banner-news

Trong bài này

    Xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu cho năm 2023 - Báo cáo từ Gartner

    01/10/2023

    Một nghiên cứu của Gartner đã khám phá ra cơ hội giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn bao quát hơn trong việc chuyển đổi sang các hình thức vận hành mới hiệu quả hơn. Với những tiến bộ trong công nghệ và việc chuyển đổi sang văn hoá làm việc kết hợp (hybrid work), tất cả các doanh nghiệp có cơ hội đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, sự phát triển luôn đi kèm với những tác động tới môi trường hoạt động.

    Nghiên cứu dưới đây của Gartner chỉ ra 10 xu hướng công nghệ mang tính chiến lược và đề xuất các hành động để thực hiện chúng.

    Xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu năm 2023

     

    Các kết quả nghiên cứu, bao gồm:

    Tối ưu hóa - Optimize: Hệ thống miễn dịch kỹ thuật số (Digital Immune System)

    Nhiều đơn vị phụ trách công nghệ thông tin trong doanh nghiệp không thể đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp vì thiếu hụt các kỹ năng:

    • Xây dựng ứng dụng linh hoạt và có khả năng chịu được áp lực, tác động từ các yếu tố bên ngoài như tải trọng lớn, lỗi hệ thống, sự cố kỹ thuật, hoặc các tình huống khẩn cấp.
    • Xử lý nhanh nhạy các vấn đề và các sự cố bất ngờ
    • Nhanh chóng mang lại giá trị kỹ thuật hơn là tạo ra các technical debt (nợ kỹ thuật).

    Technical debt là hiện tượng xảy ra khi lập trình viên hoặc nhóm phát triển đưa ra quyết định "tạm thời" để giảm thiểu thời gian và công sức khi phát triển. Điều này có thể làm giảm thời gian và chi phí ở thời điểm hiện tại, nhưng nó có thể tạo ra các vấn đề kỹ thuật, chậm tiến độ, và tăng chi phí bảo trì trong tương lai.

    Điều này khiến các doanh nghiệp dễ gặp phải các rủi ro trong kinh doanh và điều hành hệ thống khi mà các ứng dụng, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào đối tác thiếu hụt các kỹ năng, có thể gây thiệt hại nặng nề hoặc thậm chí khiến ngừng hoạt động hoàn toàn dịch vụ. Các nhà lãnh đạo công nghệ (CIO) đang tìm kiếm các phương pháp và cách tiếp cận mới mà đội nhóm của họ có thể áp dụng để giảm thiểu những rủi ro, mang lại giá trị kinh doanh cao và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. 

    Hệ thống miễn dịch kỹ thuật số chính là giải pháp hiệu quả đáp ứng lộ trình phát triển như trên. Cách tiếp cận hệ thống miễn dịch kỹ thuật số bao gồm các phương pháp, công nghệ phục vụ cho việc thiết kế, phát triển, tự động hoá, vận hành và phân tích phần mềm. Nó sử dụng các công nghệ này nhằm tạo ra trải nghiệm khách hàng và người dùng cao cấp chuyên nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi các lỗi hệ thống, và không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

    Hệ thống miễn dịch kỹ thuật số liên kết với các hoạt động quan sát, kiểm thử phần mềm (testing), kỹ thuật phức hợp kiểm tra độ tin cậy của hệ thống và bảo mật chuỗi cung ứng (supply chain) của ứng dụng.

    Thuật ngữ "supply chain" (chuỗi cung ứng) trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường ám chỉ quá trình và dòng chảy của các thành phần, mã nguồn, công nghệ và dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau đến doanh nghiệp. Trong trường hợp của ứng dụng, "supply chain security" (bảo mật chuỗi cung ứng) là việc đảm bảo rằng toàn bộ quá trình cung cấp và phát triển các thành phần và mã nguồn của ứng dụng đều an toàn và không bị chiếm đoạt hay bị tấn công.

    Hệ thống miễn dịch kỹ thuật số

    Tối ưu hóa - Optimize: Khả năng quan sát ứng dụng (Applied Observability)

    Dữ liệu có thể quan sát được thường phản ánh những thông tin đã được số hoá (đôi khi được gọi là “vết tích” xuất hiện khi các bên liên quan thực hiện bất kỳ loại hành động nào). Ví dụ về "dữ liệu thô" (raw data) có thể quan sát được bao gồm nhật ký (logs), dấu vết (traces), lệnh gọi API, thời gian dừng (dwell time), tải xuống (downloads) và truyền tệp (file transfers). Khả năng quan sát ứng dụng sử dụng những sản phẩm kỹ thuật số có thể quan sát được trong một phương pháp được điều phối và tích hợp chặt chẽ cho phép đưa ra quyết định theo một cách mới ở nhiều cấp độ trong doanh nghiệp, chủ yếu là cấp độ chức năng, ứng dụng và cơ sở hạ tầng.

    Giá trị của việc áp dụng khả năng quan sát ứng dụng đến từ việc tất cả các dữ liệu đều xuất phát từ các hành động đã được xác nhận của các bên liên quan, chứ không chỉ là ý định, nghĩa vụ hay lời hứa. Đây không phải là một dự báo hay dự đoán. Dữ liệu quan sát được lập danh mục, thiết kế và phân lớp với sự hiểu biết về ý nghĩa, dẫn đến cả siêu dữ liệu (metadata) chủ động và thụ động. Việc sử dụng kiến trúc metadata này thúc đẩy ra quyết định kinh doanh và công nghệ thông tin tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

    "Metadata" là thông tin mô tả về dữ liệu. Nó cung cấp thông tin về các thuộc tính, đặc điểm và thông tin liên quan khác của dữ liệu mà giúp người dùng hiểu và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả. Thông thường, metadata bao gồm các thông tin như tên, loại dữ liệu, ngày tạo, người tạo, định dạng, kích thước, ngày sửa đổi gần nhất, và các thuộc tính khác của tập tin hoặc tài nguyên. Nó giúp người dùng xác định nội dung, nguồn gốc và tính chính xác của dữ liệu.

    Metadata là một thành phần quan trọng trong việc quản lý dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu và đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc sử dụng và chia sẻ dữ liệu. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các hệ thống quản lý tài nguyên số, thư viện số, hệ thống quản lý nội dung, và các hệ thống dữ liệu khác.

    Khả năng quan sát ứng dụng 

    Tối ưu hóa - Optimize: Quản lý độ tin cậy, rủi ro và bảo mật trí tuệ nhân tạo (AI)

    Một cuộc khảo sát của Gartner cho thấy các doanh nghiệp chủ động quản lý rủi ro, quyền riêng tư và bảo mật trí tuệ nhân tạo (AI) đã đạt được kết quả cải thiện cho các dự án AI. Nhiều dự án AI của các doanh nghiệp này đã chuyển từ trạng thái kế hoạch trên giấy sang sản xuất và đạt được những giá trị kinh doanh cao hơn so với các dự án AI ở các doanh nghiệp không chủ động quản lý các chức năng này.

    Các cuộc thử nghiệm về bảo mật dữ liệu là bắt buộc, nhưng vẫn không giải quyết được các vấn đề về quản lý độ tin cậy, rủi ro, quyền riêng tư và bảo mật trí tuệ nhân tạo AI. Các quy định về AI đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, có những yêu cầu kiểm tra bắt buộc được đưa ra để có thể đảm bảo được lòng tin, sự minh bạch và bảo vệ quyền lợi khách hàng. Các doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp mới để đảm bảo độ tin cậy, tính bảo mật và bảo toàn cho dữ liệu. Quản lý độ tin cậy, rủi ro và bảo mật AI yêu cầu những người tham gia từ các khối chức năng khác nhau, (ví dụ: khối AI, bảo mật, tuân thủ và khối vận hành) hợp tác cùng nhau để thực hiện các biện pháp, phương pháp triển khai mới.

    Quy mô - Scale: Nền tảng đám mây công nghiệp (Industry Cloud Platforms)

    Nền tảng đám mây công nghiệp (Industry Cloud Platforms) cung cấp sự kết hợp giữa phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), cùng với các chức năng được tùy chỉnh phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề. Nền tảng đám mây công nghiệp sử dụng tính mô đun (modularity) và khả năng kết hợp để mang lại sự linh hoạt mà các ngành công nghiệp cần để ứng phó với những biến động liên tục.

    Nền tảng đám mây công nghiệp cũng hỗ trợ cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp sử dụng Cloud và nhà cung cấp Cloud từ công nghệ Cloud cho đến các trường hợp kinh doanh cụ thể của từng ngành. Các nền tảng đám mây công nghiệp là các nền tảng linh hoạt được hỗ trợ bởi một danh mục các khả năng kinh doanh được đóng gói riêng cho ngành công nghiệp. Trên thực tế, chúng biến nền tảng cloud thành nền tảng kinh doanh và mở rộng công cụ đổi mới công nghệ thành một công cụ đổi mới kinh doanh.

    Các đám mây công nghiệp sử dụng tính mô-đun kết hợp để mang lại các tính năng:

    • Khả năng thích ứng cao hơn hầu hết các ứng dụng SaaS hiện nay;
    • Nhiều chức năng kinh doanh dành riêng cho ngành hơn dưới dạng khả năng kinh doanh có thể tái sử dụng, cho phép đổi mới nhanh hơn và tăng tốc thời gian để tạo ra giá trị;
    • Nhiều tiềm năng hơn trong việc tận dụng sự đổi mới trong một ngành để xây dựng các giải pháp liên ngành.

    Nền tảng đám mây công nghiệp 

    Quy mô - Scale: Kỹ thuật nền tảng (Platform Engineering)

    Các nhóm phát triển sản phẩm dành rất nhiều thời gian và công sức để thiết kế, xây dựng và duy trì môi trường phát triển vận hành. Điều này ảnh hưởng đến năng suất và thường dẫn đến sự trùng lặp và dư thừa khi các nhóm sản phẩm khác nhau làm việc độc lập và tách biệt, cùng phát triển các sản phẩm tương tự. Hơn nữa, các nhà phát triển phần mềm thường không phải là chuyên gia trong mảng dịch vụ, vì vậy họ không thể quản lý các dịch vụ đó một cách hiệu quả. 

    Kỹ thuật nền tảng (Platform Engineering) trao quyền cho các nhóm phát triển sản phẩm bằng cách cung cấp một bộ công cụ, khả năng và quy trình tự phục vụ, được các chuyên gia phê duyệt cẩn thận, mang lại trải nghiệm mượt mà cho các nhà phát triển sản phẩm.

    Nền tảng bao gồm mọi thứ mà nhà phát triển phần mềm cần và được trình bày theo cách phù hợp nhất với quy trình làm việc của nhà phát triển đó và được thiết lập phù hợp cho các doanh nghiệp công nghệ phần mềm.

    Quy mô - Scale: Những giá trị công nghệ không dây (Wireless-Value Realization)

    Giá trị từ các công nghệ không dây vượt xa các ứng dụng truyền thống. Mặc dù không có công nghệ không dây nào đang thống trị, nhưng các công nghệ không dây sẽ được sử dụng theo nhiều cách mới mẻ.

    Các điểm cuối kết nối công nghệ không dây sẽ có khả năng cảm biến, sạc điện tử (e-charge), định vị và theo dõi người và vật, những chức năng các công nghệ truyền thống thiếu hụt. Sự phát triển vượt bậc của các công nghệ không dây chính được thể hiện bằng các chức năng mới như theo dõi vị trí, khai thác năng lượng và cảm biến.

    Sự đổi mới này được đẩy mạnh không chỉ bởi các ứng dụng mới mà còn bởi sự thay đổi về sự kết hợp giữa những tổ chức vì trách nhiệm của các nhà mạng là tiếp tục hội tụ và phát triển.

    Tiên phong - Pioneer: Sử dụng siêu ứng dụng (Superapps)

    Siêu ứng dụng (Superapps) là một ứng dụng cung cấp cho khách hàng, đối tác và nhân viên một tập hợp các tính năng cốt lõi và quyền truy cập vào các ứng dụng nhỏ (miniapp) được tạo độc lập.

    Một siêu ứng dụng không chỉ là một ứng dụng di động tổng hợp hay một cổng thông tin web. Đó là một nền tảng để cung cấp một hệ sinh thái miniapps kết hợp với nhau. Siêu ứng dụng cho phép người dùng kích hoạt micro hay miniapp bên trong nó, chứ không phải từ một danh mục ứng dụng riêng biệt. Điều này cho phép người dùng kích hoạt trải nghiệm ứng dụng cá nhân.

    Các doanh nghiệp có thể tạo các siêu ứng dụng để hợp nhất các ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động hoặc các dịch vụ có liên quan để giảm thiểu tối đa trở ngại trong trải nghiệm người dùng, chẳng hạn như chuyển đổi ngữ cảnh. Siêu ứng dụng có thể giúp đạt được hiệu quả kinh tế lớn và tận dụng hiệu ứng lớn từ một người dùng nhỏ trở thành nhà cung cấp lớn hơn. Chúng có thể cung cấp trải nghiệm hấp dẫn hơn cho khách hàng, đối tác và nhân viên.

    Superapps

    Tiên phong - Pioneer: Trí tuệ nhân tạo (AI) thích ứng

    Tính linh hoạt và khả năng thích ứng là rất quan trọng. Tái thiết lập hệ thống có tác động đáng kể đến nhân viên, doanh nghiệp và các đối tác công nghệ. Cải thiện khả năng kỹ thuật để tăng khả năng ứng phó trước sự thay đổi là một quá trình liên tục đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thích ứng có thể là một yếu tố thành công quan trọng trong việc hiện thực hóa tính linh hoạt của doanh nghiệp. Đối với nhiều doanh nghiệp, sự tái thiết lập hệ thống đòi hỏi khả năng ứng phó theo yêu cầu và thích ứng theo sự thay đổi.

    Các hệ thống trí tuệ nhân tạo AI thích ứng (Adaptive AI) có chức năng đào tạo, huấn luyện lại theo các mô hình và các thuật toán học tập thích ứng để hiểu doanh nghiệp trong môi trường thay đổi và phát triển, dựa trên việc áp dụng phân tích biểu đồ. Điều này cho phép các mô hình trí tuệ nhân tạo AI và các ứng dụng phụ thuộc vào chúng thích ứng nhanh hơn với các thay đổi trong các tình huống mới, không lường trước được trong quá trình thay đổi và phát triển.

    "Adaptive AI" là một thuật ngữ trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) để chỉ các hệ thống AI có khả năng tự điều chỉnh và thích ứng với môi trường và dữ liệu mới một cách linh hoạt. Thuật ngữ này ám chỉ khả năng của hệ thống AI tự học hỏi và cải thiện hiệu suất thông qua việc sử dụng dữ liệu mới và kinh nghiệm tích lũy. Adaptive AI có khả năng thích ứng với các tình huống mới và thay đổi trong dữ liệu để đưa ra các dự đoán và quyết định chính xác hơn theo thời gian.

    Hệ thống Adaptive AI sử dụng các thuật toán học máy và các kỹ thuật học tăng cường (reinforcement learning) để tự điều chỉnh, cải thiện và thích ứng dựa trên các phản hồi và thông tin mới. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống AI khi đối mặt với các tình huống phức tạp và thay đổi trong môi trường thực tế. 

    Tiên phong - Pioneer: Vũ trụ ảo kết hợp các công nghệ khác nhau (Metaverse)

    Gartner định nghĩa vũ trụ ảo (metaverse) là 'một không gian chia sẻ 3D chung, được tạo ra bởi sự hội tụ giữa thực tế vật lý và kỹ thuật số tăng cường'. Một metaverse bền bỉ mang lại trải nghiệm nhập vai nâng cao.

    Gartner kỳ vọng rằng một metaverse hoàn chỉnh sẽ không bị phụ thuộc vào một thiết bị cụ thể và không thuộc quyền sở hữu của một nhà cung cấp duy nhất: Nó sẽ có một nền kinh tế ảo riêng, được kích hoạt bởi loại tiền điện tử (tiền ảo) và mã token không thể thay thế (NFT).

    Ba đặc điểm tạo nên một vũ trụ ảo (metaverse) hoàn chỉnh:

    • Vận chuyển: Khả năng thẩm nhập vào một thế giới ảo. Thế giới đó có thể là mô phỏng 3D và/ hoặc trong thực tế ảo.
    • Chuyển đổi: Hành động đưa kỹ thuật số vào thế giới thực. Điều này cho phép người dùng truy cập thông tin thời gian thực, cộng tác và trải nghiệm trong thế giới thực thông qua các khả năng thực tế ảo tăng cường (AR).
    • Giao dịch: Nền tảng kinh tế của metaverse thông qua việc sử dụng tiền điện tử, NFT và blockchain.

    Nền tảng - Underpinning: Công nghệ bền vững (Sustainable technology)

    Sustainable technology (Công nghệ bền vững) là những công nghệ được thiết kế và triển khai với mục tiêu tối ưu hóa sự hiệu quả và giảm tác động tiêu thụ tài nguyên tự nhiên, môi trường và xã hội. Nó nhấn mạnh vào việc phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ có khả năng duy trì cân bằng giữa nhu cầu của con người và sự bảo vệ và bảo tồn của tài nguyên và môi trường.

    Để nâng cao tính bền vững, các doanh nghiệp cần có một khung công nghệ bền vững mới. Các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin và các giám đốc điều hành phải:

    • Khiến công nghệ thông tin trở nên bền vững hơn;
    • Sử dụng công nghệ thông tin để giúp doanh nghiệp bền vững hơn;
    • Sử dụng công nghệ thông tin để giúp khách hàng trở nên bền vững hơn;

    Công nghệ bền vững là một khung các giải pháp cho phép đạt được các kết quả:

    • Công nghệ môi trường: Những công nghệ này giảm thiểu và thích ứng với rủi ro trong thế giới tự nhiên.
    • Công nghệ xã hội: Những công nghệ này làm tăng phúc lợi và sự thịnh vượng của con người.
    • Công nghệ quản trị: Tăng cường sự tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh và xây dựng năng lực.


    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn