banner-news

Trong bài này

    15 lỗi Server thường gặp và Cách khắc phục lỗi máy chủ thành công

    22/11/2023

    Lỗi Server là một lỗi chung xuất hiện bởi phía máy chủ của ứng dụng hoặc các dịch vụ trên Website. Chúng gồm nhiều dạng khác nhau như “500 Error”, “500.That’s an error”, “500 Internal Server Errol”,... Khi xuất hiện lỗi Server thường gặp này, trang Web không thể hiển thị bất cứ nội dung, hình ảnh gì trên trình duyệt người dùng. Trên màn hình của người dùng lúc đó chỉ hiển thị 1 dòng chữ duy nhất thông báo lỗi.

    15 lỗi Server thường gặp và cách khắc phục

    Lỗi Server có thể chia thành 5 loại chính như sau:

    • 1xx: Lỗi về thông tin, lỗi này thông báo rằng đã nhận yêu cầu, đang tiếp tục quá trình.
    • 2xx: Thành công, đã tiếp nhận và chấp nhận các hành động.
    • 3xx: Lỗi chuyển hướng, bạn cần phải làm thêm một hành động nào đó để hoàn thành yêu cầu.
    • 4xx: Lỗi máy khách, các yêu cầu của bạn bị sai hoặc không thể thực hiện.
    • 5xx: Lỗi máy chủ, các máy chủ không thể thực hiện được bất kỳ yêu cầu nào.

    Thông thường, người dùng sẽ không thấy các lỗi 1xx, 2xx và 3xx mà chỉ thấy các lỗi 4xx hoặc 5xx. Dưới đây là các lỗi Server thường gặp và cách xử lý:

    400 Bad Request

    Nếu yêu cầu của người dùng không hợp lệ, lỗi 400 Bad Request sẽ xuất hiện. Thông thường, điều này xảy ra khi dữ liệu hoặc yêu cầu mà trình duyệt gửi đi không đáp ứng được các tiêu chí của HTTP. Máy chủ sẽ không biết cách xử lý các yêu cầu không đúng định dạng này, dẫn đến bị lỗi 400 Bad Request.

    Trong trường hợp này, người dùng nên kiểm tra lại hoạt động bên mình, ví dụ như mạng Internet đã ổn định chưa, hệ điều hành có gặp sự cố bảo mật nào không, trình duyệt hoặc bộ nhớ đệm có hoạt động bình thường không.

    403 Forbidden

    Nguyên nhân lỗi này là người dùng truy cập vào các thư mục cấm, điều này đồng nghĩa với việc người dùng không có quyền đăng nhập vào trang Web. Lý do thường thấy nhất là do người dùng đó không có quyền truy cập vào một thư mục hoặc tập tin cụ thể nào đó.

    Quản trị viên có thể cài đặt chế độ bảo mật 403 cho các tập tin quan trọng, tránh việc bị tấn công. Để thực hiện, bạn hãy click vào cPanel >> Advanced menu box >> Index Manager. Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh quyền truy cập của người dùng vào thư mục cụ thể.

    404 Not found

    Lỗi này xuất hiện khi một trang nào đó không tồn tại, có thể là nhập sai URL hoặc URL đó đã bị xóa. Chúng xuất hiện khi người dùng đóng trình duyệt, click nút dừng khi đang loading hoặc click vào liên kết quá nhanh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể do máy chủ chạy quá chậm nhưng kích cỡ tệp lại quá lớn.

    405 Method Not Allowed

    Lỗi này có thể do gửi sai phương thức, sai URL, người dùng không có quyền truy cập hoặc Server bị lỗi nào đó. Nếu bị lỗi này, bạn hãy thử xóa bộ nhớ cache, cookie đang có trong trình duyệt hoặc thêm https:// vào trước địa chỉ URL. Các quản trị viên của Website có thể cấu hình lại Web Server nếu cần để khắc phục lỗi.

    408 Request Timeout

    Lỗi này xuất hiện khi máy chủ không nhận được yêu cầu đầy đủ từ người dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng có thể là do máy chủ hoặc trình duyệt người dùng đang cần xử lý một khối lượng lớn công việc hoặc Internet gặp vấn đề. Khi gặp lỗi này, bạn có thể thử tải lại Website xem thử còn bị lỗi không.

    410 Gone

    Lỗi này gần giống như 404, tuy nhiên 410 có nghĩa là trang Web bạn truy cập đã được chuyển đi vĩnh viễn và không còn tồn tại trên hệ thống Website nữa. Tương tự như lỗi 404, bạn hãy kiểm tra lại địa chỉ URL đã nhập đúng chưa, nếu bị sai thì bạn nhập lại để truy cập.

    415 Unsupported Media Type

    Lỗi này thông báo rằng định dạng hiển thị của tập tin phương tiện không được máy chủ Web hỗ trợ. Do đó, máy chủ Web từ chối yêu cầu hiển thị thông tin dữ liệu này. Ví dụ, một ảnh sử dụng định dạng image/svg+xml nhưng Server chỉ hỗ trợ một định dạng khác.

    500 Internal Server Error

    500 Internal Server Error sẽ xuất hiện khi Server gặp sự cố, ví dụ như lưu lượng truy cập vào cùng một lúc quá nhiều, tệp .htaccess bị lỗi hoặc do nhiều nguyên nhân khác mà chính Server cũng không xác định được. Quản trị viên có thể lần lượt kiểm tra lại tệp .htaccess, xem nhật ký lỗi, vô hiệu hóa các plugin và thay đổi phiên bản của PHP thành cũ hơn hoặc mới hơn để khắc phục lỗi này.

    Lỗi 500 Internal Server Error

    501 Not Implemented

    Khi xuất hiện thông báo này có nghĩa là trình duyệt không hỗ trợ các tính năng mà người dùng yêu cầu. Điều này xảy ra chủ yếu là do tính năng đó không được Google hoặc Website hỗ trợ. Do đó, bạn nên theo dõi các công nghệ hiện có của Website và luôn cập nhật chúng để tránh xuất hiện lỗi 501.

    502 Service Temporarily Overloaded

    Lỗi 502 thường xuất hiện khi máy chủ bị tắc nghẽn vì có quá nhiều người dùng truy cập vào cùng lúc. Lỗi này sẽ tự động khắc phục khi lưu lượng truy cập giảm đi. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác dẫn đến lỗi này cũng có thể là do Server gặp sự cố với dịch vụ tại các nhà cung cấp Cloud. Nếu bạn chưa chắc chắn về nguyên nhân là gì, hãy liên lạc nhà cung cấp dịch vụ của bạn để được hỗ trợ kiểm tra và xử lý.

    503 Service Unavailable

    Đây là lỗi khi máy chủ tạm thời không thể xử lý các yêu cầu của người dùng, hoặc Website đang được bảo trì. Chúng còn có thể gọi là lỗi HTTP 503. Khi xảy ra lỗi này, người dùng nên tải lại Website hoặc khởi động lại thiết bị kết nối mạng. Bên phía doanh nghiệp, quản trị Web có thể thử nâng cấp dung lượng lưu trữ hoặc bảo trì hệ thống để khắc phục lỗi Server thường gặp này.

    504 Gateway Timeout

    504 Gateway Timeout xảy ra khi quá trình kết nối giữa máy chủ trung gian và máy chủ bị gián đoạn, chứ không phải do mạng Internet. Để khắc phục lỗi này, quản trị viên của Website nên vô hiệu hóa các Plugin gây ảnh hưởng. Bên phía người dùng có thể xóa cache DNS trên máy.

    Unauthorized

    Đây là một mã lỗi liên quan đến HTTP, khi đó Website vẫn hoạt động bình thường nhưng người dùng không thể truy cập vào trang Web. Chúng cũng có thể xuất hiện khi người dùng nhập sai địa chỉ URL trong trình duyệt. Do đó, người dùng có thể kiểm tra lại URL hoặc xóa bộ nhớ cache rồi tải lại trang.

    Connection Refused By Host

    Lỗi này là do kết nối của người dùng bị từ chối khi yêu cầu truy cập vào Website. Khi xảy ra tình trạng này, người dùng có thể xem lại trình duyệt của mình đã cài đặt SSH chưa, thông tin đăng nhập đã đúng chưa và tải lại trang Web.

    File Contains No Data

    File Contains No Data xuất hiện khi trang Web bị lỗi, người dùng không có cách khắc phục nào khác ngoài việc liên hệ chủ Website để sửa lỗi.

    Một lỗi nhỏ xuất hiện khi khách truy cập vào Website cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của thương hiệu doanh nghiệp. Đây là một lỗi rất khó chịu, có thể khiến doanh nghiệp đánh mất rất nhiều khách hàng tiềm năng. Do đó, khi xuất hiện các lỗi Server thường gặp trên, doanh nghiệp nên sửa đổi nhanh chóng nhất có thể, đảm bảo Website luôn hoạt động liên tục và phục vụ người dùng tốt nhất.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    Website: https://cmccloud.vn 

    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn 

    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn