banner-news

Trong bài này

    NAS là gì? Giải đáp về Ổ cứng mạng Network Attached Storage

    01/10/2023

    Cùng với nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng, các giải pháp lưu trữ phi truyền thống như Network Attached Storage (NAS) đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là giải pháp thay thế lý tưởng cho các phương thức lưu trữ trước kia như USB, ổ cứng, thẻ nhớ. Vậy, Network Attached Storage là gì? Chúng có các ưu điểm và cách hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

    NAS là gì

    NAS (Network Attached Storage) có thể hiểu đơn giản là một ổ cứng mạng. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu dễ dàng từ tất cả các thiết bị khác nhau như laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại. 

    Các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đã lựa chọn giải pháp NAS vì chúng khá hiệu quả, có khả năng mở rộng cao với chi phí thấp. NAS cung cấp tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh chóng, dễ cấu hình và sử dụng. Doanh nghiệp có thể ứng dụng NAS vào phục vụ các công việc khác nhau như xây dựng hệ thống Email, làm cơ sở dữ liệu cho kế toán, làm bảng lương, chỉnh sửa video, phân tích kinh doanh,... tùy thích.

    Tìm hiểu về khái niệm Network Attached Storage

    Thành phần của Network Attached Storage là gì

    Ổ NAS bao gồm 4 thành phần chính:

    Ổ lưu trữ vật lý (Storage)

    Một bộ thiết bị NAS có thể gồm 2 - 5 ổ cứng, cung cấp dung lượng lưu trữ lớn cho doanh nghiệp. Các ổ cứng vật lý này có thể được sắp xếp theo logic thành một bộ lưu trữ dự phòng (RAID).

    Cụ thể, RAID là một công nghệ ảo hóa, có vai trò hợp nhất nhiều bộ phận lưu trữ vật lý thành một hệ thống hoặc nhiều đơn vị logic khác nhau, giúp tăng hiệu suất và sao lưu dữ liệu hiệu quả.

    Bộ xử lý trung tâm (CPU)

    CPU có vai trò quản lý hệ thống tập tin và cung cấp các thông tin điện toán. Bộ xử lý trung tâm CPU sẽ đọc, ghi lại dữ liệu để xử lý và gửi tập tin, quản lý các người dùng hoặc thậm chí là hỗ trợ tích hợp với đám mây (Cloud).

    Thành phần của Network Attached Storage

    Hệ điều hành (OS)

    Hệ điều hành là giao diện phục vụ người dùng thiết bị. Một số thiết bị lưu trữ mạng phức tạp sẽ được trang bị hệ điều hành riêng, còn các thiết bị lưu trữ mạng đơn giản sẽ không có hệ điều hành.

    Hệ thống mạng (Networking)

    Các thiết bị NAS kết nối với hệ thống mạng thông qua giao diện mạng. Các kết nối này được thiết lập thông qua Wifi hoặc cáp Ethernet. Nhiều thiết bị NAS có sẵn cổng USB để sạc hoặc kết nối với các thiết bị khác.

    Cách hoạt động của thiết bị lưu trữ NAS

    Các thiết bị lưu trữ NAS sử dụng kết hợp cả phần cứng và phần mềm để chia sẻ tập tin qua mạng. Thông thường, hệ thống này gồm card giao diện mạng (NIC), các khoang ổ đĩa lưu trữ, bộ điều khiển và nguồn điện. Nhờ có nhiều ổ cứng, NAS cho phép doanh nghiệp truy cập tập tin nhanh chóng và có thể lưu trữ dữ liệu dự phòng.

    Cách hoạt động của Network Attached Storage

    Về cơ bản, thiết bị lưu trữ NAS được kết nối trực tiếp với mạng thông qua WiFi hoặc cáp Ethernet có dây, nên chúng sẽ tạo ra một mạng LAN nội bộ. Hệ thống này gán địa chỉ IP và truyền dữ liệu giữa các máy chủ, người dùng và NAS thông qua TCP/IP.

    NAS hoạt động dựa theo hệ thống tệp truyền thống, hệ thống công nghệ mới NTFS hoặc NFS, cho phép doanh nghiệp truy cập từ xa dễ dàng. Khi cần lưu trữ hoặc chia sẻ dữ liệu, NAS sẽ gắn nhiều máy chủ vào chung trong một thiết bị lưu trữ, tạo thành một cụm. Các cụm này có vai trò chuyển đổi dự phòng qua một khối chia sẻ theo cụm, giúp tất cả các cụm có thể truy cập đồng thời vào cùng một dữ liệu.

    Ưu điểm của ổ cứng NAS

    • Tốc độ: Ổ cứng NAS cho phép chia sẻ dữ liệu nhanh chóng trên mạng LAN. Doanh nghiệp có thể truy cập vào kho dữ liệu mọi lúc mọi nơi qua Internet.
    • Dễ sử dụng: Giao diện của NAS khá thân thiện và dễ dàng cài đặt. Chúng ta chỉ cần tiến hành kết nối ổ cứng NAS với các Router và thiết lập cấu hình ban đầu. Sau đó, ổ cứng NAS đã sẵn sàng để sao lưu, quản lý và chia sẻ dữ liệu.
    • Nhiều tính năng: Không chỉ dùng để lưu trữ, ổ cứng NAS còn được dùng làm máy chủ in ấn, máy chủ tập tin, máy chủ Web,... tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.

    Hạn chế của ổ cứng NAS

    Ngoài các ưu điểm trên, NAS cũng có những hạn chế nhất định như:

    • Phức tạp trong việc quản lý: Để duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng NAS, doanh nghiệp cần đầu tư ngân sách CNTT lớn và gia tăng gánh nặng vận hành.
    • Khó khăn trong việc tăng, giảm quy mô: Thiết bị NAS lưu trữ dữ liệu dựa trên ổ đĩa HDD. Khi có quá nhiều người gửi yêu cầu tập tin đồng thời, NAS có thể gặp phải tình trạng bị quá tải.
    • Không đảm bảo: Người dùng có thể gặp phải nhiều vấn đề khi lưu trữ trên NAS như bị trễ dữ liệu, thiếu hoặc bị thất thoát dữ liệu.

    Làm gì để khắc phục hạn chế của NAS 

    Doanh nghiệp có thể khắc phục các hạn chế trên của NAS thông qua các phương pháp như bổ sung thêm các thiết bị NAS, lưu trữ trên đám mây hoặc lưu trữ hợp nhất. Cùng tìm hiểu qua từng giải pháp:

    Bổ sung thêm thiết bị NAS

    Điều này giúp tăng dung lượng lưu trữ và quy mô cho kiến trúc của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc dùng phần mềm điều khiển để quản lý nhiều ổ cứng vật lý khác nhau trên cùng một máy chủ NAS. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể lưu trữ hàng tỷ tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ mất khá nhiều chi phí vào việc cấu hình, lập trình và quản lý hệ thống này.

    Cách khắc phục hạn chế của NAS

    Lưu trữ hợp nhất (Unified Storage)

    Doanh nghiệp có thể kết hợp lưu trữ hợp nhất và NAS, tạo thành hệ thống SAN-NAS, cho phép doanh nghiệp sử dụng giao thức ở cả cấp độ tập tin và khối dữ liệu trên một hệ thống duy nhất. 

    Lưu trữ đám mây (Cloud Server)

    Doanh nghiệp có thể tích hợp hoặc thay thế NAS bằng công nghệ lưu trữ đám mây. Lúc này, doanh nghiệp có thể truy cập vào kho dữ liệu một cách nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tốn kém.

    Hiện nay, các giải pháp lưu trữ đám mây tại CMC Cloud đang là lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều gói dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Cùng khám phá các tính năng vượt trội của dịch vụ Cloud Server tại CMC Cloud bên dưới.

    CMC Cloud hỗ trợ các giải pháp lưu trữ linh hoạt và tiết kiệm như thế nào?

    Cloud Server tại CMC Cloud cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, bảo mật tuyệt đối và thời gian Uptime lên đến 99,99%, cho phép doanh nghiệp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.

    Bảng giá dịch vụ tại CMC Cloud cực kỳ phải chăng, và hỗ trợ hình thức chỉ trả tiền theo thời gian sử dụng (Pay as you go), đảm bảo tối ưu chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp. Cùng điểm danh qua một số giải pháp lưu trữ nổi bật nhất:

    • CMC Cloud S3 Storage: Giải pháp lưu trữ dạng đối tượng, phù hợp để lưu trữ các loại dữ liệu ít khi được truy cập (tần suất ít hơn 12 lần / 1 năm) nhưng yêu cầu tốc độ nhanh chóng.
    • CMC Cloud Elastic Volume: Không gian lưu trữ dữ liệu dạng khối, cho phép mở rộng với các dịch vụ khác như CKE.EV, ECS nhưng phải gắn vào máy chủ để chạy được. Doanh nghiệp có thể tạo EV, xây dựng hệ thống tệp cũng như lưu trữ dữ liệu một cách liên tục.
    • CMC Cloud Backup: Hỗ trợ sao lưu dữ liệu và tự động khôi phục dữ liệu, giúp giảm thiểu rủi ro thất thoát dữ liệu cũng như chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài.

    CMC Cloud thế hệ mới mang tới giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

    Bài viết trên đã giải đáp cho bạn khái niệm Network Attached Storage là gì, cách hoạt động cũng như ưu nhược điểm của hệ thống này. Để khắc phục một số hạn chế của NAS, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang giải pháp lưu trữ đám mây như dịch vụ Cloud Server. Nếu doanh nghiệp cần triển khai Cloud Server, đừng quên liên hệ CMC Cloud để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ bạn 24/7.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn