Trong bài này
22/11/2023
Trong mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm, các phần mềm có vai trò kiểm soát và giám sát hoạt động của các phần cứng cũng như kho lưu trữ. Tuy nhiên, Software-Defined Storage (SDS) sẽ rất khác. Vậy, SDS là gì? Đây là kiến trúc quan trọng không thể thiếu trong các trung tâm dữ liệu hoạt động bằng phần mềm. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về khái niệm SDS, cách hoạt động và các lợi ích của SDS cho doanh nghiệp.
SDS là gì?
SDS là một hệ thống lưu trữ dữ liệu không phụ thuộc vào phần cứng, mà chúng sử dụng phần mềm để quản lý các thông tin dữ liệu. Với các hệ thống như SAN hoặc NAS thì phần cứng và phần mềm gắn liền với nhau, cùng phối hợp với nhau trong việc lưu trữ dữ liệu. Còn với SDS, doanh nghiệp có thể tách biệt phần mềm và phần cứng trong các trường hợp cần thiết.
Sự xuất hiện của Software-Defined Storage giúp các doanh nghiệp có thể kết nối các tủ đĩa lưu trữ của nhiều hãng với nhau, tạo ra một nơi lưu trữ thống nhất và quản lý tất cả tại một nơi. Điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp.
Hiện nay, có một số hiểu nhầm về khái niệm SDS. Dưới đây là một số cách hiểu đúng về Software-Defined Storage:
Cloud là một tài nguyên ảo, người dùng có thể truy cập vào Cloud dựa trên các phần mềm quản lý và tự động hóa. SDS cũng có nhiều đặc điểm tương tự khiến nhiều người nhầm lẫn chúng với Cloud.
Tuy nhiên, trên thực tế thì SDS chỉ là một lớp giúp đưa dữ liệu vào trong môi trường Cloud, chúng hoạt động trong Cloud nhằm cung cấp một môi trường thống nhất để lưu trữ dữ liệu. Software-Defined Storage có một số tính năng như Cloud, ví dụ như truy cập mạng, tự động hóa, có khả năng mở rộng tài nguyên linh hoạt và có các dịch vụ được đo lường.
Cả SDS và Storage Virtualization (ảo hóa lưu trữ) đều là công nghệ giúp trừu tượng hóa một phần nào đó của phần cứng lưu trữ, tuy nhiên 2 công nghệ này hoàn toàn khác nhau. Storage Virtualization cho phép kết hợp nhiều thiết bị lưu trữ để chúng giống như đang nằm trong cùng một thiết bị. Ngược lại, SDS trừu tượng hóa các dịch vụ lưu trữ và tách biệt chúng khỏi các thiết bị phần cứng.
Software-Defined Storage không được gắn vào mạng. Chúng vẫn yêu cầu cần có một số kết nối mạng, giống như bất kỳ hệ thống lưu trữ dữ liệu nào khác trong doanh nghiệp. Điểm khác biệt ở đây là và NAS sẽ tổ chức và chia sẻ dữ liệu, trong khi SDS tự kiểm soát dung lượng lưu trữ của chính nó. NAS có thể được triển khai phía trên SDS, nhưng SDS sẽ tách biệt phần cứng lưu trữ dữ liệu với bộ phận điều khiển.
SDS giống như một lớp phủ trên các thiết bị phần cứng, cho phép doanh nghiệp lựa chọn cách và vị trí lưu trữ dữ liệu. Đặc điểm nổi bật của Software-Defined Storage là cho phép doanh nghiệp theo dõi chính xác dung lượng lưu trữ còn lại và hiệu suất hoạt động của phần cứng mà nó quản lý.
Cách hoạt động của SDS
SDS gồm nhiều bộ phận phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động, cụ thể:
SDS mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp sử dụng chúng. Software-Defined Storage có thể được dùng chung với các máy chủ x86, giúp tăng độ linh hoạt. Ngoài ra, các dịch vụ SDS có chi phí khá nhỏ, giúp tối ưu ngân sách chi tiêu của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không cần phải đầu tư ngân sách đắt đỏ cho việc lưu trữ SAN riêng biệt như trước nữa.
Bên cạnh đó, vì tính năng tách biệt phần cứng và phần mềm, việc quản trị dữ liệu cũng được giảm bớt nhiều thao tác, giúp đơn giản hóa quá trình quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp có thể áp dụng các thao tác tự động trong hệ thống để đưa ra phản hồi nhanh chóng hơn khi có yêu cầu.
Có nhiều trường hợp cần dùng đến SDS, ví dụ:
Tổng kết lại, Software-Defined Storage không giống như các hệ thống lưu trữ truyền thống như NAS hay SAN. SDS giống như là một lớp arp hóa lưu trữ, cho phép kiểm tra dữ liệu tập trung và tự động hóa, tăng hiệu suất cho doanh nghiệp. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm SDS là gì, các lợi ích cũng như cách hoạt động của công nghệ này.
CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ
Bài viết liên quan
Cùng chuyên mục
Tối ưu hóa quản trị và bảo mật hệ thống với CMC Cloud IAM và Cloud Trace Service
22/08/2024
CMC Cloud đã phát triển hai dịch vụ mạnh mẽ - IAM và Cloud Trace Service - nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ quản lý người dùng một cách linh hoạt mà còn theo dõi toàn diện hoạt động hệ thống.
Nguy cơ an ninh mạng mới và giải pháp bảo mật đám mây toàn diện từ CMC Cloud
21/08/2024
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và chi phí, điện toán đám mây cũng mở ra các lỗ hổng bảo mật mới nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.
Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích
Điều khoản & Chính sách