Trong bài này
12/10/2023
OS là thành phần quan trọng trong một thiết bị máy tính, giúp quản lý và cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng, chương trình máy tính có thể hoạt động bình thường. Vậy, OS là gì? Chúng bao gồm các thành phần nào? Có những loại hệ điều hành OS nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
OS là gì?
OS là một chương trình được thiết kế nhằm mục đích quản lý tất cả các phần mềm và phần cứng bên trong máy tính, cụ thể:
Vậy, thành phần chính của hệ điều hành OS là gì? Cùng tìm hiểu qua thông tin bên dưới.
OS gồm rất nhiều tính năng và thành phần khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng của chúng. Tuy nhiên, nhìn chung thì hệ điều hành OS gồm 3 thành phần chính sau:
Hiện nay, có khá nhiều loại hệ điều hành khác nhau, có cấu tạo phần cứng và tính năng khác nhau:
Hệ điều hành đa năng này đại diện cho nhiều loại hệ điều hành khác nhau, cho phép chúng ta chạy nhiều tác vụ hoặc nhiều ứng dụng khác nhau đồng thời.
Hệ điều hành đa năng có thể được cài trên nhiều laptop hoặc máy tính để bàn khác nhau, phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp như chạy ứng dụng kế toán, trình duyệt truy cập Internet, trò chơi hoặc cơ sở dữ liệu.
Hệ điều hành này tập trung vào quản lý các phần cứng và luồng, nhằm đảm bảo rằng các ứng dụng có thể được chia sẻ liên tục giữa nhiều máy tính khác nhau.
Các hệ điều hành máy tính phổ biến bao gồm:
Hệ điều hành này được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về điện toán di động (Mobile Computing) và các thiết bị như máy tính bảng hoặc Smartphone. Các thiết bị này có lượng tài nguyên hạn chế hơn nhiều so với PC, nên hệ điều hành di động cũng cần kích thước gọn nhẹ cũng như cấu trúc đơn giản hơn, giảm tối đa việc sử dụng tài nguyên nhưng vẫn phải đảm bảo thiết bị có thể chạy một hoặc nhiều ứng dụng khác nhau.
Các hệ điều hành di động thường tập trung vào hiệu suất xử lý, khả năng tương tác với người dùng và các tác vụ liên quan đến xử lý tập tin dữ liệu (chẳng hạn như mở video). Các hệ điều hành di động phổ biến hiện nay là Google Android và Apple iOS.
Nhiều thiết bị máy tính được thiết kế với các mục đích riêng biệt, nên chúng không thể chạy bằng hệ điều hành chung với các thiết bị khác. Ví dụ, máy rút tiền ATM, bảng điều khiển máy bay, các thiết bị trong hệ thống IoT, trợ lý ảo trong gia đình,... là những thiết bị chuyên dụng yêu cầu một hệ điều hành riêng.
Điểm khác biệt chính ở đây là các thiết bị này chỉ thực hiện một nhiệm vụ chính, nên cấu trúc hệ điều hành rất tối giản, tập trung vào khả năng phục hồi và hiệu năng của hệ thống. Chúng phải đảm bảo có tốc độ nhanh chóng, không xảy ra lỗi hoặc phải có khả năng xử lý lỗi trong mọi trường hợp.
Các hệ điều hành của thiết bị này thường được cấy trực tiếp vào chip bên trong thiết bị, nên chúng ta gọi đây là hệ điều hành nhúng. Một ví dụ về hệ điều hành nhúng là Linux.
Đây là một hệ điều hành chuyên dụng, giúp kết nối các thiết bị hoạt động trong cùng một mạng LAN với nhau. NOS tạo ra các ngăn xếp giao tiếp để thuận lợi cho việc tạo, trao đổi và chia tách các gói mạng với nhau.
Ngày nay, NOS chuyên dụng đa phần đều đã ít phổ biến vì các hệ điều hành khác đã kiêm nhiệm sẵn tính năng xử lý mạng. Ví dụ: Windows Server 2019 và Windows 10 hỗ trợ việc kết nối mạng toàn diện.
Tuy nhiên, NOS vẫn được sử dụng trong một số thiết bị mạng nhất định, bao gồm bộ định tuyến (router), tường lửa, bộ chuyển mạch. Các nhà sản xuất cũng có thể sử dụng hệ điều hành NOS độc quyền như IOS của Cisco, ZyNOS và RouterOS.
Các loại hệ điều hành OS phổ biến
Hệ điều hành này là lựa chọn hữu ích khi máy tính phải tương tác với môi trường xung quanh liên tục và phải lặp lại theo thời gian. Ví dụ: Hệ thống công nghiệp điều khiển hoạt động của các máy móc trong nhà máy. Hệ thống này gồm vô số cảm biến, động cơ, bộ truyền động,... Do đó, hệ điều hành cần có tốc độ xử lý nhanh chóng và dự đoán được sự thay đổi của môi trường trong thực tế, để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra liên tục và ổn định. Hệ điều hành thời gian thực phổ biến là VxWorks và FreeRTOS.
Tuy nhiên, nhìn chung thì điểm khác biệt giữa các hệ điều hành không phải là tuyệt đối. Có nhiều hệ điều hành khác nhau vẫn có một số đặc điểm giống nhau. Ví dụ, hệ điều hành nhúng sẽ có một số đặc điểm của RTOS, trong khi đó các hệ điều hành di động vẫn có thể chạy các ứng dụng tương tự như hệ điều hành đa năng trên PC.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cần thiết cho doanh nghiệp về khái niệm OS là gì, các thành phần chính cũng như một số loại hệ điều hành chính. Hãy theo dõi blog tại CMC Cloud để cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ khác.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách