ thống quản lý của mình bị lệch đi so với kế hoạch dự tính.
Tiêu chuẩn này tập trung vào 7 nguyên tắc chính:
Với các nguyên tắc chính được đưa ra này, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết hợp hệ thống quản lý chất lượng vào trong các hoạt động kinh doanh chính, nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chứng chỉ ISO 9001 giúp chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có chất lượng tốt tới các đối tác, khách hàng hoặc các bên liên quan. Điều này giúp tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp.
Tương tự các chứng chỉ ISO khác, các doanh nghiệp có thể lựa chọn có nên triển khai và thực hiện quy trình để được cấp chứng nhận ISO hay không. Quá trình kiểm tra này là một bước quan trọng trong việc cấp chứng chỉ ISO 9001.
Tiêu chuẩn ISO 9001 khuyến khích các doanh nghiệp nên thực hiện các phương pháp đánh giá nội bộ, để biết được tình hình hệ thống đang hoạt động như thế nào. Một doanh nghiệp có thể mời một cơ quan chứng nhận bên thứ ba để xác nhận rằng doanh nghiệp có hệ thống phù hợp với chứng chỉ ISO hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể mời khách hàng của mình tự đánh giá hệ thống chất lượng của mình.
Qua bài viết trên, hy vọng doanh nghiệp đã hiểu hơn về tiêu chuẩn ISO 9001, các phiên bản của nó cũng như vai trò đối với doanh nghiệp. Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu giúp nâng cao uy tín và mức độ tin cậy của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi đăng ký chứng chỉ ISO 9001.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách