banner-news

Trong bài này

    Network security là gì? Tại sao cần bảo mật mạng

    11/09/2023

    Network Security là một trong các phương thức quan trọng để doanh nghiệp tránh khỏi việc bị tấn công mạng, nhằm bảo vệ các thiết bị, dịch vụ của doanh nghiệp. Kiến thức về bảo mật mạng là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ một doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Trong bài viết bên dưới, cùng tìm hiểu về khái niệm Network Security là gì, cách hoạt động cũng như lý do tại sao lại cần đến Network Security.

    Network Security là gì? Tại sao cần bảo mật mạng

    Network Security là gì

    Network Security (bảo mật mạng) gồm nhiều bước khác nhau, nhằm đảm bảo tính an ninh tốt nhất cho mạng máy tính và hệ thống dữ liệu trong đó. Network Security rất quan trọng, giúp đảm bảo tất cả các dữ liệu của doanh nghiệp được an toàn trước các cuộc tấn công mạng, đảm bảo tính tin cậy cho dữ liệu. Các hệ thống Network Security thành công phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp khỏi phần mềm độc hại hoặc sự tấn công từ bên ngoài.

    Một mạng (Network) gồm nhiều thiết bị kết nối với nhau, ví dụ như gồm máy tính, mạng không dây và máy chủ. Các thiết bị này dễ bị tấn công bởi Hacker. Network Security liên quan đến việc dùng nhiều phần cứng, phần mềm trên mạng hoặc các phần mềm dưới dạng dịch vụ. Khi mạng ngày càng có nhiều thiết bị và phức tạp hơn, việc bảo mật trở nên quan trọng hơn hết đối với các doanh nghiệp.

    Theo thời gian, các tác nhân tân công mới ngày càng tinh vi hơn, nên các phương pháp bảo mật cũng phải liên tục được phát triển để chống lại chúng. Dù doanh nghiệp sử dụng phương pháp hay chiến lược bảo mật nào, thì trách nhiệm bảo mật đều thuộc về tất cả mọi người. Bất kỳ ai sử dụng mạng Internet cũng có thể tạo lỗ hổng bảo mật trong mạng.

    Phân biệt Network Security và Cybersecurity

    Cùng phân biệt Network Security và Cybersecurity qua một số tiêu chí sau:

    1. Khái niệm

    Network Security là sự bảo vệ các dữ liệu bên trong một mạng gồm các thiết bị, giúp tránh trường hợp sử dụng sai, gian lận hoặc việc bị truy cập trái phép vào hệ thống. Network Security có thể xem là một phần bên trong Cybersecurity.

    Cybersecurity là một bộ phận trong an ninh thông tin, bao gồm các kỹ thuật và phương pháp để bảo đảm sự an toàn cho hệ thống thiết bị, mạng, dữ liệu,... tránh khỏi việc tấn công kỹ thuật số.

    2. Mức độ đảm bảo an toàn

    Cả 2 khái niệm ngày nghe qua hơi giống nhau, nhưng mức độ đảm bảo an toàn của chúng hoàn toàn khác nhau. Network Security có mức đảm bảo an toàn vi mô hơn. Ví dụ, nếu xem doanh nghiệp là 1 lâu đài, thì NS giống như là “Bộ công an”, chịu trách nhiệm cho sự yên ấm và an toàn cho các bức tường, đảm bảo lớp vành đai của các tổ chức khỏi các tác nhân gây hại liên quan đến mạng.

    Ngược lại, CS giống như “Bộ Quốc phòng”, bảo vệ doanh nghiệp khỏi các tác nhân độc hại bên ngoài, các cuộc tấn công kỹ thuật số, lừa đảo,…

    3. Phạm vi

    CS có nghĩa rộng như an toàn thông tin, còn NS chỉ là một phần trong CS.

    Cách hoạt động của Network Security

    Network Security hoạt động dựa trên việc kết hợp các công cụ về phần cứng và phần mềm, nhằm mục tiêu ngăn chặn các truy cập trái phép vào bất kỳ thành phần nào trong Network.

    Một tổ chức bảo mật hoặc một nhóm bảo mật sẽ xác định các chính sách và phương pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn bảo mật. Ngoài ra, tất cả mọi người trong Network đều phải tuân thủ theo các chính sách bảo mật này. Tất cả các điểm trong mạng mà người dùng được ủy quyền có thể là nơi mà hacker hoặc các tác nhân độc hại tấn công, đặc biệt là khi người dùng bất cẩn hoặc thao tác nhầm lẫn gây ra lỗ hổng bảo mật.

    Cách hoạt động của Network Security

    Tại sao cần bảo mật mạng

    Việc phụ thuộc nhiều hơn vào các công cụ trực tuyến, từ mạng xã hội, Website, Email,... trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp lẫn xu hướng của người dùng đã đặt ra vấn đề cấp thiết về bảo mật mạng, giúp bảo vệ các dữ liệu quý giá này.

    Nếu không có bảo mật mạng, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro như:

    • Bị đánh cắp các dữ liệu quan trọng.
    • Tổn thất về tài chính khi bị mất dữ liệu.
    • Chi phí phục hồi dữ liệu khá đắt đỏ.
    • Ảnh hưởng đến thương hiệu và hoạt động kinh doanh, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới việc doanh nghiệp bị phá sản.

    Phân loại Network Security

    Có thể phân loại Network Security thành 5 loại chính sau:

    • Phần mềm chống virus và phần mềm độc hại: Đây là phần mềm được thiết kế nhằm phát hiện, xóa và ngăn chặn các virus và phần mềm độc hại như phần mềm tống tiền, phần mềm gián điệp,...
    • Bảo mật đám mây: Đây là công cụ thường được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Các đơn vị cung cấp này đảm bảo tính bảo mật của hệ thống cơ sở hạ tầng, và các công cụ bảo mật này giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu của mình trong hệ thống tổng thể.
    • Tường lửa: Hỗ trợ kiểm tra và ngăn chặn các lưu lượng truy cập bất thường, công cụ này thường được sử dụng rất phổ biến và được định vị tại nhiều nơi trên mạng.
    • Mạng riêng ảo VPN: VPN cung cấp một đường truyền bảo mật từ điểm cuối đến tổ chức và mạng, thông qua một đường hầm mã hóa thông tin để gửi qua các đường truyền mạng kém an toàn. VPN là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp cho phép nhân viên truy cập vào mạng công ty từ xa.
    • Xác thực đa yếu tố: Đây là một trong các giải pháp đơn giản và được nhiều người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp sử dụng. Chúng bao gồm 2 yếu tố trở lên để xác minh danh tính của người dùng. Ví dụ điển hình của xác thực đa yếu tố là Google Authenticator.

    Nhìn chung, Network Security là một trong các ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, giúp đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu. Qua bài viết trên, hy vọng doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm Network Security là gì, cách hoạt động của chúng và một số loại Network Security  phổ biến.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn