Trong bài này
05/08/2023
Trong thời đại số hoá, latency trở thành một trong những thông số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp. Để giải quyết các vấn đề do latency gây ra, trước tiêu cần hiểu rõ latency là gì cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cái nhìn tổng quan nhất về latency cũng như gợi ý phương pháp khắc phục.
Để khắc phục được thời gian delay của website, trước tiên bạn cần hiểu rõ latency là gì. Latency là khoảng thời gian cần thiết để dữ liệu truyền từ địa điểm này đến địa điểm khác qua mạng internet. Hiểu một cách đơn giản hơn, latency biểu thị thời gian từ khi yêu cầu được gửi đi cho đến khi kết quả được phản hồi lại.
Giả sử, máy chủ A ở New York gửi gói dữ liệu đến Máy chủ B ở London. Máy chủ A gửi gói lúc 04:38:00.000 GMT và máy chủ B nhận gói tin lúc 04:38:00.145 GMT. Thông số latency trên đường dẫn này là sự chênh lệch giữa hai thời điểm này: 0,145 giây ( tương đương 145 mili giây).
Thông thường, latency được đo giữa thiết bị của người dùng (thiết bị "máy khách") và trung tâm dữ liệu. Phép đo này giúp nhà phát triển hiểu được tốc độ tải của trang web hoặc ứng dụng đối với người dùng.
Mặc dù dữ liệu trên Internet truyền đi với tốc độ ánh sáng, khoảng cách và thời gian delay gây ra bởi thiết bị cơ sở hạ tầng Internet khiến latency không thể bị loại bỏ hoàn toàn.
Tuy nhiên, yếu tố này vẫn có thể và cần được giảm thiểu. Chỉ số latency cao dẫn đến hiệu suất trang web kém, ảnh hưởng tiêu cực đến SEO, có thể khiến người dùng rời khỏi trang web hoặc ứng dụng hoàn toàn.
Thông số latency có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu suất mạng và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện đại, khi các công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào dịch vụ Internet và các nền tảng điện toán đám mây.
Độ latency cao có thể khiến quá trình xử lý và thu thập dữ liệu hoạt động kém hiệu quả. Khi dữ liệu cảm biến không được truyền và xử lý một cách nhanh chóng,
Bên cạnh đó, latency cao có thể làm giảm lợi ích của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng, dẫn đến lãng phí tài nguyên và giảm trải nghiệm của khách hàng.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng latency sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và triệt để hơn. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới độ latency:
Khoảng cách giữa các điểm cuối của mạng càng dài, chỉ số latency mạng sẽ càng tăng. Nếu máy chủ ứng dụng nằm ở khoảng cách xa so với người dùng cuối, độ latency sẽ cao hơn so với việc đặt máy chủ ở gần.
Nhiều bộ định tuyến trung gian tăng số bước nhảy yêu cầu của các gói dữ liệu, khiến latency mạng tăng lên. Một số chức năng của thiết bị mạng như xử lý địa chỉ trang web và tra cứu bảng định tuyến cũng có thể làm tăng latency.
Liên kết hoặc phương tiện truyền dẫn có tác động lớn nhất đến thông số latency khi dữ liệu đi qua. Ví dụ: mạng cáp quang có độ latency thấp hơn mạng không dây. Bởi vậy, khi chuyển từ phương tiện truyền dẫn này sang phương tiện truyền dẫn khác, thời gian truyền dữ liệu sẽ tăng thêm một vài mili giây.
Khối lượng dữ liệu đồng thời lớn có khả năng làm tăng latency do khả năng xử lý của các thiết bị mạng bị giới hạn nhất định. Đó là lý do tại sao cơ sở hạ tầng mạng dùng chung như Internet có thể làm tăng thời gian delay của ứng dụng.
Hiệu năng máy chủ ứng dụng có thể gây ra tình trạng latency mạng. Trong trường hợp này, việc máy chủ phản hồi chậm là nguyên nhân chính khiến thông số latency cao.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra latency, bạn có thể giảm tình trạng này bằng nhiều cách khác nhau.
Sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung) là một bước quan trọng để giảm tình trạng latency. CDN lưu trữ nội dung tĩnh và phân phát nội dung đó cho người dùng. Máy chủ CDN được phân phối ở nhiều vị trí, giúp nội dung được lưu trữ gần hơn với người dùng cuối. Nhờ vậy, việc tải trang web sẽ mất ít thời gian hơn, tốc độ và hiệu suất trang web cũng được cải thiện đáng kể.
Các yếu tố khác ngoài latency cũng có thể làm chậm hiệu suất. Các nhà phát triển web có thể giảm thiểu số lượng tài nguyên chặn hiển thị (chẳng hạn như tải JavaScript sau cùng), tối ưu hóa hình ảnh để tải nhanh hơn và giảm kích thước tệp bất cứ khi nào có thể. Giảm thiểu mã là một cách để giảm kích thước tệp JavaScript và CSS.
Ngoài ra, hiệu suất trang có thể cải thiện bằng cách tải trước vài nội dung nhất định một cách có chiến lược. Một trang web được thiết lập cấu hình để tải khu vực trong màn hình đầu tiên của trang trước. Nhờ vậy, người dùng có thể bắt đầu tương tác với trang ngay cả trước khi tải xong (màn hình đầu tiên đề cập đến nội dung xuất hiện trong cửa sổ trình duyệt trước khi người dùng cuộn xuống). Các trang web cũng chỉ có thể tải nội dung cần thiết bằng cách sử dụng kỹ thuật tải từng phần. Những cách tiếp cận này không thực sự cải thiện độ trễ mạng. Tuy nhiên, chúng vẫn cải thiện nhận thức của người dùng về tốc độ trang.
Tại Việt Nam, CDN của CMC Cloud hiện là mạng phân phối nội dung hiệu quả và được đánh giá cao nhất. Đăng ký dùng thử và nhận tư vấn miễn phí tại đây.
CMC Telecom bắt tay Zenlayer đưa dịch vụ CDN cao cấp vào thị trường Việt Nam
Trong nhiều trường hợp, độ trễ khi duyệt web có thể xuất phát từ vấn đề kết nối người dùng, như wifi yếu, router kém hiệu suất hoặc gói mạng không đủ. Để khắc phục, bạn có thể nâng cấp router, gói mạng hoặc sử dụng cáp ethernet.
Một cách khác có thể áp dụng là sử dụng VPN hoặc proxy để cải thiện định tuyến gói tin. Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, nâng cấp thiết bị là lựa chọn cuối cùng. Một số thiết bị cũ không đủ mạnh để xử lý các trang web hiện đại, dẫn đến trải nghiệm truy cập chậm dù latency vẫn thấp.
Thông qua những chia sẻ vừa rồi, bạn đã hiểu cơ bản latency là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Latency cao gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất hoạt động và kinh doanh tổng thể. Do đó, quản lý và giảm thiểu latency trở thành một ưu tiên quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời đại số hóa.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách