banner-news

Trong bài này

    RTO và RPO là gì? Chỉ số quan trọng trong hệ thống Backup

    25/10/2023

    RTO và RPO là 2 chỉ số quan trọng trong hệ thống backup dữ liệu, giúp doanh nghiệp xác định được mức độ hồi phục dữ liệu và hệ thống khi xảy ra sự cố. Vậy, RTO và RPO là gì? Chúng kết hợp với nhau ra sao và làm sao để tính 2 chỉ số này? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

    Trong bài này có nhắc đến tính liên tục trong kinh doanh (BC), vậy BC là chỉ số về cách doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục cho dù có sự cố hoặc thảm họa bất ngờ xảy ra. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần biết về chỉ số RTO và RPO.

    RTO là gì

    RTO (Thời gian phục hồi) viết tắt của Recovery Time Objectives, đây là một khoảng thời gian để hệ thống có thể phục hồi, kể từ khi xảy ra sự kiện gián đoạn bất ngờ nào đó.

    Khi tài nguyên bị gián đoạn, hệ thống cần thực hiện một số hành động như: thay thế bộ phận bị hư hỏng, lập trình hoặc kiểm tra lại các tài nguyên trước khi đưa chúng trở về hoạt động bình thường. 

    Thời gian phục hồi và chi phí phục hồi tỷ lệ nghịch với nhau, ví dụ như RTO càng ngắn thì chi phí càng cao. Do đó, các lãnh đạo doanh nghiệp cần tham gia đầy đủ và cân nhắc kỹ về giá trị RTO phù hợp. Mặc dù doanh nghiệp muốn thời gian phục hồi là 30 phút, tuy nhiên chi phí cho việc này sẽ rất cao và doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ.

    RPO là gì

    RPO (Thời điểm phục hồi) viết tắt của Recovery Point Object là thời gian tối đa được phép mà dữ liệu có thể được khôi phục để tiếp tục hoạt động bình thường nếu máy tính, hệ thống hoặc mạng ngừng hoạt động do lỗi. 

    RPO được thể hiện ngược thời gian - tức là về quá khứ - kể từ thời điểm xảy ra lỗi và có thể được chỉ định theo giây, phút, giờ hoặc ngày. Đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc trong kế hoạch khắc phục thảm họa (DRP).

    Khi RPO cho một máy tính, hệ thống hoặc mạng được xác định, nó sẽ xác định tần suất tối thiểu phải thực hiện sao lưu. Cùng với thời gian khôi phục (RTO), giúp quản trị viên lựa chọn các công nghệ và quy trình khắc phục thảm họa (DR) tối ưu nhất.

    Giả sử bạn đặt RPO là 1 giờ. Điều này có nghĩa là nếu sự cố xảy ra lúc 10 giờ sáng, bạn chỉ có thể chấp nhận mất dữ liệu tối đa 1 giờ trước thời điểm đó, tức là dữ liệu mới nhất được sao lưu lúc 09 giờ sáng. Mọi thay đổi dữ liệu từ 09 giờ sáng đến 10 giờ sáng sẽ bị mất trong quá trình khôi phục.

    Nếu RPO là 01 giờ thì quản trị viên phải lên lịch sao lưu ít nhất một lần mỗi giờ. Nếu RPO là 05 ngày (120 giờ), thì việc sao lưu phải diễn ra trong khoảng thời gian 120 giờ hoặc ít hơn. Trong trường hợp đó, lưu trữ đám mây (cloud storage) có thể đáp ứng tốt nhất.

    Ví dụ về RTO và RPO

    Nếu doanh nghiệp muốn chọn RTO là 4 giờ, và sự cố gián đoạn bất ngờ xảy ra vào lúc 12 giờ trưa thì dịch vụ của doanh nghiệp cần khôi phục bình thường trước 4 giờ chiều cùng ngày.

    Còn về RPO, giả sử doanh nghiệp chọn RPO là 5 giờ và việc sao lưu dữ liệu đã được thực hiện lúc 12 giờ trưa, thì lần sao lưu dữ liệu tiếp theo sẽ vào lúc 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian này, bất kỳ sự cố hoặc thảm họa nào xảy ra đều có thể được khôi phục từ bản sao lưu lúc 12 giờ, giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa tình trạng thất thoát dữ liệu (chỉ mất dữ liệu tối đa trong 5 giờ).

    Khác nhau giữa RTO và RPO

    Mặc dù cả 2 RTO và RPO đều sử dụng các tiêu chí đo lường khác nhau, tuy nhiên, RPO tập trung vào xử lý và hạn chế việc thất thoát dữ liệu, tập trung vào các giải pháp sao lưu. Trong khi đó, RTO tập trung xử lý các vấn đề về phục hồi hệ thống, tài nguyên,... khi có sự cố bất ngờ xảy ra.

    Ngoài ra, chi phí duy trì RTO cũng sẽ cao hơn nhiều so với RPO. Với RP, các công việc có thể thực hiện tự động, vì chúng chỉ cần sao lưu theo đúng khoảng thời gian xác định. Còn với RTO thì điều này là không thể, vì chúng liên quan nhiều đến các hoạt động xử lý giải quyết sự cố.

    Sự kết hợp của RTO và RPO

    RTO và RPO có mối liên hệ mật thiết, và chúng tỷ lệ nghịch với chi phí. Nếu doanh nghiệp cần RPO và RTO cao thì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn, vì dữ liệu cần được sao lưu liên tục và phải có các biện pháp xử lý sự cố kịp thời. Ngoài ra, IT System Admin cũng phải có chuyên môn vững về RPO và RTO, đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

    Hệ thống IT phải lưu ý về giá trị RTO và RPO. Một vài doanh nghiệp cần RPO theo từng phút hoặc từng giây, nên hệ thống IT cần liên tục đồng bộ dữ liệu. Trong trường hợp doanh nghiệp cần giá trị RPO theo ngày hoặc theo giờ, thì hệ thống IT có thể sao lưu dữ liệu bằng quy tắc 3-2-1.

    RTO và RPO tỷ lệ thuận với nhau, khi RPO ngắn thì RTO cũng sẽ ngắn theo. Thời gian RTO càng ngắn thì doanh nghiệp càng ít bị ảnh hưởng bởi các sự cố đột xuất.

    Cách tính RTO và RPO

    Cùng tìm hiểu cách tính RTO và RPO:

    Cách tính Recovery Time Objective (RTO)

    RTO được tính từ thời gian hệ thống ngừng hoạt động cho đến khi chúng được khôi phục bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tính RTO:

    • Xác định các ứng dụng quan trọng cần được phục hồi sau thảm họa.
    • Đo lường thời gian từ khi xảy ra sự cố đến khi hệ thống được phục hồi.
    • Tính thêm cả thời gian khắc phục thảm họa, thời gian khởi động lại hệ thống và thời gian để kiểm tra xem hệ thống đã hoạt động ổn định chưa.

    Cách tính Recovery Point Objective (RPO)

    RPO được tính từ thời gian gần nhất mà hệ thống phục hồi được dữ liệu cũ, sau khi có sự cố hoặc thảm họa xảy ra. Cách tính RPO:

    • Xác định các dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp.
    • Xác định tần suất của hoạt động sao lưu là theo giờ, theo ngày hay theo tháng.
    • Tính thời gian giữa các bản sao lưu.
    • Tính thêm thời gian để sao lưu dữ liệu và rủi ro các dữ liệu bị mất khi xảy ra sự cố.

    CMC Cloud có thể giúp doanh nghiệp sao lưu và khôi phục dữ liệu như thế nào

    Với hệ thống trung tâm dữ liệu hiện đại và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, CMC Cloud cung cấp nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp sao lưu và khôi phục dữ liệu an toàn:

    • Giải pháp lưu trữ Storage: Lưu trữ dữ liệu phân tán trên nhiều ổ đĩa khác nhau, đảm bảo độ tin cậy 99,99%. Hỗ trợ các thuật toán mã hóa dữ liệu và đáp ứng nhiều tiêu chí bảo mật dữ liệu quốc tế, đảm bảo an toàn cho dữ liệu doanh nghiệp.
    • Giải pháp sao lưu Backup: Sao lưu dữ liệu trực tuyến và hỗ trợ khôi phục dữ liệu một cách tự động, tiết kiệm chi phí và nhân lực thực hiện thủ công. Việc sao lưu dữ liệu được thực hiện định kỳ và mã hóa, đảm bảo tính bảo mật dữ liệu.

    Bài viết trên đã giải thích chi tiết khái niệm về RTO và RPO, cũng như các giải pháp sao lưu khôi phục hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời đại số 4.0. Doanh nghiệp có nhu cầu dùng thử các dịch vụ này vui lòng liên hệ CMC Cloud để được tư vấn.
    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn