banner-news

Trong bài này

    Ví dụ về điện toán đám mây (Cloud Computing) nổi bật

    09/10/2023

    Các ví dụ về điện toán đám mây trong thực tế ngày nay là minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi cách chúng ta làm việc và tương tác với dữ liệu. Các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm và áp dụng những cải tiến công nghệ như việc tích hợp điện toán đám mây (cloud computing) vào quy trình vận hành giúp doanh nghiệp thực hiện hóa mục tiêu và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

    Ví dụ về điện toán đám mây

    Những ví dụ về điện toán đám mây phổ biến thường gặp như:

    • Google Drive, OneDrive và Dropbox: Dịch vụ lưu trữ đám mây dùng để lưu trữ và quản lý dữ liệu;
    • Outlook, Gmail: Gửi và nhận thư điện tử ở mọi thiết bị với kết nối internet;
    • Microsoft 365 và Google workspace: Bộ công cụ cộng tác chia sẻ linh hoạt;
    • Salesforce, ERP, CRM: Hệ thống quản lý trong doanh nghiệp;
    • AWS, GCP, Microsoft Azure, CMC Cloud: cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây giúp chạy app website, lưu trữ dữ liệu. 

    Để chi tiết hơn, CMC Cloud sẽ giới thiệu 05 ví dụ điện toán đám mây được phân loại lợi ích mà nó mang lại.

    Ví dụ về mở rộng tài nguyên với điện toán đám mây 

    Điện toán đám mây cho phép mở rộng linh hoạt tài nguyên theo các mô hình đăng ký khác nhau. Doanh nghiệp có thể tăng/giảm tài nguyên tính toán và lưu trữ theo thời điểm để đáp ứng khối lượng công việc biến đổi.    

    Điển hình về Netflix - dịch vụ xem phim trực tuyến là một ví dụ về điện toán đám mây để vận hành một kho dữ liệu khổng lồ. Từ nhiều năm trước, Netflix không hoàn toàn sử dụng trung tâm dữ liệu tại chỗ để lưu trữ dữ liệu phim ảnh nữa. Thay vào đó, họ đã sử dụng dịch vụ đám mây của Amazon là Amazon Web Services (AWS) kết hợp dịch vụ của Google để sao lưu.  

    Cụ thể, khi người xem chọn một bộ phim trên Netflix, nội dung đó sẽ không được lưu trữ trực tiếp trên thiết bị truyền thống. Nó sẽ được phát trực tiếp từ các máy chủ (server) lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu của Netflix trên toàn cầu nhờ điện toán đám mây.  

    Nhờ đó, Netflix giải quyết được tình trạng gián đoạn do sự gia tăng lưu lượng truy cập vào thời gian cao điểm (Ví dụ: ngày tết hay buổi tối, khi người xem có nhiều thời gian rảnh), do vậy nội dung phim luôn được truyền tải chất lượng cao đến hàng triệu người dùng trên toàn cầu.  

    Ví dụ về Netflix trong việc sử dụng điện toán đám mây 

    Ví dụ về phần mềm quản lý nhờ điện toán đám mây

    Các ứng dụng quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) thường hoạt động nhờ các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

    Trong đó, SaaS trở thành mô hình dịch vụ phổ biến để triển khai các phần mềm cấp doanh nghiệp như: Hubspot, Salesforce, Marketo,… Có nghĩa là, thay vì phải cài đặt và vận hành ở máy tính cục bộ, các phần mềm quản lý cho phép người dùng truy cập và sử dụng thông qua trình duyệt web với kết nối internet. Với điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể quản lý khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý kho hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

    Ứng dụng đám mây trong quản lý kinh doanh

    Ví dụ về Chatbot dựa trên điện toán đám mây

    Các tính toán nâng cao của công nghệ điện toán đám mây cho phép lưu trữ thông tin về tùy chọn của người dùng. Nhờ vào khả năng này, các doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến dịch, giải pháp và sản phẩm mới dựa trên hành vi và sở thích của người dùng. 

    Việc thu thập và phân tích dữ liệu từ người dùng mang đến trải nghiệm cá nhân hóa và đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Điều này giúp tạo niềm tin cho người dùng, nâng cao hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và kinh doanh. 

    Ví dụ về chatbox dựa trên công nghệ đám mây như Chatbot Facebook Messenger. Đây là ứng dụng nhắn tin tự động được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Chatbot được tích hợp vào Messenger nhằm cung cấp trải nghiệm tương tác tự động nhanh chóng hàng nghìn lượt truy vấn ở cùng một thời điểm. Thông qua tích hợp API và trí tuệ nhân tạo, Chatbot cung cấp câu trả lời linh hoạt và thông minh cho người dùng.

    Chatbot dựa trên điện toán đám mây

    Ví dụ về công cụ giao tiếp với điện toán đám mây

    Với điện toán đám mây, người dùng có thể tương tác với nhau bằng tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại/video, cuộc họp online hay chia sẻ tệp tin/tài liệu giữa các thành viên mà không cần cài đặt phần cứng phức tạp hay phần mềm đặc biệt. Nhờ đó, sự cộng tác và phối hợp trong công việc giữa các thành viên trở nên đơn giản, tăng cường hiệu suất công việc.

    Các công cụ giao tiếp như WhatsApp, Skype, Microsoft Teams, Zoom,... là các ví dụ về điện toán đám mây nổi bật, cung cấp phương tiện giao tiếp và hợp tác trực tuyến hiệu quả giữa các cá nhân, hội nhóm.  

     Công cụ giao tiếp với điện toán đám mây 

    Ví dụ về các trang mạng xã hội với điện toán đám mây

    Những trang mạng xã hội được sử dụng hằng ngày như Instagram, Twitter, Facebook, LinkedIn,…  là ví dụ về công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ, xử lý và phục vụ dữ liệu người dùng trên quy mô lớn. Điện toán đám mây đảm bảo tính sẵn có, độ tin cậy và mở rộng của các dịch vụ mạng xã hội, tạo ra trải nghiệm tốt hơn người dùng trên toàn cầu.   

    Trên đây là các ví dụ về điện toán đám mây phổ biến hiện nay. Bất kể doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, tài chính hay bất động sản đều nên dành thời gian tìm hiểu về điện toán đám mây tối ưu hóa quy trình vận hành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong thời đại công nghệ mới.

    Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam uy tín để tận dụng tối đa lợi ích mà công nghệ này mang lại thì CMC Cloud là đối tác đáng tin cậy để doanh nghiệp lựa chọn. Trải nghiệm đăng ký dùng thử dịch vụ lưu trữ dữ liệu, website, chạy ứng dụng tại đây

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ. 

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn