banner-news

Trong bài này

    Tường lửa là gì? Phân loại, chức năng và cách thức hoạt động

    21/11/2023

    Tường lửa là lớp bảo mật quan trọng, giúp ngăn chặn các rủi ro mạng và sự tấn công từ bên ngoài. Đây là một bộ phận cần thiết khi sử dụng thiết bị trong các mạng không tin cậy, chẳng hạn như mạng Internet. Vậy, tường lửa là gì? Chúng có các loại nào, cách thức hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới.

    Tìm hiểu về tường lửa là gì

    Tường lửa là gì

    Tường lửa là một hệ thống bảo mật hỗ trợ kiểm tra lưu lượng đi và đến trong các thiết bị. Tường lửa có tên tiếng Anh là Firewall, chúng có thể được triển khai tại nhiều nơi khác nhau, ví dụ như trên máy tính, trên các bộ router hoặc trên Server (máy chủ).

    Chúng ta có thể cấu hình tường lửa thông qua các yếu tố như cổng mạng, địa chỉ IP, ứng dụng, giao thức hoặc các tiêu chuẩn khác để cho phép hoặc ngăn chặn các lưu lượng mạng truy cập đáng ngờ, nhờ đó giảm tối đa khả năng thiết bị bị tấn công từ Internet.

    Các loại tường lửa dựa trên phương thức phân phối

    Hiện nay, tùy vào cách doanh nghiệp phân phối và triển khai, chúng ta có 3 loại tường lửa chính: Software Firewall, Hardware Firewall, và Cloud-based Firewalls. Cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại:

    1. Software Firewalls

    Software Firewalls (tường lửa phần mềm) thường được cài đặt trực tiếp trên các thiết bị Host, giúp bảo vệ chỉ một  thiết bị duy nhất (ví dụ như điểm cuối mạng, Server, laptop, máy tính PC,...). Do đó, các quản trị viên thường cài Software Firewall trên thiết bị cần được bảo vệ.

    Hệ thống tường lửa này sẽ sử dụng một phần RAM và CPU của thiết bị đã cài đặt nó, điều này đôi khi ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trên thiết bị trong một vài trường hợp.

    Ưu điểm của Software Firewalls:

    • Cung cấp tính bảo mật tốt cho các thiết bị.
    • Tách biệt các điểm cuối mạng (end-network) riêng lẻ với nhau.
    • Quản trị viên được phép toàn quyền kiểm tra và ngăn chặn bất kỳ chương trình nào, tăng tính bảo mật.
    • Độ tin cậy và tính sẵn có cao.

    Nhược điểm của Software Firewalls:

    • Làm tiêu tốn bộ nhớ RAM, CPU, dung lượng bộ nhớ của thiết bị.
    • Cầu phải cấu hình riêng biệt cho từng thiết bị khác nhau.
    • Quá trình bảo trì khá phức tạp, mất thời gian.
    • Không tương thích với tất cả các thiết bị hiện có. Do đó, bên cạnh tường lửa, doanh nghiệp cần thiết lập thêm nhiều giải pháp khác để tăng tính bảo mật cho toàn bộ hệ thống.

    2. Hardware Firewalls

    Hardware Firewalls (tường lửa phần cứng) là một phần cứng riêng biệt có khả năng lọc các lưu lượng truy cập đi và đến trong một mạng. Không giống như Software Firewall, hệ thống tường lửa này sẽ chạy trên tài nguyên của chính nó, không làm tiêu hao bộ nhớ RAM hoặc CPU của thiết bị Host.

    Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ chưa có nhu cầu sử dụng đến Hardware Firewalls, chỉ cần Software Firewall là đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hardware Firewalls là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp lớn, với số mạng con khổng lổ, chứa nhiều máy tính khác nhau.

    Ưu điểm của Hardware Firewalls:

    • Bảo vệ nhiều thiết bị khác nhau chỉ bằng một giải pháp duy nhất.
    • Tính bảo mật cực cao, các lưu lượng truy cập độc hại không bao giờ đi đến được thiết bị Host.
    • Không làm tốn tài nguyên CPU, RAM của thiết bị Host.
    • Đơn giản hóa việc cấu hình và quản lý, vì quản trị viên chỉ cần quản lý một tường lửa duy nhất cho toàn bộ thiết bị và mạng.

    Nhược điểm của Hardware Firewalls:

    • Chi phí đắt đỏ.
    • Có thể không ngăn được các rủi ro từ nội bộ.
    • Cần có kiến thức và kỹ năng để cấu hình và quản lý Hardware Firewalls.

    Tường lửa là gì? Tìm hiểu về Hardware Firewalls

    3. Cloud-Based Firewalls

    Nhiều đơn vị đã cung cấp Cloud-Based Firewalls cho các doanh nghiệp qua Internet. Các dịch vụ này còn được gọi là Firewall as a Service, chúng hoạt động dưới dạng IaaS hoặc PaaS.

    Cloud-Based Firewalls rất phù hợp cho các trường hợp như:

    • Các doanh nghiệp có sự phân tán cao.
    • Các doanh nghiệp có lỗ hổng về nguồn tài nguyên bảo mật.
    • Các doanh nghiệp không có các nhân sự chuyên môn cần thiết.

    Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức này để cấu hình bảo mật trên quy mô chu vi, nhưng cũng có thể thiết lập riêng cho từng thiết bị Host.

    Ưu điểm:

    • Nhà cung cấp dịch vụ sẽ xử lý tất cả các yếu tố kỹ thuật cho doanh nghiệp, như cấu hình, cài đặt, triển khai, sửa lỗi, khắc phục sự cố nếu có,...
    • Doanh nghiệp được quyền mở rộng tài nguyên Cloud tự do để đáp ứng với mức độ lưu lượng.
    • Không cần chuẩn bị thêm bất kỳ phần cứng nào.
    • Tính sẵn sàng cao.

    Nhược điểm:

    • Không rõ ràng về cách nhà cung cấp vận hành tường lửa
    • Khó đổi từ nhà cung cấp này qua nhà cung cấp khác khi đã chọn triển khai Cloud-Based Firewall.
    • Lưu lượng truy cập sẽ phải qua bên thứ ba kiểm tra, khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng về quyền riêng tư và độ trễ thông tin.
    • Về lâu dài thì chi phí sẽ cao.

    Chức năng của tường lửa là gì

    Dưới đây là một số chức năng chính của tường lửa:

    • Kiểm soát lưu lượng truy cập của các thiết bị trong mạng.
    • Chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài, ví dụ như DDoS hoặc mã độc từ Internet.
    • Bảo vệ an toàn cho dữ liệu doanh nghiệp.
    • Quản lý các lưu lượng mạng hiệu quả, giảm tải tình trạng bị tắc nghẽn mạng.
    • Giám sát các hoạt động diễn ra trên mạng và báo cáo cho quản trị viên về các cuộc tấn công.

    Chức năng của tường lửa là gì

    Cách thức hoạt động của tường lửa 

    Tường lửa dựa trên một số phương thức hoạt động chính để xác định lưu lượng truy cập là an toàn hay không an toàn, bao gồm:

    • Địa chỉ IP và nguồn truy cập.
    • Nội dung trong Payload.
    • Giao thức Packet (chẳng hạn như kết nối có sử dụng giao thức TCP/IP không).
    • Các giao thức ứng dụng, ví dụ như HTTP, DNS, FTP, Telnet, SSH,...
    • Các mẫu dữ liệu cho thấy các cuộc tấn công mạng.

    Câu hỏi thường gặp về tường lửa

    Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tường lửa:

    Tắt tường lửa có sao không?

    Khi tắt tường lửa, chúng ta có thể gặp nhiều rủi ro về việc bị truy cập trái phép hoặc bị tấn công từ môi trường Internet. Trong trường hợp cần dùng một ứng dụng nào đó bị chặn từ tường lửa, doanh nghiệp có thể cấu hình cho phép chỉ một ứng dụng đó hoạt động vượt qua tường lửa là được,

    Tường lửa là phần cứng hay phần mềm?

    Như đã trình bày, tường lửa có thể là phần cứng hoặc phần mềm, tùy vào dịch vụ mà doanh nghiệp chọn. Các bộ Router hỗ trợ cung cấp Internet  thường là tường lửa dưới dạng phần cứng. Các tường lửa hoạt động dưới tính năng được cài sẵn trong hệ điều hành máy của doanh nghiệp là phần mềm.

    Giải đáp tường lửa là phần cứng hay phần mềm 

    Sự khác nhau giữa VPN và tường lửa là gì?

    VPN và tường lửa nhìn chung có một vài điểm tương đồng khá giống nhau, doanh nghiệp có thể kết hợp cả 2 yếu tố để tăng tính bảo mật cho hệ thống, giảm tối đa các rủi ro từ bên ngoài. Tuy nhiên, dưới đây là một số điểm khác biệt chính để doanh nghiệp phân biệt 2 công nghệ này:

    • Chức năng: VPN được phát triển nhằm cải thiện quyền riêng tư và tính bảo mật khi truyền dữ liệu. Còn về tường lửa, hệ thống này được phát triển nhằm mục đích bảo vệ mạng của doanh nghiệp khỏi các lưu lượng truy cập độc hại và trái phép.
    • Mức độ bảo vệ: VPN hỗ trợ mã hóa đầu cuối, bảo mật dữ liệu trong khi truyền tải, còn tường lửa hỗ trợ giám sát và điều chỉnh lưu lượng mạng sao cho đảm bảo an toàn (không hỗ trợ mã hóa đầu cuối).
    • Nhu cầu sử dụng: VPN có thể dùng để đảm bảo quyền riêng tư trong môi trường trực tuyến, vượt qua các giới hạn địa lý. Ngược lại, tường lửa phù hợp để bảo vệ mạng hoặc thiết bị Host của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa từ mạng Internet.
    • Chi phí: Dịch vụ VPN cần trả phí hàng tháng hoặc hàng năm, trong khi tường lửa là một phần có sẵn trong bộ Router hoặc hệ điều hành trên thiết bị của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mua tường lửa dưới dạng là phần cứng hoặc phần mềm riêng lẻ, với các mức chi phí khác nhau.

    Trên đây là các thông tin chi tiết nhất về khái niệm tường lửa là gì, các chức năng và phân loại chính. Theo dõi Blog tại CMC Cloud để cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ mới.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    Website: https://cmccloud.vn 

    Facebook: https://facebook.com/cmccloud.vn 

    Hotline: 1900.2010

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn