banner-news

Trong bài này

    ISO là gì? Tại sao cần đến các chứng chỉ và tiêu chuẩn ISO

    07/11/2023

    Tiêu chuẩn ISO là một trong những chứng nhận giúp tăng sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác cho doanh nghiệp. Nói ngắn gọn, ISO giúp chứng minh rằng doanh nghiệp đã tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và kinh doanh. Việc hiểu rõ về ISO giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và tăng lợi thế trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm ISO, lợi ích và các tiêu chuẩn phổ biến tại Việt Nam.

    Tiêu chuẩn ISO là gì?

    ISO là gì

    ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế, được ra đời vào năm 1947. Đây là một tổ chức phi chính phủ, có vai trò đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp chung trên phạm vi toàn cầu.

    Tính đến hiện tại đã có 160 quốc gia là thành viên của tổ chức ISO, trong đó Việt Nam là quốc gia thứ 77 tham gia. ISO cung cấp đến hơn 20 000 tiêu chuẩn chất lượng cho mọi lĩnh vực, từ sản xuất, công nghệ, thực phẩm, môi trường,... cho các doanh nghiệp.

    Chứng nhận tiêu chuẩn ISO là gì 

    Tiêu chuẩn ISO giúp xác nhận rằng doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn quy trình chất lượng mà tổ chức ISO cung cấp. ISO sẽ xác định các thông số liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng như các hệ thống và chất lượng của chúng.

    Các tiêu chuẩn ISO cung cấp có giá trị với thương mại quốc tế, vì tổ chức này sẽ kiểm tra các yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến hàng hóa, nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ trên toàn thế giới, tăng mức độ an toàn cho tất cả mọi người.

    Lợi ích của chứng nhận ISO 

    Việc đạt được chứng nhận ISO giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

    • Có thể áp dụng các phương pháp đã được thử nghiệm và kiểm nghiệm để tối ưu hiệu quả hoạt động trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh
    • ISO là chứng nhận đã được công nhận phổ biến, giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo niềm tin và thu hút các đối tác bên thứ ba hợp tác.
    • Đơn giản hóa các yêu cầu của bạn
    • Việc đạt được tiêu chuẩn ISO chứng minh rằng doanh nghiệp là một thương hiệu uy tín, xây dựng niềm tin với khách hàng.

    Tiêu chuẩn ISO phổ biến tại Việt Nam

    Dưới đây là các tiêu chuẩn ISO phổ biến ở Việt Nam

    Tiêu chuẩn ISO 9000

    ISO 9000 là một nhóm các tiêu chuẩn đại diện cho việc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng lẫn các bên đối tác của doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn cơ bản nhất của ISO.

    Tiêu chuẩn ISO 9001

    ISO 9001 là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng của một doanh nghiệp. Các đơn vị doanh nghiệp có tiêu chuẩn này sẽ cảm kết liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhờ vào đó tăng niềm tin cho khách hàng và đối tác. 

    Tiêu chuẩn ISO 9001 này đã được cập nhật liên tục để đáp ứng sự thay đổi của doanh nghiệp, xu thế công nghệ cũng như nhu cầu của người dùng. Đến nay, phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 được phát hành vào năm 2015.

    Tiêu chuẩn ISO 14001

    ISO 14001 liên quan đến các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường. Hiện nay, chúng ngày càng phổ biến vì người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội đối với môi trường của các doanh nghiệp.

    Tiêu chuẩn ISO 13485

    Đây là tiêu chuẩn riêng được thiết kế cho ngành ô tô, liên quan đến các yêu cầu về chất lượng và hiệu quả mà nhà cung cấp ô tô phải đạt được. ISO 13485 rất hữu ích khi cung cấp phương tiện vận chuyển giữa các quốc gia với nhau.

    Tiêu chuẩn ISO 22000

    ISO 22000 là tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm, yêu cầu các đơn vị cung cấp thực phẩm phải đề xuất, xây dựng và duy trì hệ thống an toàn cho thực phẩm cả ở sản xuất lẫn bảo quản, vận chuyển.

    Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

    ISO/IEC 27000 là một hệ thống gồm nhiều tiêu chuẩn con bên trong, nhằm quản lý rủi ro liên quan đến các thông tin như quyền sở hữu trí tuệ, tài chính dữ liệu cá nhân hoặc các dữ liệu của khách hàng.

    Tiêu chuẩn ISO 27001

    Đây là tiêu chuẩn về quản lý an toàn thông tin, giúp tránh các rủi ro như bị mất, bị đánh cắp hoặc truy cập thông tin trái phép từ hacker. ISO 27001 yêu cầu các doanh nghiệp phải có biện pháp bảo mật thông tin trong quy trình hoạt động lẫn trong hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ.

    Tiêu chuẩn ISO 27017

    ISO 27017 là tiêu chuẩn bảo mật an toàn thông tin dành riêng cho các dịch vụ đám mây (Cloud), dùng cho cả nhà cung cấp dịch vụ Cloud lẫn khách hàng sử dụng dịch vụ. Tiêu chuẩn này giúp đảm bảo thông tin được lưu trữ, chia sẻ trên đám mây được an toàn qua nhiều phương pháp bảo mật.

    CMC Cloud là đơn vị đã được cấp chứng chỉ 27017 và 27018, đảm bảo kiểm soát và bảo mật thông tin trong các dịch vụ Cloud Computing an toàn cho khách hàng.

    Tiêu chuẩn ISO 27018

    ISO 27018 cũng là tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu trên đám mây, nhưng chúng liên quan tới bảo vệ dữ liệu thông tin dữ liệu nhận dạng cá nhân. Các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn này cần phải có các biện pháp bảo mật thông tin phù hợp, giúp đảm bảo an toàn quyền riêng tư cho khách hàng thông qua Personally Identifiable Information (PII).

    Làm thế nào để doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO

    Việc đạt được chứng nhận ISO sẽ khá tốn kém, mất nhiều thời gian và có thể gây gián đoạn quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, trước khi tiến hành yêu cầu cấp chứng nhận ISO, doanh nghiệp nên xác định rõ nhu cầu, lý do tại sao lại cần chứng nhận ISO. Điều này giúp doanh nghiệp xác định rõ lợi ích của việc đạt được ISO có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không. Dưới đây là một số lý do chính: 

    • Quy định pháp lý bắt buộc phải có ISO: Một số doanh nghiệp và sản phẩm nhất định bắt buộc phải có chứng nhận ISO, đáp ứng các tiêu chuẩn chung về chất lượng.
    • Tiêu chuẩn thương mại: Việc đạt được chứng nhận ISO là điều tối thiểu để kinh doanh thương mại đối với một số sản phẩm hoặc ngành đặc biệt. 
    • Yêu cầu của khách hàng: Ngay cả khi không có yêu cầu pháp lý hoặc thương mại, thì một số khách hàng, chẳng hạn như các cơ quan Chính phủ, sẽ ưu tiên chọn hợp tác với các doanh nghiệp có chứng chỉ ISO hơn.
    • Đảm bảo chất lượng nhất quán: Chứng nhận ISO là bằng chứng cho sự đảm bảo chất lượng nhất quán giữa các đơn vị kinh doanh cũng như khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra quốc tế.
    • Sự hài lòng của khách hàng: Các khách hàng doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ sẽ đánh giá cao hiệu suất và tính ổn định dịch vụ. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO giúp chứng minh rằng doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu này, tăng sự hài lòng cho khách hàng.

    Quy trình đạt được chứng nhận ISO sẽ khác nhau, tùy thuộc vào đó là tiêu chuẩn nào và do tổ chức nào chứng nhận. Đối với các tiêu chuẩn về ISO phổ biến, các doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Khi đó, doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn tổ chức chứng nhận sao cho phù hợp. 

    Dưới đây là các bước cơ bản để doanh nghiệp đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ISO, ISO 9001:2015, bao gồm:

    • Hiểu về ISO.
    • Xác định rõ các sản phẩm, quy trình có vấn đề hoặc các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu của ISO.
    • Xem xét và cải thiện các nơi có vấn đề đó.
    • Thực hiện theo tiêu chuẩn của ISO.
    • Đánh giá nội bộ trước để kiểm tra sự phù hợp của doanh nghiệp với tiêu chuẩn, trước khi đánh giá chính thức.
    • Tiến hành quá trình kiểm tra mức độ tuân thủ ISO của doanh nghiệp và đạt được chứng nhận chính thức.

    Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

    Việc đạt được tiêu chuẩn của ISO mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng độ uy tín mà còn tạo thêm nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh. Nếu cần được chứng nhận ISO, doanh nghiệp cần lưu ý chọn các cơ quan cung cấp đã có giấy phép dịch vụ để tránh việc chứng nhận ISO không có hiệu lực.

     

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn