Trong bài này
19/10/2023
Quay ngược về thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế thế giới trong 3 năm trở về đây. Mặc dù đại dịch Covid 19 năm 2020 đã khiến nền kinh tế thế giới sụt giảm đáng kể, nhưng ngành CNTT đã vươn mình mạnh mẽ, thể hiện khả năng phục hồi nhanh chóng và khả năng thích ứng với sự trợ giúp của các nền tảng đám mây hỗ trợ thế hệ các doanh nghiệp startup khởi nghiệp vực dậy.
Thời điểm khi các văn phòng và mọi nơi làm việc buộc phải chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến work-from-home do lệnh phong tỏa, các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần phải chuyển các dịch vụ và công cụ làm việc lên cloud trong dài hạn. Điều này dẫn đến sự hỗn loạn đối với các tổ chức, doanh nghiệp không lên kế hoạch trước cho những tình huống dự phòng như này, khiến quá trình chuyển đổi của họ trở nên khó khăn.
Sự phát triển của cloud
Theo báo cáo của Gartner về ngành công nghiệp cloud, thị trường public cloud năm 2021 tăng trưởng 6,4%, vượt qua 242 tỷ USD vào cuối năm 2020 và tăng 18% vào năm 2022, vượt qua 304,9 tỷ USD năm 2021. Mặc dù vẫn còn đó nhiều khó khăn từ hệ quả của đại dịch và cuộc tranh giành kinh tế khốc liệt để chuyển mọi thứ lên đám mây đã qua sau khi nền kinh tế được nới lỏng các hạn chế ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhưng các công ty trẻ, đặc biệt là các công ty startup phải hiểu rằng việc chuyển sang nền tảng đám mây là bước đầu tiên hướng tới một tương lai thành công.
Việc áp dụng dịch vụ cloud hosting (lưu trữ đám mây) và các nền tảng đám mây đã tăng mạnh trong nhiều năm qua. Theo báo cáo từ Flexera, gần 96% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang sử dụng một số loại công cụ và dịch vụ cloud hosting và cloud computing. Ngoài ra, gần 76% trong số các tổ chức, doanh nghiệp này cũng có thiết lập private cloud. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Interop , người ta thấy rằng các sáng kiến SaaS chiếm gần một nửa (42%) ngân sách liên quan đến đám mây ở hầu hết các tổ chức.
Di chuyển lên đám mây là điều cần thiết và không chỉ là sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp nữa. Việc chuyển sang đám mây hiện là điều bắt buộc cấp thiết để tiếp tục cho sự phát triển của doanh nghiệp. Theo lời của Sid Nag, Phó Giám đốc Nghiên cứu tại Gartner: “Khi các CIO suy nghĩ một cách chiến lược hơn về cách đặt nền móng để hỗ trợ tăng trưởng trở lại, rõ ràng là việc chuyển sang các dịch vụ số đóng một vai trò lớn đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai”. Ông Nag cũng cho biết thêm “Do đó, việc áp dụng đám mây trở thành một phương tiện quan trọng để doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong thế giới hậu COVID-19, tập trung vào tính linh hoạt và các điểm tiếp xúc số.” Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp startup hay kể cả các tổ chức lớn đều phải tận dụng sức mạnh của đám mây để đạt được thành công và sự bền vững lâu dài.
Lợi ích của cloud đối với startup
Dịch vụ cloud computing và cloud hosting đã thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Là một giải pháp thay thế linh hoạt và có tính sẵn sàng cao cho lưu trữ (storage) và điện toán (computing), dịch vụ cloud computing và cloud hosting cho phép doanh nghiệp truy cập, lưu trữ và hiển thị thông tin mọi lúc, mọi nơi.
Mặc dù có rất nhiều lợi ích của việc chuyển sang dịch vụ cloud computing nhưng dưới đây sẽ là những lợi ích quan trọng nhất doanh nghiệp cần lưu ý:
Khi các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng mô hình làm việc từ xa, nhiều doanh nghiệp startup đang cố gắng tìm ra cách quản lý hiệu quả sự kết nối giữa nhân viên tại văn phòng và những nhân viên làm việc tại nhà. Chia sẻ, lưu trữ và tính toán dựa trên đám mây là câu trả lời cho công việc cộng tác hiệu quả giúp các doanh nghiệp tập hợp, kết nối nhân viên của mình từ mọi nơi, bất kể họ đang ngồi ở đâu trên thế giới cùng trao đổi và làm việc trên một nền tảng liền mạch. Điều này mang lại sự đồng nhất trong các công cụ, sự linh hoạt trong cách các nhóm của doanh nghiệp bạn làm việc với nhau và đơn giản hóa việc chia sẻ dữ liệu.
Bảo mật dữ liệu và thông tin là điều cần thiết cho mọi tổ chức, doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp startup với một nhóm nhỏ nhân sự hay là một công ty lớn thì bảo mật và an toàn dữ liệu vẫn là điều quan trọng nhất. Với khả năng truy cập vào trình quản lý và kiểm soát lưu lượng truy cập vào và ra dựa trên chính sách bảo mật được tích hợp sẵn cho hầu hết các giải pháp đám mây, các tổ chức sẽ dễ dàng quản lý bảo mật dữ liệu mà không cần đầu tư nhiều vào nhân sự chuyên trách CNTT và thiết bị phục vụ CNTT chuyên biệt khi sử dụng cloud. Ngoài ra, việc lựa chọn dịch vụ cloud outsourcing đang trở thành xu hướng khi các nhà cung cấp đám mây có thể cung cấp các dịch vụ sao lưu backup dữ liệu và khắc phục sự cố, giúp các doanh nghiệp startup tự tin chuyển lên đám mây.
Độ bảo mật của cloud cao
Dịch vụ cloud computing đã khiến không gian văn phòng truyền thống trở nên không cần thiết nữa. Với khả năng cung cấp văn phòng di động, có thể theo doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi của cloud, nhân sự của doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh linh hoạt của đám mây để làm việc từ hầu hết mọi nơi, miễn là họ có quyền truy cập vào kết nối Internet.
Với không gian văn phòng truyền thống cần khoảng không để chứa máy chủ (server) lớn, két bảo mật dữ liệu và môi trường làm việc. Điều này gây tốn diện tích không cần thiết, các công ty, doanh nghiệp startup vừa mới thành lập không thể đủ điều kiện để sở hữu không gian lớn đến vậy. Với tính năng vượt trội của cloud, các công ty khởi nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn để duy trì cơ sở hạ tầng vật lý. Khi sự phụ thuộc vào các thiết bị lưu trữ và tính toán vật lý giảm xuống, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được hàng nghìn đô la mỗi năm bằng cách chuyển sang đám mây. Ngoài ra, với phương pháp pay as you go (trả phí cho mỗi lần sử dụng), dịch vụ đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí ngay cả khi chúng mở rộng lên cấp cao hơn khi xuất hiện nhu cầu tăng đột biến.
Cloud dễ dàng tích hợp và di chuyển
Nhiều doanh nghiệp cảnh giác với việc chuyển sang đám mây do lo ngại về việc tích hợp và di chuyển dữ liệu. Các dịch vụ cloud-based và công cụ đám mây hiện đại cung cấp cho các công ty những phương pháp linh hoạt, thông minh để di chuyển từ cơ sở hạ tầng hiện có của họ sang thiết lập cloud-based với thời gian downtime ở mức tối thiểu và giao diện gần giống nhau, dễ sử dụng, đảm bảo rằng gần như không gây khó khăn cho nhân viên ở mọi cấp độ trong quá trình chuyển đổi di chuyển lên đám mây một cách dễ dàng.
Các lợi ích bổ sung của việc chuyển sang thiết lập cloud hosting bao gồm sử dụng platform as a service (nền tảng làm dịch vụ) để dễ dàng nâng cấp, tính sẵn sàng cao, chi phí sở hữu thấp, năng suất được cải thiện và lưu trữ dữ liệu tập trung giúp các công ty khởi nghiệp có thêm lý do để thực hiện chuyển đổi nhanh chóng.
Với những lợi ích, tính năng vượt trội của cloud, không có lý do gì khiến các doanh nghiệp startup phải băn khoăn có nên chuyển sang đám mây hay không?. Câu trả lời để tồn tại trong thời đại kinh tế số hiện nay chắc chắn là “Có”. Ngay khi doanh nghiệp bạn đã quyết định chuyển sang đám mây, điều quan trọng là phải biết doanh nghiệp bạn cần cân nhắc những gì trước khi bắt đầu quá trình di chuyển. Dưới đây là những điều doanh nghiệp cần ghi nhớ trước khi dịch chuyển lên cloud:
Liệt kê các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp chuyển đổi thành công sang các dịch vụ cloud-based. Điều này bao gồm việc việc chuyển tất cả các nguyên tắc về sự tuân thủ, khả năng hiển thị và việc ra quyết định lên đám mây dưới hình thức tự động hóa quy trình, phân tích, giám sát và phản hồi tự động… Việc liệt kê các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp bạn cũng sẽ đảm bảo rằng công ty khởi nghiệp của bạn có thể hoạt động với mức năng suất tương tự hoặc được cải thiện.
Việc đánh giá các yêu cầu về lưu trữ và tính toán của doanh nghiệp là điều cần thiết trước khi làm việc với nhà cung cấp dịch vụ. Biết rằng, liệu doanh nghiệp cần public cloud hay private cloud, loại phần mềm và công cụ có sẵn nào mà nhà cung cấp doanh nghiệp bạn chọn lựa đang có và sự phù hợp của nhà cung cấp đối với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trước khi doanh nghiệp bạn đưa ra quyết định. Điều này bao gồm việc chọn một nền tảng hỗ trợ các quy trình kinh doanh và kỹ thuật của doanh nghiệp.
Quá ít hay quá nhiều đều không bao giờ tốt. Điều này cũng tương tự với các thiết lập cloud. Việc tính toán cẩn thận về số lượng thiết bị và người dùng dự định của doanh nghiệp bạn phải được thực hiện trước khi doanh nghiệp nhận được báo giá hoặc bắt đầu quá trình di chuyển của mình.
Ví dụ: Theo nguyên tắc chung, luôn cung cấp thêm 10% người dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn hiện có 20 nhân viên, việc cung cấp cho 22 hoặc thậm chí 25 người dùng sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phát triển liền mạch. Ngoài ra, thực tập sinh có thể dễ dàng được điều chỉnh trong cơ sở người dùng bổ sung này.
Ngân sách của doanh nghiệp bạn sẽ là yếu tố chính quyết định sự lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.
Ví dụ: Việc xem xét loại bộ nhớ, số lượng máy chủ, chi phí thực hiện di chuyển và chi phí kết nối là điều cần thiết và có thể giúp doanh nghiệp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trước khi thực hiện chuyển đổi.
Cách tốt nhất để phân tích chi tiêu chuyển đổi sang đám mây của doanh nghiệp bạn là sử dụng công cụ tính toán của nhà cung cấp đám mây mà bạn ưa thích.
Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thể không tương thích hoặc hoạt động tốt với tất cả các nhà cung cấp. Khả năng tương thích về công nghệ là điều cần cân nhắc trước khi doanh nghiệp bắt đầu liệt kê các nhà cung cấp vào danh sách rút gọn. Đảm bảo rằng nhà cung cấp của doanh nghiệp bạn hỗ trợ được các yêu cầu về software và hardware cùng với khả năng mở rộng mà doanh nghiệp bạn cần.
Hãy xem xét kỹ lưỡng nhu cầu về sử dụng công nghệ của doanh nghiệp bạn trước khi thực hiện chuyển đổi.
Nền tảng cloud tốt
Các public cloud như Azure, AWS, Google Cloud,... chia sẻ dịch vụ điện toán giữa các khách hàng khác nhau trong khi vẫn giữ kín dữ liệu và ứng dụng của từng khách hàng với các khách hàng khác. Public cloud là một lựa chọn phổ biến cho những nhà khởi nghiệp cần:
Các dịch vụ đám mây này không được chia sẻ với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào khác. Tất cả người dùng private cloud sẽ có đám mây cho riêng của chính họ. Private cloud là lựa chọn tốt nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp cần:
Nền tảng hybrid cloud là sự kết hợp của một hoặc nhiều public cloud và private cloud. Chúng cung cấp cho các doanh nghiệp sự linh hoạt cao hơn về tài nguyên, nhiều tùy chọn triển khai hơn so với public cloud cũng như mức độ tuân thủ và bảo mật cao hơn. Hybrid cloud computing mang lại cho doanh nghiệp khả năng mở rộng quy mô thiết lập một cách liền mạch khi nhu cầu biến động. Ngoài ra, doanh nghiệp luôn có thể mở rộng cơ sở hạ tầng on-premise của mình lên public cloud mà không cần cung cấp cho data center của bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng. Hybrid cloud cung cấp:
Mặc dù số lượng nền tảng đám mây hiện có ngày nay nhiều, không thể liệt kê chúng trong một bài viết, nhưng trên đây là danh sách ba nền tảng đám mây phổ biến hàng đầu sẽ giúp doanh nghiệp bạn thu hẹp tìm kiếm của mình.
Với tỷ lệ chấp nhận và sử dụng cloud hiện tại, ước tính rằng gần 75% tất cả các ứng dụng không phải trên đám mây sẽ di chuyển thành công sang đám mây trong vòng ba năm tới. Việc chuyển sang đám mây đối với các công ty khởi nghiệp chỉ mới bắt đầu và không có dấu hiệu chậm lại khi họ đã nhận thấy giá trị kinh doanh mà các nền tảng đám mây mang lại ngay sau khi áp dụng. Những sự phát triển báo hiệu cho nhu cầu giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật giờ đây đã trở thành một điều cần thiết. Điện toán đám mây có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu mọi thách thức về quy mô.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách