banner-news

Trong bài này

    Phần mềm mã nguồn mở là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về phần mềm mã nguồn mở

    01/10/2023

    Phần mềm mã nguồn mở đã trở thành một phần quan trọng trong cảnh đổi mới công nghệ thông tin. Được xây dựng trên tinh thần hợp tác và chia sẻ, phần mềm mã nguồn mở không chỉ mang lại những ưu điểm về hiệu suất và chi phí, mà còn đại diện cho một cách tiếp cận đổi mới và phát triển phần mềm khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở qua bài viết. 

    Phần mềm mã nguồn mở là gì 

    Phần mềm mã nguồn mở (Tên tiếng anh: open source software - OSS) là các phần mềm trong đó mã nguồn (source code) của nó được công khai và cho phép bất kỳ ai đều có thể xem xét, sửa đổi và dựa trên mã nguồn này để phát triển thành phần mềm khác. 

    Thuật ngữ "phần mềm nguồn mở" có nghĩa gần giống với "mã nguồn mở" nhưng có độ bao hàm cao hơn. "Phần mềm mã nguồn mở" thể hiện tính chất của phần mềm mà cho phép mã nguồn của nó được công khai và có thể được sửa đổi và phân phối, trong khi "mã nguồn mở" chỉ đơn giản là phần mã nguồn của phần mềm, được thể hiện dưới dạng các tệp và dòng mã cụ thể.

    Phần mềm mã nguồn mở là gì

    Lịch sử phát triển phần mềm mã nguồn mở

    Phần mềm mã nguồn mở có nguồn gốc từ những năm đầu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). Vào những năm 1950, 1960 của thế kỷ trước, mã nguồn mở được nhen nhóm dưới hình thức hợp tác giữa các lập trình viên. Tuy nhiên, sự tranh cãi xảy ra về mặt pháp lý khiến phần mềm mã nguồn mở không được phát triển nhường chỗ cho phần mềm mã nguồn đóng (phần mềm độc quyền) lên ngôi. 

    Năm 1985, dự án phần mềm mã nguồn mở như GNU (GNU's Not Unix) dưới sự lãnh đạo của Richard Stallman ra đời, mục tiêu của dự án này là tạo ra một hệ điều hành hoàn toàn mã nguồn mở và tự do. Richard Stallman cũng thành lập Quỹ Phần mềm tự do (FSF), một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích thúc đẩy quyền tự do sử dụng máy tính.

    Lịch sử phát triển phần mềm mã nguồn mở

    Thập kỳ 1990 chứng kiến sự gia tăng của phần mềm mã nguồn mở và các dự án lớn được tạo ra như Linux Kernel, Apache HTTP Server và FreeBSD. Các giấy phép mã nguồn mở như GPL (General Public License) được sử dụng để bảo vệ quyền của tác giả và đảm bảo tính mã nguồn mở của phần mềm.

    Vào ngày 02/1998, Tim O’Reilly đứng đầu tổ chức một hội nghị đặc biệt với sự tham gia của những người đi đầu về công nghệ vào thời điểm đó để thống thất về thuật ngữ “mã nguồn mở”. Cuối tháng đó, Open Source Initiative (OSI) là một tổ chức phi lợi nhuận về sáng kiến mã nguồn mở được thành lập và người đứng đầu là Eric Raymond và Bruce Perens. 

    Phần mềm mã nguồn mở có bản quyền không

    Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm hoàn toàn miễn phí. Nó có thể được sử dụng cho mục đích thương mại mà không phải trả khoản phí giấy phép nào. Khi sử dụng phần mềm nguồn mở, người dùng không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào của nhà cung cấp.

    Lợi ích của phần mềm mã nguồn mở

    Phần mềm mã nguồn mở OSS mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của phần mềm mã nguồn mở:

    • Tính minh bạch và kiểm tra được: Mã nguồn mở có sẵn cho mọi người xem xét và kiểm tra. Điều này tạo ra tính minh bạch trong quá trình phát triển và giúp tìm ra lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật một cách nhanh chóng. Cộng đồng rộng lớn có thể hợp tác để sửa lỗi và cải thiện tính ổn định.
    • Tùy chỉnh và linh hoạt: Người dùng có quyền tự do tùy chỉnh phần mềm mã nguồn mở theo nhu cầu của họ. Điều này cho phép tạo ra các phiên bản tùy chỉnh, cải thiện giao diện, thêm tính năng mới và loại bỏ những gì không cần thiết.
    • Sự đóng góp cộng đồng: Phần mềm mã nguồn mở thường được phát triển bởi cộng đồng các nhà phát triển và người dùng. Điều này tạo ra môi trường hợp tác, chia sẻ kiến thức và tạo ra sự đóng góp tích cực từ nhiều nguồn.
    • Tiết kiệm chi phí: Sử dụng phần mềm mã nguồn mở có thể giúp tiết kiệm chi phí do không cần trả các giấy phép đắt đỏ. Do đó, phù hợp với cả cá nhân và doanh nghiệp.
    • Bảo mật: Với cộng đồng lớn hỗ trợ và kiểm tra, các vấn đề bảo mật thường được phát hiện và giải quyết nhanh chóng, giúp tăng cường tính bảo mật cho phần mềm.
    • Khả năng tương thích và tích hợp: Phần mềm mã nguồn mở thường được thiết kế để tương thích với các tiêu chuẩn và giao thức ngành công nghiệp, giúp tích hợp và làm việc chung với các hệ thống khác.

    Ví dụ một số phần mềm mã nguồn mở

    Unikey - Phần mềm mã nguồn mở phát triển tại Việt Nam

    Unikey là một phần mềm mã nguồn mở được phát triển tại Việt Nam, nhằm cung cấp hỗ trợ cho việc gõ tiếng Việt trên máy tính thông qua bàn phím QWERTY thông thường. Unikey được phát triển bởi nhà khoa học máy tính Nguyễn Hồng Phúc từ năm 2000 và đã trở thành một trong những phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt phổ biến nhất tại Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới.

    Ví dụ về phần mềm mã nguồn mở

    Dưới đây là một số điểm nổi bật về Unikey:

    • Hỗ trợ gõ tiếng Việt: Unikey giúp người dùng gõ tiếng Việt dễ dàng trên bàn phím QWERTY bằng cách sử dụng mã hóa Telex hoặc VNI, tạo ra các ký tự có dấu và đặc trưng trong tiếng Việt.
    • Tích hợp trong hệ thống: Unikey thường được cài đặt trực tiếp vào hệ điều hành Windows, cho phép người dùng chuyển đổi giữa gõ tiếng Việt và tiếng Anh dễ dàng thông qua tổ hợp phím tắt.
    • Tùy chỉnh và cài đặt: Unikey cho phép người dùng tùy chỉnh các thiết lập gõ, như cách gõ dấu, tốc độ gõ, và các tùy chọn khác.

    Koha - Phần mềm quản lý thư viện mã nguồn mở

    Koha là một hệ thống quản lý thư viện mã nguồn mở được phát triển để giúp các thư viện tổ chức và quản lý tài liệu, thông tin và dịch vụ liên quan đến thư viện. Tên "Koha" xuất phát từ một từ tiếng Māori, ngôn ngữ của người Māori ở New Zealand, có nghĩa là "quà" hoặc “đóng góp.”

    • Tính năng quản lý đa dạng: Koha cung cấp các tính năng để quản lý sách, tài liệu, tác giả, độc giả, mượn/trả sách, đặt chỗ sách, quản lý mượn, tạo và quản lý thẻ thư viện, và nhiều tính năng khác.
    • Tùy chỉnh: Koha cho phép thư viện tùy chỉnh giao diện người dùng, các quy trình làm việc, các mẫu tài liệu, và nhiều khả năng khác để phù hợp với yêu cầu riêng của từng thư viện.
    • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Koha hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, giúp thư viện phục vụ các đối tượng độc giả có ngôn ngữ khác nhau.

    Mozilla Firefox - Phần mềm mã nguồn mở tiện dụng

    Mozilla Firefox là một trình duyệt web mã nguồn mở được phát triển bởi Mozilla Foundation và cộng đồng phát triển toàn cầu. Được ra mắt lần đầu vào năm 2004, Firefox đã nhanh chóng trở thành một trong những trình duyệt web phổ biến và được người dùng yêu thích.

    • Tính tiện dụng và tùy chỉnh: Firefox được thiết kế để mang lại trải nghiệm duyệt web tốt và tích hợp nhiều tính năng tiện ích như quản lý thẻ, quản lý mật khẩu, tùy chỉnh giao diện, và nhiều tiện ích mở rộng từ cộng đồng.
    • Bảo mật và riêng tư: Firefox luôn chú trọng đến vấn đề bảo mật và riêng tư của người dùng. Trình duyệt này thường cập nhật đều đặn để giải quyết các lỗ hổng bảo mật và cung cấp các tính năng bảo vệ riêng tư như chế độ "Ngăn chặn theo dõi" và quản lý dữ liệu riêng tư.
    • Khả năng tương thích: Firefox tương thích với nhiều hệ điều hành như Windows, macOS và các phiên bản của Linux. Nó cũng tương thích với nhiều loại thiết bị, từ máy tính cá nhân đến điện thoại di động.

    OpenOffice - Phần mềm mã nguồn mở thay thế Microsoft Office

     Microsoft Office có phải là phần mềm mã nguồn mở không? 

    OpenOffice, còn được gọi là Apache OpenOffice, là một bộ ứng dụng văn phòng mã nguồn mở, được phát triển bởi cộng đồng và tạo ra để cạnh tranh với Microsoft Office - 1 trong những phần mềm mã nguồn đóng phổ thông nhất hiện nay. Bộ ứng dụng này cung cấp các công cụ cho xử lý văn bản, bảng tính, trình diễn và nhiều tính năng khác, tương tự như Microsoft Office. Trong đó Microsoft Office là phần mềm độc quyền (phần mềm mã nguồn đóng), không phải là phần mềm mã nguồn mở. 

    Một số điểm nổi bật về Apache OpenOffice có thể kể đến:

    • Ứng dụng văn phòng đa dạng: Apache OpenOffice bao gồm các ứng dụng như Writer (xử lý văn bản), Calc (bảng tính), Impress (trình diễn), Draw (vẽ), Base (cơ sở dữ liệu) và Math (toán học).
    • Đa nền tảng: Apache OpenOffice có sẵn cho nhiều hệ điều hành, bao gồm Windows, macOS và Linux, giúp người dùng trải nghiệm trên nhiều loại thiết bị.

    Trong thế giới hiện đại, phần mềm mã nguồn mở đã trở thành cầu nối nối kết giữa cộng đồng lập trình viên, doanh nghiệp và người dùng cuối. Với phần mềm mã nguồn mở, chúng ta đang xây dựng một thế giới đa dạng hơn, nơi mà mọi người có thể cùng nhau đóng góp và hưởng lợi từ những sáng tạo không giới hạn.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn