Trong bài này
01/10/2023
Mô hình điện toán đám mây không đơn thuần là một khái niệm công nghệ, mà còn có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách chúng ta làm việc và tạo ra tiềm năng lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong bài viết này, CMC Cloud sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan từ mô hình triển khai đến các mô hình dịch vụ điện toán đám mây cùng những ứng dụng mà nó mang lại.
Mô hình dịch vụ điện toán đám mây đề cập đến các loại dịch vụ mà người dùng có thể tận dụng ở môi trường điện toán đám mây. Có 3 mô hình cung cấp dịch vụ là IaaS, PaaS và SaaS. mỗi mô hình này đại diện cho một phần của điện toán đám mây, cụ thể:
Mô hình cơ sở hạ tầng như một dịch vụ IaaS (Tiếng Anh: Infrastructure as a Service) là mô hình điện toán đám mây cho phép người dùng thuê và quản lý tài nguyên hạ tầng công nghệ thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ. Thay vì ban đầu phải đầu tư xây dựng và duy trì một hạ tầng phức tạp thì khách hàng có thể thuê các tài nguyên như máy chủ ảo (cloud server), lưu trữ (storage), hệ thống mạng (network),…. từ nhà cung cấp dịch vụ IaaS.
Mô hình IaaS giúp giảm bớt gánh nặng trong việc duy trì và vận hành hạ tầng vật lý cho các doanh nghiệp và tổ chức. Người dùng không cần chuẩn bị một môi trường phát triển riêng biệt. Họ có toàn quyền quản lý và kiểm soát hạ tầng ảo của mình từ việc triển khai và cấu hình máy chủ, quản lý hệ điều hành, đến việc thu hẹp và mở rộng tài nguyên theo yêu cầu.
IaaS cung cấp quyền kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT ở mức độ linh hoạt cao nhất, nếu so sánh với với các tài nguyên CNTT mà doanh nghiệp đang còn sử dụng quen thuộc ngày nay thì IaaS có sự giống nhau nhất.
Mô hình cơ sở hạ tầng như một dịch vụ IaaS
Mô hình nền tảng như một dịch vụ PaaS (Tiếng Anh: Platform as a Service) là mô hình điện toán đám mây cho phép người dùng phát triển, triển khai và quản lý ứng dụng trên một nền tảng đám mây hoàn chỉnh từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Thay vì phải lo lắng về vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản (thường là phần cứng - hardware và hệ điều hành - operating systems), người dùng chỉ cần tập trung vào việc phát triển ứng dụng đó.
Mô hình PaaS cho phép bạn kiểm tra hoặc thử nghiệm ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành mới hay các công cụ khác với ít rủi ro, giúp tiết kiệm thời gian lập trình nhờ các tài nguyên có sẵn và được tự động hóa. Các quy trình đều thực hiện tự động, thường xuyên thuận tiện trong việc cộng tác và tăng hiệu suất làm việc.
Mô hình nền tảng như một dịch vụ PaaS
Mô hình phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service) là mô hình điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập và sử dụng các ứng dụng thông qua internet mà không cần cài đặt và quản lý phần mềm trực tiếp trên thiết bị của họ. Nó được xem như là nhà cung cấp sẽ cho bạn một sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoàn chỉnh, thường gặp nhất ở các ứng dụng cho người dùng cuối như: Gmail, Netflix, Zoom, Microsoft 365, … Người dùng lúc này chỉ quan tâm đến việc làm sao sử dụng được phần mềm đó một cách triệt để, hiệu quả nhất.
Mô hình SaaS giúp giảm bớt gánh nặng chi phí trong việc cài đặt và bảo trì phần cứng cũng như chi phí cài đặt và hỗ trợ phần mềm. Các nhà cung cấp dịch vụ luôn có trách nhiệm đảm bảo rằng phần mềm luôn được nâng cấp và cập nhất bản mới nhất. SaaS cũng cho phép người dùng mở rộng quy mô sử dụng theo nhu cầu như tăng dung lượng lưu trữ, bổ sung, tích hợp tính năng, tăng giảm user và truy cập vào ứng dụng ở bất kỳ thiết bị nào với kết nối internet mà không cần kiến thức kỹ thuật đặc biệt.
Tóm lại, IaaS, PaaS và SaaS không loại trừ lẫn nhau. Nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn một và hầu hết các doanh nghiệp lớn sử dụng cả ba.
Mô hình dịch vụ điện toán đám mây IaaS, PaaS và SaaS
Mô hình triển khai điện toán đám mây xác định cách tổ chức triển khai hạ tầng đám mây và quy định trách nhiệm giữa người quản lý hạ tầng và người sử dụng dịch vụ. Có tổng cộng 4 mô hình triển khai điện toán đám mây gồm: Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud. Mỗi mô hình mang đến những đặc điểm và lợi ích riêng như sau:
Đám mây công cộng (Tiếng Anh: Public Cloud) là mô hình triển khai trong điện toán đám mây, được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Với mô hình này, các tài nguyên như máy chủ ảo (cloud server), lưu trữ (storage) và các ứng dụng phần mềm được chia sẻ và cung cấp cho người dùng thông quan internet.
Một số ví dụ điển hình về Public cloud như: Microsoft 365, Gmail, Google Drive,...
Có hai hình thức sử dụng dịch vụ đám mây công cộng đó là miễn phí và trả phí theo mô hình pay per use (trả phí trên dung lượng sử dụng). Điều này giúp giảm chi phí ban đầu, khách hàng không cần quan tâm đến việc quản lý hay bảo trì cơ sở hạ tầng, tạo ra một môi trường kinh doanh tiết kiệm và linh hoạt.
Mô hình đám mây công cộng (Public Cloud)
Đám mây riêng (Tiếng Anh: Private Cloud) là mô hình triển khai điện toán đám mây trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Điều này có nghĩa là cơ sở hạ tầng đám mây được xây dựng và chỉ phục vụ nhu cầu của tổ chức đó.
Khi đó các tổ chức, doanh nghiệp có quyền kiểm soát hoàn toàn tài nguyên, mang lại sự riêng tư và đáp ứng yêu cầu khắt khe về tính năng bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và đòi hỏi mức độ bảo mật cao.
Private cloud về cơ bản giống với public cloud, sự khác biệt giữa hai mô hình điện toán đám mây này chủ yếu là về tính chất của người dùng. Nếu public cloud là mô hình có sẵn và dành cho nhiều người dùng thì private cloud được phát triển dành riêng đối cho mỗi đối tượng người dùng khác nhau.
Mô hình đám mây riêng (Private Cloud)
Đám mây lai (Tiếng Anh: Hybrid Cloud) là mô hình triển khai điện toán đám mây có sự kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây riêng, cho phép doanh nghiệp sử dụng cả hai mô hình để tận dụng lợi ích của cả hai. Tài nguyên dịch vụ được di chuyển linh hoạt giữa hai mô hình theo nhu cầu.
Dựa vào mục tiêu kinh doanh để lựa chọn mô hình đám lai mang tới sự linh hoạt, sự bảo mật và hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên việc triển khai và quản lý mô hình này đòi hỏi sự phức tạp hơn so với mô hình đám mây đơn lẻ.
Tóm lại, mỗi mô hình triển khai điện toán đám mây thể hiện một môi trường đám mây cụ thể tùy thuộc vào người quản lý bảo mật, người có quyền truy cập vào tài nguyên và liệu chúng được chia sẻ hay chỉ dùng riêng cho chính bạn, doanh nghiệp bạn.
Mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud)
Trong bài viết này, ngoài 03 mô hình triển khai điện toán đám mây trên, CMC Cloud sẽ giới thiệu thêm một mô hình điện toán đám mây khác, đó chính là Community Cloud:
Đám mây cộng đồng (Tiếng Anh: Community Cloud) là mô hình triển khai điện toán đám mây được chia sẻ và dùng chung giữa nhiều thành viên trong cùng ngành hoặc cộng đồng có chung một mối quan tâm. Mô hình này thường được dùng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, tài chính,... và được quản lý bởi một bên thứ 3 hoặc giữa nội bộ các tổ chức.
Mô hình này mang đến lợi ích chung cho các thành viên như tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu suất, cho phép họ chia sẻ các quy định và tiêu chuẩn chung, đảm bảo tuân thủ quy trình nội bộ. Tuy nhiên, đám mây công cộng đòi hỏi sự tương tác và đồng thuận giữa những thành viên trong cộng đồng, cần thiết lập rõ ràng quy tắc và thống nhất trong việc chia sẻ tài nguyên và sự bảo mật.
Mô hình đám mây cộng đồng (Community Cloud)
Khi điện toán đám mây ngày càng phổ biến, các mô hình dịch vụ và chiến lược triển khai khác nhau đã xuất hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu cho từng đối tượng. Mỗi loại mô hình dịch vụ điện toán đám mây và phương pháp triển khai cung cấp cho người dùng các cấp độ kiểm soát, tính linh hoạt và cách quản lý khác nhau.
Hiểu được sự khác biệt giữa IaaS, SaaS, PaaS, cũng như mô hình triển khai sẽ giúp người dùng đưa ra quyết định các mô hình điện toán đám mây phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Đây cũng là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp chuyển đổi thành công sang đám mây, cũng là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn các dịch vụ đám mây chuyên nghiệp.
Với đội ngũ kỹ sư cloud có chuyên môn sâu, CMC Cloud tự tin hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra lựa chọn với mô hình phù hợp, tiết kiệm chi phí nhất. Dựa trên yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất và tránh rủi ro cũng như các vấn đề bảo mật tốt nhất. Mọi thắc mắc, câu hỏi về dịch vụ điện toán đám mật liên hệ với CMC Cloud để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách