banner-news

Trong bài này

    Tấn công Ddos là gì? Dấu hiệu và cách ngăn chặn Ddos Attack

    08/12/2023

    Hiểu rõ tấn công Ddos là gì sẽ giúp bạn triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro trì hoãn hoặc ngừng hoạt động dịch vụ. Tấn công Ddos không chỉ là thách thức lớn đối với doanh nghiệp và tổ chức, mà còn là mối quan tâm của cộng đồng internet toàn cầu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu khái niệm Ddos attack, dấu hiệu cũng như cách ngăn chặn loại hình tấn công mạng này.

    Tấn công Ddos là gì?

    Tấn công Ddos là gì hay Ddos attack là gì đã trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực bảo mật internet. Để hiểu rõ khái niệm này, trước tiên cần nắm được Ddos là gì. Ddos, viết tắt của Distributed Denial of Service, nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Tấn công DDoS là một hình thức tấn công mạng nhằm vào các trang web và máy chủ bằng cách tăng cường lưu lượng truy cập để gây gián đoạn dịch vụ.

    Thủ phạm thực cuộc tấn công Ddos tạo ra lưu lượng truy nhập lỗi, gửi một lượng lớn yêu cầu đến trang web mục tiêu, gây tràn site và làm giảm hiệu suất hoạt động của trang web. Mục tiêu cuối cùng của Ddos attack là làm cạn kiệt tài nguyên của ứng dụng, dẫn đến việc trang web không ổn định hoặc ngoại tuyến hoàn toàn.

    Tính chất đa dạng và phạm vi rộng lớn của cuộc tấn công DDoS khiến chúng trở thành mối đe dọa toàn cầu, nhắm mục tiêu đến mọi loại ngành và tất cả các quy mô công ty trên thế giới. Các lĩnh vực như trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử và viễn thông thường là đối tượng chủ yếu của những cuộc tấn công này.

    Tấn công Ddos gây gián đoạn dịch vụ bằng cách tăng lưu lượng truy cập bất thường

    Ví dụ về tấn công từ chối dịch vụ Ddos Attack

    Ngày 12 tháng Ba năm 2012, sáu ngân hàng tại Hoa Kỳ đã trở thành mục tiêu của làn sóng tấn công Ddos, bao gồm: ngân hàng Hoa Kỳ, JPMorgan Chase, U.S Bank, Citigroup, Wells Fargo và ngân hàng PNC. Các cuộc tấn công được thực hiện bởi hàng trăm máy chủ bị chiếm đoạt từ một botnet được gọi là Brobot. Mỗi cuộc tấn công tạo ra hơn 60 gigabits lưu lượng tấn công DDoS mỗi giây.

    Sự độc đáo của cuộc tấn công hàng loạt này nằm ở tính kiên trì của chúng. Thay vì cố gắng thực hiện một cuộc tấn công và sau đó rút lui, những người thực hiện liên tục tấn công mục tiêu bằng nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất. Do đó, ngay cả khi một ngân hàng được trang bị để đối phó với vài loại tấn công DDoS, họ vẫn không thể chống lại những loại docs attack khác.

    Sự kiện này đã gây ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng bị tấn công về mặt doanh thu, chi phí phục hồi, dịch vụ khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của ngân hàng.

    Cách thức hoạt động của Ddos Attack

    Trong cuộc tấn công DDoS, một chuỗi bot hoặc botnet tạo ra sự quá tải trang web hoặc dịch vụ bằng cách gửi đồng loạt các yêu cầu HTTP và lưu lượng truy nhập. Khi nhiều máy tính tập trung tấn công một máy tính, người dùng hợp pháp bị đẩy ra khỏi hệ thống. Dịch vụ có thể bị trì hoãn hoặc gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định.

    Trong quá trình tấn công, tin tặc có thể xâm nhập vào cơ sở dữ liệu và truy cập thông tin nhạy cảm. Cuộc tấn công DDoS có thể khai thác các lỗ hổng về bảo mật và nhắm mục tiêu tới bất kỳ điểm cuối nào có thể tiếp cận công khai qua internet.

    Ddos attack có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày, tạo ra gián đoạn liên tục. Cả thiết bị cá nhân và doanh nghiệp đều dễ bị tác động bởi những cuộc tấn công Ddos như vậy.

    Các loại hình tấn công Ddos thường gặp

    Tấn công băng thông

    Tấn công băng thông là loại hình tấn công Ddos phổ biến nhất, tận dụng lưu lượng truy cập hợp pháp để tạo ra một cảm giác ổn định ban đầu. Một ví dụ điển hình là kỹ thuật khuếch đại DNS, sử dụng máy chủ DNS mở để tạo ra lượng lớn yêu cầu DNS giả mạo.

    Ví dụ, khi máy chủ mục tiêu nhận yêu cầu DNS, nó sẽ phản hồi đến địa chỉ nguồn giả mạo, tạo ra một chuỗi phản hồi lớn. Điều này làm cho máy chủ mục tiêu không thể xử lý tất cả yêu cầu và dẫn đến tình trạng quá tải.

    Tấn công giao thức

    Loại hình Ddos attack thứ hai là cuộc tấn công giao thức, mục tiêu gây gián đoạn dịch vụ bằng cách khai thác điểm yếu trong ngăn xếp giao thức tầng 3 và tầng 4. Một ví dụ điển hình là cuộc tấn công đồng bộ hóa (SYN), nơi tất cả tài nguyên máy chủ được sử dụng, khiến cho hệ thống trở nên bận rộn và không thể phục vụ yêu cầu của người dùng.

    Tấn công tầng của tài nguyên

    Cuộc tấn công tầng của tài nguyên nhằm vào ứng dụng web, gửi gói tin chứa mã độc để vi phạm giao thức HTTP, chèn SQL, và thực hiện các cuộc tấn công tầng 7 khác như làm giả thông tin đăng nhập. Những hành động này tạo ra sự gián đoạn trong quá trình truyền dữ liệu giữa máy chủ, gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động của ứng dụng và dịch vụ.

    Tấn công băng thông, tấn công giao thức và tấn công tầng của tài nguyên

    Kẻ tấn công thường sử dụng một hoặc nhiều loại hình Ddos attack để tạo ra một cuộc tấn công phức tạp hơn. Cuộc tấn công có thể bắt đầu bằng một loại tấn công, sau đó chuyển đổi hoặc kết hợp với một mối đe dọa khác để gây hại cho hệ thống.

    Các dấu hiệu của tấn công Ddos

    Dấu hiệu rõ ràng nhất của một cuộc tấn công Ddos là trang web, dịch vụ đột nhiên bị chậm hoặc không khả dụng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác như lưu lượng truy cập tăng đột biến cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Bởi vậy, cần điều tra rõ hơn để tìm hiểu nguyên nhân có phải từ tấn công Ddos hay không. Các công cụ phân tích lưu lượng truy cập có thể giúp bạn phát hiện một số dấu hiệu nhận biết về cuộc tấn công DDoS:

    • Lượng lưu lượng truy cập đáng ngờ bắt nguồn từ một địa chỉ IP hoặc dải IP
    • Lưu lượng truy cập khổng lồ từ những người dùng có chung một hồ sơ hành vi như thiết bị, vị trí địa lý hoặc phiên bản trình duyệt web
    • Số lượng yêu cầu tới một trang web hoặc điểm cuối gia tăng đột biến không thể lý giải
    • Kiểu lưu lượng truy cập kỳ lạ hoặc không tự nhiên, chẳng hạn như việc tăng đột biến sau mỗi 10 phút hoặc tăng vào các giờ lẻ trong ngày

    Ngoài ra, những dấu hiệu khác cụ thể hơn về cuộc tấn công DDoS có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tấn công.

    Cách ngăn chặn các cuộc tấn công Ddos

    Việc hiểu tấn công Ddos là gì sẽ giúp bạn biết cách ngăn chặn các cuộc tấn công Ddos hiệu quả hơn. Trước khi mối đe dọa trên mạng xuất hiện, việc chuẩn bị quy trình phòng thủ là việc làm cần thiết để nhanh chóng phát hiện và khắc phục một cuộc tấn công Ddos. 

    Xác định điểm yếu hệ thống và đánh giá mối đe dọa

    Trước tiên, hãy xác định những điểm yếu trong hệ thống bảo mật của bạn và đánh giá các mối đe dọa tiềm ẩn. Việc này giúp bạn hiểu rõ về những điểm mà kẻ tấn công có thể tận dụng để thực hiện cuộc tấn công Ddos. Bên cạnh đó, hãy cập nhật các phần mềm và công nghệ bảo vệ, đảm bảo rằng mọi thành phần trong hệ thống đều được nâng cấp để chống lại những phương thức tấn công mới.

    Đào tạo đội ngũ

    Một bước quan trọng giúp ngăn chặn tấn công Ddoslà đào tạo đội ngũ về cách phòng trường hợp xảy ra cuộc tấn công. Đội ngũ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để phát hiện, đánh giá và ứng phó nhanh chóng khi có mối đe dọa xuất hiện.

    Đầu tư sản phẩm và dịch vụ bảo mật

    Bên cạnh đó, đầu tư thêm công sức vào các sản phẩm, quy trình và dịch vụ bảo mật cũng đóng vai trò quan trọng. Việc này giúp nâng cao khả năng phòng ngừa và ứng phó của doanh nghiệp trong trường hợp xấu nhất. Khi có một cuộc tấn công DDoS xảy ra, đội ngũ của bạn sẽ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đối phó hiệu quả, đảm bảo hệ thống không bị ảnh hưởng nghiêm trọng và duy trì hoạt động ổn định.

    Chuẩn bị quy trình phòng thủ cần thiết trước các cuộc tấn công Ddos

    Thông qua bài viết, bạn đã hiểu được cơ bản tấn công Ddos là gì. Tìm hiểu về cách tấn công hoạt động, nhận biết dấu hiệu sớm và triển khai các biện pháp ngăn chặn đều là chìa khóa quan trọng phòng ngừa các rủi ro tấn công Ddos có thể gây ra cho cá nhân, công ty hay bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ


      content-banner
      News Detail - Footer Email MKT

      Đăng ký nhận thông tin

      Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

      back to top

      logo

      © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

      Business Registration Certificate

      Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

      Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn