banner-news

Trong bài này

    Hệ điều hành Linux là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Linux

    01/10/2023

    Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của Windows và macOS, hệ điều hành Linux cũng có những bước phát triển thành công trên thị trường công nghệ đầy tiềm năng này. Hãy cùng tìm hiểu thêm về hệ điều hành Linux là gì, ưu nhược điểm cũng như cấu trúc và các phiên bản của hệ điều hành Linux qua bài viết dưới đây.

    Hệ điều hành Linux là gì

    Linux là hệ điều hành mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, được phát triển từ Unix vào năm 1991 và viết dựa trên ngôn ngữ C. Hiện nay, Linux hỗ trợ trên nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính xách tay, máy tính để bàn PC hoặc các thiết bị nhúng, máy chủ (Server).

    Hệ điều hành Linux là gì?

    Hệ điều hành Linux được xây dựng dựa trên nhân Linux (Linux kernel)linh hoạt, có tích hợp nhiều tiện ích và phần mềm mã nguồn mở, cho phép doanh nghiệp quản lý tập tin, quản lý hệ thống, truy cập Internet, lập trình và thực hiện nhiều chức năng khác. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các dự án xây dựng phần mềm hoặc doanh nghiệp lớn.

    Hệ điều hành Linux không thuộc sở hữu của bất kỳ hãng công nghệ nào. Thay vào đó, nó được phát triển bởi cộng đồng các nhà phát triển và người dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều biến thể của hệ điều hành Linux (gọi là bản phân phối) do các công ty thương mại phát triển và hỗ trợ như Red Hat, Ubuntu, Fedora, CentOS,... Từng phiên bản sẽ có các tính năng và ưu nhược điểm riêng.

    Lịch sử hệ điều hành Linux

    Lịch sử hệ điều hành Linux được bắt đầu từ những năm 1990 và đã trải qua nhiều giai đoạn như sau:

    • Năm 1991 - Sự Ra Đời Của Linux: Tháng 4 năm 1991, Linus Torvalds - một sinh viên Đại học Helsinki ở Phần Lan đã bắt đầu phát triển kernel Linux. Ông bắt đầu viết những dòng lệnh đầu tiên và đến tháng 8/1991, ông gửi thông đi và sau này trở nên nổi tiếng nhờ vào Linux. Tháng 9/1991, ông công bố phiên bản đầu tiên của Linux. Đến tháng 10/1991, phiên bản Linux 0.02 được công bố
    • Năm 1992: Torvals phát hành Linux dưới dạng mã nguồn mở của giấy phép phần mềm miễn phí GPL, cho phép tất cả mọi người có thể tải về và cùng phát triển.
    • Năm 1993: Hệ điều hành đầu tiên được phát triển dựa trên Linux là Slackware ra đời.
    • Năm 1994: Torvals ra mắt phiên bản hoàn thiện đầu tiên của Linux là phiên bản 1.0, với 176.250 dòng lệnh. Đến ngày 3/11/1994, hệ điều hành thương mại hóa đầu tiên của Linux là Red Hat Linux được phát hành.
    • Năm 1996 - Phát hành Linux 2.0: Phiên bản kernel Linux 2.0 ra mắt với nhiều cải tiến đáng kể so với phiên bản trước đó. Đây là bước đột phá quan trọng cho sự phát triển của Linux. Lúc này, biểu tượng chim cánh cụt cũng trở thành biểu tượng chính cho Linux.
    • Năm 1998: Các phiên bản Linux được các tập đoàn công nghệ quan tâm và đầu tư phát triển nhiều hơn, trong đó có IBM đã đầu tư hàng tỉ USD.
    • Năm 2000 - 2010: Sự Thành Công Lan Rộng: Linux trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến và xuất hiện nhiều hơn. Năm 2005, Linus Torvalds xuất hiện trên tạp chí BusinessWeek về sự thành công của Linux. Năm 2007, các hãng máy tính như Lenovo, Dell, HP,... bắt đầu cung cấp máy tính chạy trên hệ điều hành Linux. 
    • Từ năm 2010 đến hiện tại: Cộng đồng Linux và hệ điều hành Linux tiếp tục phát triển và cải tiến với nhiều phiên bản khác nhau, được cộng đồng sử dụng rộng rãi hơn trên máy tính cá nhân, máy ATM hoặc thậm chí là siêu máy tính.

    Ưu nhược điểm của hệ điều hành Linux

    Cùng khám phá ưu và nhược điểm của Linux:

    Ưu điểm 

    • Mã nguồn mở: Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép người dùng xem xét, sửa đổi và phân phối mã nguồn theo ý muốn. Điều này làm tăng tính đa dạng và cho phép Linux được phát triển liên tục từ cộng đồng người dùng và nhà phát triển.
    • Bảo mật: Cộng đồng người dùng liên tục phát triển và cải thiện các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành Linux, giúp cho Linux trở nên an toàn hơn so với một số hệ điều hành khác.
    • Hiệu suất và khả năng tùy chỉnh: Linux có khả năng hoạt động hiệu quả trên cả phần cứng cũ và mới, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cụ thể. Doanh nghiệp có thể chỉnh sửa Kernel và các thành phần khác để tối ưu hóa hiệu suất.
    • Đa nhiệm và ổn định: Linux có khả năng đa nhiệm tốt, cho phép chạy nhiều tiến trình và ứng dụng cùng lúc mà không làm giảm hiệu suất hoạt động. Hệ thống Linux cũng thường ổn định và khá ít gặp lỗi.
    • Cộng đồng và tài liệu đa dạng: Linux có cộng đồng người dùng lớn, với nguồn tài liệu đa dạng và nhiều diễn đàn hỗ trợ trên Internet. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy nhiều giải pháp và hỗ trợ từ cộng đồng.

    Ưu điểm của Linux

    Nhược điểm

    • Do hệ điều hành Linux chưa phổ biến như Android hoặc iOS, nên các nhà phát triển phần mềm vẫn chưa tập trung nhiều vào hệ điều hành này. Do đó, số lượng phần mềm trên Linux khá hạn chế. 
    • Nhiều nhà phát triển thậm chí còn không phát triển Driver hỗ trợ trên Linux.
    • Giao diện và cách thức hoạt động của Linux có thể khác biệt so với một số hệ điều hành khác như Windows. Điều này có thể gây khó khăn cho người mới sử dụng Linux.

    Cấu trúc hệ điều hành Linux

    Hệ điều hành Linux có cấu trúc phân lớp, trong đó tất cả các thành phần sẽ kết hợp cùng nhau nhằm xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, cụ thể gồm các phần:

    • Bootloader: Đây là phần mềm giúp quản lý quá trình khởi động máy tính. Đối với người dùng, đây chỉ đơn giản là màn hình khởi chạy ban đầu, trước khi hệ điều hành khởi động.
    • Kernel (Nhân):  Phần quan trọng nhất của hệ điều hành linux là Kernel. Đây là phần trung tâm của hệ điều hành Linux, có vai trò quản lý tài nguyên phần cứng bao gồm bộ vi xử lý, bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, các thiết bị ngoại vi và định vị những tài nguyên này để các ứng dụng, chương trình có thể truy cập và sử dụng.
    • Init System: Đây là hệ thống phụ khởi động giao diện người dùng, có vai trò kiểm soát những chương trình chạy ẩn. Init System phổ biến hiện nay là Systemd, giúp quản lý quá trình khởi động, nếu quá trình khởi động ban đầu được bàn giao lại từ Bootloader khởi động
    • Daemons: Daemons là các tiến trình chạy dưới nền như lập lịch, âm thanh,... được khởi động sau khi bạn đăng nhập vào bất kỳ máy tính Linux nào.
    • Graphical Server: Hiển thị đồ họa trên màn hình, có thể được gọi là máy chủ X (X Server) hoặc X.
    • Desktop Environment: Môi trường cung cấp giao diện hệ điều hành Linux, cho phép chúng ta tương tác. Hiện nay, có nhiều môi trường Desktop khác nhau như GNOME, KDE, Xfce, Mate Cinnamon,... Mỗi một môi trường Desktop đều bao gồm nhiều ứng dụng tích hợp khác nhau (công cụ cấu hình, trò chơi, trình quản lý tệp hoặc trình duyệt Web)
    • Applications: Môi trường máy tính không có đủ tất cả các ứng dụng. Hiện nay, hệ điều hành Linux cung cấp hàng ngàn phần mềm cho phép người dùng tìm kiếm và cài đặt. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm trên các bản phân phối Linux như Ubuntu để tìm phần mềm mình cần.

    Cấu trúc của hệ điều hành Linux

    Các phiên bản của hệ điều hành Linux

    Cùng điểm danh các phiên bản của hệ điều hành Linux:

    Ubuntu

    Hệ điều hành Linux Ubuntu là phiên bản hiện đại và được nhiều người biết tới nhất, với trải nghiệm người dùng cực tốt trên cả máy tính và máy chủ. Hiện nay, Ubuntu đang liên tục được cải tiến để đáp ứng nhu cầu từ người dùng, nhưng vẫn giữ lại được nét riêng của chính nó.

    Debian

    Đây là hệ điều hành yêu thích của các lập trình viên và là phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Tuy thường xuyên có nhiều phiên bản mới, nhưng Debian có tốc độ cập nhật khá chậm so với các phiên bản khác của Linux.

    Linux Mint

    Linux Mint là phiên bản được phát triển dựa trên Ubuntu, với giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Có thể nói, Linux Mint là sự kết hợp hoàn hảo giữa macOS X và Windows 7. Các chương trình phần mềm, ứng dụng của phiên bản này khá đa dạng.

    Fedora

    Khi trải nghiệm Fedora, người dùng được tự do thay đổi mọi thứ trong máy theo nhu cầu. Fedora cũng hỗ trợ các công cụ phục vụ lập trình, do đó, đây là phiên bản phù hợp cho các lập trình viên.

    OpenSUSE/SUSE Linux Enterprise 

    Các phần mềm OpenSUSE/SUSE mang đến trải nghiệm tốt cho bạn, với các phần mềm được cập nhật liên tục và có tính ổn định cao. Các phiên bản cập nhật của OpenSUSE/SUSE đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành.

    CentOS Linux

    CentOS là phiên bản mã nguồn mở được cộng đồng phát triển dựa trên Red Hat Enterprise Linux (RHEL). CentOS vận hành khá tốt và ổn định trên các Mainframe, ví dụ như GNOME, GUI, KDE,…

    Mageia/Mandriva

    Mageia là một dự án phát triển từ Mandriva Linux vào năm 2010. Phiên bản này sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu là MegeriaDB, khác với các hệ điều hành khác là MySQL hoặc Oracle.

    Puppy Linux

    Puppy Linux là một phiên bản nhỏ gọn và tối ưu hóa, có kích thước nhẹ nhất trong tất cả các phiên bản của Linux. Do đó, Puppy Linux thích hợp cho các máy tính cũ và tài nguyên hạn chế. Dù vậy, phiên bản này vẫn hoạt động tốt với các ứng dụng cơ bản.

    Puppy Linux - phiên bản gọn nhẹ nhất

    Slackware Linux

    Slackware là một trong những phiên bản Linux lâu đời nhất, với lịch sử phát triển lên đến 13 năm. Điểm nổi bật của Slackware là gọn nhẹ, phù hợp với các máy tính cấu hình thấp, với quá trình cài đặt rất đơn giản.

    Nên lựa chọn hệ điều hành Linux nào tốt nhất

    Việc lựa chọn hệ điều hành Linux phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu sử dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đa số người dùng lựa chọn Linux Mint, đây có thể được xem là hệ điều hành Linux tốt nhất, có thể cạnh tranh với Windows hoặc macOS.

    Việc cài đặt Linux Mint diễn ra nhanh chóng và đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần đến một USB và một đĩa DVD trắng để cài đặt. Ngoài ra, phiên bản này có thêm các đa phương tiện đầy đủ hỗ trợ quá trình cài đặt.

    Linux Mint mang đến nhiều ưu điểm như: có thể chạy ngay sau khi cài đặt, tiêu tốn ít bộ nhớ, cho phép tùy chỉnh giao diện dễ dàng, phần mềm tốc độ nhanh chóng và nhẹ hơn, có đa dạng ứng dụng cho người dùng, có kèm Codecs, Flash và các ứng dụng mặc định khác.

    Sự khác nhau giữa hệ điều hành Windows và Linux

    Yếu tố so sánh

    Windows

    Linux

    Cấu trúc tập tin

    Thư mụcCây dữ liệu

    Registry

    Không

    Trình quản lý gói

    .extQuản lý gói

    Giao diện

    Gắn liền với hệ thốngTách biệt với hệ thống

    Tài khoản và quyền của người dùng

    Child, Standard, Administrator và GuestRugular, Service, Administrator (root)

    Nhu cầu

    Phù hợp mọi nhu cầu như chơi gamePhục vụ cho công việc như chat, lướt web, email,...

    Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho doanh nghiệp thêm nhiều thông tin mới và hữu ích tổng quan về hệ điều hành Linux là gì, ưu nhược điểm và các phiên bản của hệ điều hành này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc những vấn đề liên quan, doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với CMC Telecom để được tư vấn nhanh nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn