banner-news

Trong bài này

    TOP 10 Ứng dụng điện toán đám mây trong doanh nghiệp

    01/10/2023

    Trong thời đại của kỷ nguyên số, ứng dụng điện toán đám mây vào doanh nghiệp đã trở nên phổ biến. Các nhu cầu về lưu trữ (storage), máy chủ (cloud server), phát triển phần mềm ứng dụng (software development), kết nối mạng (network) và nhiều nhu cầu khác đều là các ứng dụng thực tế nhờ công nghệ điện toán đám mây. Điều này cho phép doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình và tối ưu chi phí mà không phải lo lắng về cơ sở hạ tầng như trung tâm dữ liệu tại chỗ (on-premise) hay máy chủ vật lý (server).  

    Điện toán đám mây và ứng dụng

    Trên thực tế, công nghệ đám mây được ứng dụng để lưu trữ dữ liệu trực tuyến, sao lưu và phục hồi dữ liệu, phân tích Big Data, thử nghiệm và phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giải trí, mạng xã hội, giáo dục, nghệ thuật, GPS,… Để có cái nhìn chi tiết hơn về những ứng dụng của điện toán đám mây trong các lĩnh vực hoạt động hiện nay, CMC Cloud sẽ liệt kê top 10 ứng dụng nổi bật nhất dưới đây: 

    • Ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý doanh nghiệp
    • Ứng dụng đám mây vào phòng chống mã độc 
    • Ứng dụng đám mây trong thử nghiệm và phát triển phần mềm
    • Ứng dụng trong việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu
    • Ứng dụng công nghệ đám mây vào sao lưu và phục hồi dữ liệu 
    • Ứng dụng đám mây trong phân tích dữ liệu lớn (Big Data)
    • Ứng dụng của điện toán đám mây trong ngành kế toán, y tế, giáo dục, thương mại điện tử, ngân hàng,… 

    Quản lý doanh nghiệp

    Với khả năng quản lý linh hoạt và cập nhật thông tin kịp thời, công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất; tiết kiệm thời gian, công sức. Điều này đặc biệt quan trọng trong một môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, nơi các quyết định phải được đưa ra dựa trên thông tin chính xác và kịp thời. 

    Một số ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý như:  

    • Quản lý dự án: Các công cụ quản lý dự án trực tuyến như Jira, Trello,... được triển khai dựa trên nền tảng đám mây cho phép chia sẻ thông tin, phân công công việc, giao tiếp và theo dõi tiến trình dự án từ xa một cách hiệu quả. 
    • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Hệ thống quản lý khách hàng trực tuyến như Salesforce, HubSpot hoặc Zoho CRM cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin, tương tác khách hàng, theo dõi hoạt động kinh doanh, phân tích và tạo báo cáo nhanh chóng. Triển khai CRM trên điện toán đám mây giúp tối ưu hóa hoạt động bán hàng và marketing cho doanh nghiệp. 
    • Quản lý nhân sự: Base, Zenefits hoặc SAP SuccessFactors là các hệ thống quản lý nhân sự trực tuyến cung cấp giải pháp tổng thể cho việc quản lý thông tin nhân viên, quản lý tiến lương, chấm công và đánh giá hiệu suất một cách thuận tiện và dễ dàng trên nền tảng đám mây.

    Điện toán đám mây ứng dụng vào quản lý 

    Bảo vệ và phòng chống mã độc 

    Hiện nay, tại Việt Nam, có nhiều nhà cung cấp các dịch vụ bảo mật, phòng chống mã độc dựa vào công nghệ đám mây. Những phần mềm này có khả năng ngăn chặn virus và các cuộc tấn công từ hacker, tạo ra một lớp phòng thủ bảo mật an toàn cho doanh nghiệp.  

    Mặc dù cơ sở hạ tầng truyền thống vẫn có thể cung cấp các phần mềm diệt virus tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc các yếu tố như hạ tầng, số lượng, loại máy khi triển khai và quản lý các phần mềm này. Điều đó tạo ra một thách thức lớn về mặt quy trình và chi phí. 

    Với công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến tính năng và mức độ hỗ trợ mà không cần quan tâm đến yếu tố nền tảng. Sự tiện lợi và linh hoạt đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc lựa chọn và triển khai phần mềm diệt virus, đồng thời đảm bảo mức độ bảo mật cao và đáp ứng nhanh chóng với các mối đe dọa an ninh mới. 

    Ứng dụng điện toán đám mây trong phòng chống mã độc:

    • Phần mềm CMDD: CMC Malware Detection and Defense - đây là phần mềm hệ thống giám sát an toàn thông tin và phòng thủ mã độc của Tập đoàn CMC. Với sự tích hợp của công nghệ Automation, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine learning) và các giải pháp bảo mật tiên tiến khác, CMDD đảm bảo hệ thống mạng và toàn bộ ứng dụng, dịch vụ của doanh nghiệp được theo dõi, giám sát và phát hiện sự cố với tần suất hoạt động 24/7.  
    • Phần mềm CMC WAF (Tường lửa ứng dụng web): Đóng vai trò proxy có thể xử lý giao thức HTTP/HTTPS để bảo vệ ứng dụng web. WAF có khả năng lọc và giám sát lưu lượng truy cập, chống lại các cuộc tấn công như Cross Site Scripting (XSS), SQL Injection hay tấn công giả mạo yêu cầu Cross-site (Cross-site Request Forgery). 

    Thử nghiệm và phát triển phần mềm

    Ứng dụng điện toán đám mây đóng vai trò quan trọng trong quy trình thử nghiệm và phát triển phần mềm. Tận dụng nguồn lực có sẵn của đám mây, doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng on-premise tốn kém và phức tạp, họ sẽ được cung cấp các môi trường có sẵn khác nhau theo nhu cầu để thử nghiệm và test sản phẩm của mình một cách nhanh chóng. 

    Đây cũng là cơ hội để thực hiện hàng loạt kiểm thử khác nhau, nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động trơn tru trước khi ra mắt thị trường và phát hành đến tay doanh nghiệp thực tế. Trong ngành lập trình, kiểm thử đám mây (cloud testing) đã và đang phát huy vai trò của nó.

    Kiểm tra đám mây đề cập đến việc xác minh chất lượng phần mềm trên đám mây thiết bị thực. Các nhóm QA có thể truy cập hàng nghìn thiết bị di động và máy tính để bàn thực để thử nghiệm các trang web và ứng dụng trong thời gian thực. Vì các thiết bị này được lưu trữ trên các máy chủ dựa trên đám mây nên chúng luôn có thể truy cập trực tuyến.

    Điện toán đám mây ứng dụng vào thử nghiệm và phát triển phần mềm 

    Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu 

    Ứng dụng điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp truy cập vào dữ liệu và ứng dụng từ bất kỳ địa điểm nào và từ mọi thiết bị có kết nối internet. Điện toán đám mây giúp chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, cho phép truy cập và làm việc dễ dàng trên cùng một tài liệu. Việc lưu trữ và chia sẻ này giúp giảm bớt vấn đề xung đột phiên bản, tăng cường sự hợp tác và hiệu quả làm việc giữa các phòng ban. 

    Chính Internet đã thay đổi mạnh mẽ ngành CNTT. Nó không chỉ kết nối một người với thế giới mà còn kết nối mọi người với nhau. Ở một mức độ nào đó, ứng dụng của điện toán đám mây trong việc lưu trữ, chia sẻ dữ liệu rất quen thuộc, không chỉ giới hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn mà giờ đây ngay cả những người cá nhân bình thường nhất cũng sử dụng cloud để lưu trữ dữ liệu của mình. 

    Nếu bạn là người dùng Android, bạn thường phải kết nối thiết bị di động của mình với Google Drive, dùng iOS thì kết nối với iCloud. Còn đối với doanh nghiệp, đó là các dịch vụ Cloud Storage S3, File Storage, .. để phục vụ lưu trữ tài liệu quan trọng của doanh nghiệp hoặc dùng cho việc cung cấp dịch vụ VOD (video on demand) như Netflix, VTV Go, …

    Sao lưu và phục hồi dữ liệu  

    Trước đây, doanh nghiệp thường sao lưu dữ liệu ở tập hợp các ổ cứng vật lý, sau đó mất hàng giờ để thu thập, di chuyển đến vị trí cần sao lưu. Cách sao lưu truyền thống đều dẫn đến một loạt vấn đề bao gồm rò rỉ dữ liệu, thậm chí các rủi ro về hư hỏng, mất ổ cứng, lỗi hệ thống, lỗi của con người, hoạt động gián điệp, thiên tai, hỏa hoạn tại khu vực, … khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ mất dữ liệu vĩnh viễn. 

    Do đó, đa số các doanh nghiệp hiện nay đã dần chuyển dịch sang điện toán đám mây, công nghệ giúp hỗ trợ sao lưu dữ liệu tự động và thường xuyên. Đảm bảo doanh nghiệp tổ chức luôn có bản dự phòng trước khi có sự cố hay thảm họa xảy ra. 

    Sao lưu và phục hồi (Backup) tự động đề cập đến các hệ thống bảo vệ dữ liệu tự động hóa các quy trình thường xuyên sao lưu dữ liệu máy tính vào một máy chủ từ xa, sau đó khôi phục dữ liệu đó khi cần.

    Điện toán đám mây ứng dụng vào sao lưu và phục hồi 

    Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) 

    Có thể nói, điện toán đám mây và dữ liệu lớn là một kết hợp hoàn hảo, tiềm năng của dữ liệu lớn sẽ khó mà khai thác được triệt để nếu chỉ tồn tại riêng lẻ. Hơn nữa, việc một chiếc máy tính đơn thuần dùng để phân tích tệp dữ liệu khổng lồ là điều tưởng chừng như không thể.  

    Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, tính linh hoạt trong việc mở rộng tài nguyên, điện toán đám mây giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của dữ liệu lớn và tạo ra các giá trị thông tin mới.

    Cách đây không lâu, sự lây lan của đại dịch toàn cầu, COVID-19, đã tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ và đa dạng như nhiệt độ cơ thể, cảm biến glucose, cảm biến nhịp tim và ngực, hô hấp, …. từ hơn 700 triệu ca nhiễm. Dữ liệu này là cần thiết được sử dụng để phân tích, chẩn đoán, ước tính hoặc dự đoán điểm rủi ro, ra quyết định, tăng độ chính xác của chẩn đoán y tế, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, và dẫn đến sự hài lòng về điều trị của bệnh nhân trong đại dịch COVID-19. 

    Tất cả những dữ liệu này, nếu không có ứng dụng cloud, không ứng dụng big data thì các nền tảng truyền thống không thể đáp ứng được tại thời điểm dịch bệnh đó.

    Điện toán đám mây ứng dụng vào Big Data  

    Ứng dụng điện toán đám mây trong các ngành nghề, lĩnh vực

    Điện toán đám mây trong ngành kế toán

    Điện toán đám mây được đưa vào trong các công ty cung cấp dịch vụ kiểm kế toán bởi nó đáp ứng các yêu cầu về truy cập và quản lý dữ liệu nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc dữ liệu được lưu trữ ở đám mây - nơi có mức độ bảo mật và quyền riêng tư được đảm bảo, sẽ hạn chế các mối đe dọa về tấn công mạng đối với phần cứng, phần mềm và các kênh thông tin liên lạc. 

    Điện toán đám mây trong y tế 

    Ứng dụng điện toán đám mây đóng vai trò quan trọng trong ngành y tế. Khả năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu của đám mây cho phép các bác sĩ và nhân viên nhanh chóng truy cập vào thông tin bệnh án từ mọi thiết bị có kết nối internet. 

    Một điều nữa được minh chứng, liên quan trong giai đoạn Covid-19,, khi đó tại Việt Nam, lệnh phong tỏa được áp dụng trên toàn quốc, các bác sĩ ở tuyến đầu vẫn thường xuyên trao đổi, tư vấn cách thức và phương pháp điều trị cho từng người bệnh ở tuyến dưới nhờ nền tảng khám chữa bệnh từ xa. 

    Ngoài ra, điện toán đám mây còn hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và áp dụng công nghệ máy học trong việc dự đoán và phân loại bệnh, góp phần vào cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.  

    Nhờ có cloud, các cơ sở bệnh viện y tế cũng chỉ cần chi trả cho những tài nguyên thực tế, giúp giảm tải chi phí đầu tư phần cứng hay máy chủ. Có thể thấy, sự chuyển dịch sang điện toán đám mây hiện nay là thời điểm tốt nhất cho ngành y tế giúp số hóa quá trình chăm sóc sức khỏe, nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí về lâu dài.  

    Điện toán đám mây ứng dụng trong ngành y

    Điện toán đám mây trong giáo dục    

    Điện toán đám mây giúp giảm thiểu sự gián đoạn giáo dục tại nhiều cơ sở đào tạo. Các nền tảng và tài nguyên học tập dựa trên đám mây cho phép học sinh và giảng viên kết nối để hoàn thành chương trình học mọi nơi mọi thiết bị nhờ kết nối internet qua các ứng dụng học trực tuyến E-learning, các lớp học trực tuyến qua Zoom, Google Meet, Teams.

    Công nghệ điện toán còn cho phép các nhà giáo cập nhật tài liệu và giáo án nhanh chóng trong thời gian thực, nhờ đó học sinh luôn được sử dụng tài nguyên mới và tốt nhất. Điều này cũng đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp nền tảng giáo dục cho những người học ở xa có khả năng tiếp cận kiến thức từ các giáo viên và chuyên gia trên toàn cầu. 

    Đối với các trường đại học và cao đẳng, nền tảng học tập dựa vào đám mây như phòng máy tính ảo giúp giảm nhu cầu mua sắm phần cứng và một số các phần mềm với chi phí cao.    

    Điện toán đám mây ứng dụng trong giáo dục 

    Điện toán đám mây trong thương mại điện tử 

    Đại dịch Covid-19 được xem là cơn ác mộng đối với nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới, nhưng lại là vận may của những trang thương mại điện tử (TMĐT). Bởi mua sắm online là cách duy nhất để khách hàng shopping trong thời buổi giãn cách xã hội. Cũng từ đó mà thói quen trung thành với cách mua hàng truyền thống được thay đổi sang mua sắm trực tuyến. 

    Đối với những website TMĐT, điều đáng lo ngại nhất chính là tình trạng tải trang, sập web khi lượng truy cập tăng đột biến. Để giải quyết vấn đề đố, các dịch vụ điện toán đám mây ra đời giúp tùy chỉnh tài nguyên tăng giảm theo nhu cầu thực tế ở mỗi thời điểm, tránh tình trạng website bị quá tải, gia tăng trải nghiệm doanh nghiệp.

    Trên đây là những ứng dụng điện toán đám mây trong thực tế. Có thể thấy, điện toán đám mây là giải pháp được ứng dụng đa dạng và phù hợp ở mọi ngành, mọi doanh nghiệp, mọi nhu cầu. Đây là thời điểm doanh nghiệp nên lựa chọn điện toán đám mây để xây dựng lộ trình vững chắc và khẳng định năng lực trong tương lai. CMC Cloud đem đến cho doanh nghiệp dịch vụ và giải pháp Cloud Server vượt trội, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ. 

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn