banner-news

Trong bài này

    Mã nguồn mở là gì? Tìm hiểu về mã nguồn mở (Open Source)

    01/10/2023

    Mã nguồn mở là gì khi đây được xem là tương lai của ngành công nghệ phần mềm với nhiều lợi thế vượt trội trong việc thiết kế trang trang web, lập trình ứng dụng và phần mềm. Vậy mã nguồn mở có những ưu nhược điểm gì, mã nguồn mở có điểm đặc biệt nào khi so sánh với các loại mã nguồn khác. Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây. 

    Mã nguồn mở là gì

    Mã nguồn mở (Tiếng anh là: Open Source) được hiểu là một chương trình phần mềm hoặc nền tảng mà code của nó được công khai sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể truy cập, sửa đổi hay đóng góp giá trị vào công động chung của mã nguồn đó. Ví dụ bạn đang dùng một phần mềm A có mã nguồn mở, sau đó bạn tạo ra một bộ code mới có tính năng vượt trội và chia sẻ cho tất cả những người dùng phần mềm A, đó được gọi là cùng đóng góp chung. 

    Khái niệm mã nguồn mở là gì

    Trong lập trình, thuật ngữ chưa từ “mở” xuất hiện thường xuyên như: engine game mở, hệ điều hành mở. Từ “mở” ở đây không liên quan đến cấu trúc kỹ thuật mà liên quan đến pháp lý. Ý chỉ rằng, mã nguồn mở được phép dùng cho mục đích thương mại mà không phải trả phí bản quyền.

    Mã nguồn mở thường được công bố theo các giấy phép mã nguồn mở, chẳng hạn như Giấy phép Công cộng GNU (GNU General Public License) hoặc các giấy phép tương tự. Việc cấp giấy phép mã nguồn mở cho phép người dùng có thể sửa đổi, lên kế hoạch chi tiết hoặc thiết kế các nhu cầu tùy chỉnh hoặc khắc phục sự cố. Việc Open Source được cấp phép hầu hết là miễn phí hoặc trả phí tùy thuộc vào điều kiện sử dụng. 

    Ưu điểm của mã nguồn mở 

    Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm mã nguồn mở là gì, ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở là điều mà bạn đọc không nên bỏ qua. 

    Hoàn toàn miễn phí

    Mã nguồn mở cho phép người dùng tận dụng mọi tính năng và chức năng mà không cần phải mất chi phí cho việc mua giấy phép sử dụng. Nếu sử dụng mã nguồn mở cho mục đích thương mại, bạn cũng không cần chi trả chi phí bản quyền. 

    Hoạt động linh hoạt

    Khi lập trình viên muốn phát triển các chức năng, tiện ích của ứng dụng được tạo ra trên phần mềm Open Source , họ có thể điều chỉnh hoặc thêm/bớt các đoạn code tùy biến mà không cần báo cáo hoặc chờ phản hồi từ bên nhà cung cấp. 

    Tìm hiểu về ưu điểm của mã nguồn mở

    Tính bảo mật cao

    Do mã nguồn mở có thể được kiểm tra bởi cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới, thường được kiểm tra phát hiện các lỗ hổng bảo mật và khắc phục liên tục. Điều này tạo ra môi trường an toàn, bảo mật cao cho người dùng, đối phó với các mối đe dọa về bảo mật.

    Tùy chỉnh dễ dàng 

    Mã nguồn mở thường đi kèm với tài liệu chi tiết giúp cho việc tùy chỉnh dễ dàng hơn. Người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu cách hệ thống hoạt động và thực hiện các điều chỉnh tùy theo nhu cầu cụ thể.

    Cộng đồng hỗ trợ lớn 

    Khi có càng đông người dùng mã nguồn mở thì cộng đồng hỗ trợ càng lớn, ước tính cộng đồng sử dụng lên tới vài triệu người. Bất kỳ ai có nhu cầu hỗ trợ đều có thể đặt câu hỏi và thảo luận với những người có kinh nghiệm, và chia sẻ kiến thức của mình với cộng đồng.

    So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng

    Yếu tốMã nguồn mở (Open source)Mã nguồn đóng (closed source) 
    Khái niệmLà mã nguồn được công khai, cho phép bất kỳ ai cũng có thể xem xét, sửa đổi và phân phối lại dự án theo các điều khoản của giấy phép mở.là một phần mềm sở hữu mã nguồn độc quyền, được trang bị hệ thống bảo mật chặt chẽ và không được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. 
    Tính bảo mậtCó khả năng kiểm tra mã nguồn bởi cộng đồng lập trình viên trên toàn cầu, giúp tìm ra và khắc phục lỗ hổng bảo mật nhanh chóng.Sở hữu cơ chế bảo mật riêng, tốc độ vá lỗi phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp. 
    Tính tùy chỉnhHoàn toàn có thể tùy chỉnh nhưng phụ thuộc vào giấy phép nguồn mở. Yêu cầu thay đổi như sửa lỗi, tính năng hay cải tiến phải được gửi tới nhà cung cấp phần mềm.
    Vendor lock-in (Tình trạng một cá nhân, doanh nghiệp trở nên phụ thuộc vào một nhà cung cấp (vendor), rất khó để chuyển sang một nhà cung cấp khác)Không có sự ràng buộc phải sử dụng một nhà cung cấp. Tích hợp vào hệ thống có thể tạo ra sự phụ thuộc về mặt kỹ thuật.Chuyển đổi sang một nhà cung cấp khác hoặc sang một giải pháp mã nguồn mở có thể tốn kém.
    Chi phíThường miễn phí hoặc có chi phí thấp, do không cần phải mua giấy phép sử dụng.Thường có chi phí đắt hơn liên quan đến sự phức tạp của phần mềm. 
    Cập nhật tính năng mớiĐược cập nhật tính năng mới bởi người dùng nếu cần. Phải chờ đợi các bản cập nhật từ nhà cung cấp, và các tính năng mới thường không linh hoạt như mã nguồn mở.
    Mức độ phổ biến Một số giải pháp nguồn mở rất phổ biến và thậm chí còn dẫn đầu thị trường (ví dụ: Linux, Apache).Có thể phổ biến, nhưng thường ít mở cửa cho sự tham gia của cộng đồng lớn hơn.
    Sự tham gia của cộng đồng Cộng đồng tham gia phát triển, đánh giá, phê bình và nâng cao phần mềm là bản chất của nguồn mở.Sự tham gia của cộng đồng thường ít hơn và do đó có thể thiếu phản hồi đa dạng.
    Hỗ trợCó thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng lập trình viên, diễn đàn trực tuyến và tài liệu mã nguồn mở.Thường đi kèm với hỗ trợ từ nhà cung cấp hoặc doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhưng có thể có chi phí cao.
    Nâng cấpCó thể dễ dàng nâng cấp và duyệt qua các phiên bản mới để tận dụng tính năng và bản vá bảo mật mới.Có thể chủ động nâng cấp và chỉnh sửa theo ý muốn nhưng phải tuân thủ theo quy tắc của nhà phát triển.

    Các mã nguồn mở phổ biến hiện nay

    Dưới đây là các dự án mã nguồn mở phổ biến đã đóng góp vào cộng đồng phát triển phần mềm và tạo ra các ứng dụng hữu ích cho người dùng trên toàn thế giới: 

    Hệ điều hành Linux

    Linux là hệ điều hành dựa trên mã nguồn mở ra đời năm 1991,,do được phát hành miễn phí cùng nhiều ưu điểm vượt trội mà Linux vẫn giữ cho mình một chỗ đứng vững chắc cho các lập trình viên và người dùng trước các ông lớn như Mac OS hay Windows. Ví dụ: dùng OpenOffice thay cho Microsoft 365 bao gồm các trình ứng dụng: soạn thảo văn bản, bảng tính,….

    Wordpress trong thiết kế website

    WordPress là một hệ quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở rất phổ biến cho việc xây dựng và quản lý các trang web. Nó cung cấp nền tảng linh hoạt cùng một loạt các plugin và widget giúp các lập trình hạn chế nhập code, hệ thống hỗ trợ tối ưu hóa tìm kiếm cho SEO và dễ dàng tùy chỉnh giao diện quản trị của trang web.

    Ngôn ngữ lập trình PHP, Java

    PHP và Java đều là những ngôn ngữ lập trình phổ biến hoạt động trên mã nguồn mở và miễn phí, được sử dụng cho việc phát triển ứng dụng web và phần mềm. Chúng đều có cấu trúc đơn giản, chức năng không giới hạn, thư viện tài liệu chất lượng cùng cộng đồng người dùng vô cùng lớn. Theo ước tính, có hơn 85% các trang web trên thế giới đang sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và Java. 

    Các mã nguồn mở phổ biến 

    Phần mềm GIMP thay cho Adobe Photoshop 

    Nếu là người mới bước chân vào công việc thiết kế, thì bạn có thể lựa chọn sử dụng GIMP (GNU Image Manipulation Program). Đây là một phần mềm xử lý hình ảnh mã nguồn mở, tương đương với Adobe Photoshop. GIMP cung cấp các công cụ chức năng mạnh mẽ để chỉnh sửa và thiết kế hình ảnh.

    Phần mềm thiết kế đồ họa Blender  

    Blender là một phần mềm đồ họa 3D modeling dựa trên mã nguồn mở, tích hợp nhiều tính năng và công cụ thiết kế chỉnh sửa mô hình 3D, hoạt hình, hiệu ứng đặc biệt và nhiều ứng dụng khác trong lĩnh vực đồ họa và phim ảnh.

    Vẽ tranh kỹ thuật số Krita 

    Krita là một phần mềm vẽ tranh kỹ thuật số mã nguồn mở được ưa chuộng bởi các nhà thiết kế và họa sĩ trên toàn cầu. Ứng dụng Krita được viết bằng Qt và thiết kế chủ yếu cho mục đích hội họa như vẽ tranh kỹ thuật số và hoạt hình để tạo ra các tác phẩm lấy cảm hứng từ sơn dầu, truyện tranh,... 

    Tổng kết, mã nguồn mở là gì và những ưu điểm mà chương trình phần mềm này mang lại. Nó tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình sáng tạo và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, giúp cộng đồng phát triển và chia sẻ kiến thức. Mã nguồn mở không chỉ giới hạn trong lĩnh vực phần mềm, mà còn được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác như trí tuệ nhân tạo, robot, ngành y học, và nhiều lĩnh vực khác nữa. Với sự kết hợp tài năng của các cộng đồng trên toàn thế giới, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai với nhiều giải pháp mới và cách tiếp cận đầy tiềm năng, nhờ vào mã nguồn mở.
    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn