banner-news

Trong bài này

    5 phương pháp bảo mật dữ liệu trong môi trường multi-cloud

    08/10/2023

    Việc áp dụng cơ sở hạ tầng multi-cloud đang ngày càng trở nên phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp đang tìm cách khai thác tối đa lợi thế của các nền tảng đám mây. Môi trường multi-cloud mặc dù mang lại nhiều lợi ích như gia tăng tính linh hoạt, mức độ nhanh nhẹn tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cũng lo lắng về các vấn đề phức tạp liên quan đến bảo mật của multi-cloud.

    Trong số các vấn đề này, thì tình trạng thiếu khả năng hiển thị dữ liệu rõ ràng hay khó khăn trong việc kiểm soát hiệu quả đối với các dữ liệu trải rộng trên nhiều nền tảng đám mây được các doanh nghiệp quan tâm hơn cả. Điều này có khả năng dẫn đến data breach (rò rỉ dữ liệu), insider threat (các mối đe dọa nội bộ) và compliance violation (vi phạm về tuân thủ). Hơn nữa, với từng nền tảng đám mây sở hữu một giao thức và cấu hình bảo mật riêng gây khó khăn cho việc duy trì tình trạng bảo mật nhất quán.

    Để đối phó với những thách thức trên, mỗi doanh nghiệp, tổ chức cần chủ động hơn nữa trong cách tiếp cận bao gồm: xây dựng chiến lược bảo mật toàn diện, triển khai các kỹ thuật mã hoá, quản lý quyền truy cập, liên tục giám sát và kiểm tra hoạt động cũng như thường xuyên cập nhật các biện pháp bảo mật hiệu quả để duy trì khả năng phục hồi trước các mối đe dọa ngày càng phát triển.

    Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của việc áp dụng chiến lược multi-cloud vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khiến việc bảo vệ an toàn dữ liệu được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ duy trì bảo mật dữ liệu một cách hiệu quả trên các môi trường đám mây khác nhau có thể đặt ra nhiều thách thức nhưng vẫn tồn tại một số nguyên tắc chung mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể tuân theo để giảm thiểu khả năng dữ liệu bị xâm phạm và bảo vệ những dữ liệu nhạy cảm. Dưới đây là 5 phương pháp tối ưu nhất để bảo mật dữ liệu trong môi trường multi-cloud mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:

    5 phương pháp bảo mật dữ liệu trong môi trường multi-cloud

    1. Quản lý bảo mật dữ liệu tập trung

    Thiết lập quản lý bảo mật dữ liệu tập trung đóng vai trò then chốt trong việc duy trì lớp bảo mật mạnh mẽ trên các môi trường đám mây khác nhau. Cách quản lý tập trung này trao quyền cho các tổ chức, doanh nghiệp thực thi các chính sách bảo mật thống nhất và kiểm soát quyền truy cập trên tất cả các nền tảng đám mây dễ dàng hơn. Hơn nữa, cách quản lý này còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát hiện và ứng phó nhanh chóng với các sự cố bảo mật.

    2. Tăng cường bảo mật dữ liệu thông qua confidential computing

    Tầm quan trọng của encryption (mã hóa) trong việc bảo vệ dữ liệu xuyên suốt quá trình transit (truyền tải) và storage (lưu trữ) trong môi trường đám mây là không thể phủ nhận. Mã hóa dữ liệu đóng vai trò như một biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, đảm bảo rằng việc cố gắng chặn hoặc truy cập trái phép từ kẻ tấn công không làm ảnh hưởng đến tính bảo mật hoặc tính năng của dữ liệu. Tuy nhiên, mã hóa dữ liệu cũng có thể đặt ra những thách thức, đặc biệt liên quan đến dữ liệu được các ứng dụng sử dụng. Confidential computing (điện toán an toàn) cung cấp giải pháp bảo mật dữ liệu trong khi dữ liệu đang được sử dụng. Để đạt được điều này, confidential computing cách ly và củng cố tài nguyên CPU và bộ nhớ được sử dụng bởi mã và dữ liệu khỏi các rủi ro tiềm ẩn do phần mềm, hệ điều hành hoặc máy ảo (VM) khác cùng tồn tại trên cùng một máy chủ gây ra.

    3. Thiết lập chiến lược sao lưu dữ liệu và khắc phục sự cố

    Việc sở hữu một chiến lược sao lưu dữ liệu và khắc phục sự cố cho vấn đề bảo mật dữ liệu trong hệ sinh thái multi-cloud là điều không thể thiếu, thậm chí là yếu tố bắt buộc đối với những doanh nghiệp cần phải kiểm soát khối lượng lớn data. Chiến lược bao gồm kế hoạch sao lưu backup định kỳ dữ liệu quan trọng và một quy trình khôi phục dữ liệu rõ ràng trong trường hợp xảy ra sự cố hay vi phạm an ninh.

    Sao lưu dữ liệu và khắc phục sự cố

    4. Thường xuyên đánh giá, giám sát tình hình an ninh 

    Việc tham gia thường xuyên vào quy trình đánh giá cũng như giám sát thận trọng tình hình bảo mật có tầm quan trọng to lớn đối với doanh nghiệp trong việc xác định và giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn. Cách tiếp cận toàn diện này bao gồm việc quét lỗ hổng bảo mật định kỳ và kiểm tra sự thâm nhập, hỗ trợ phát hiện và giải quyết mọi yếu điểm của cơ sở hạ tầng bảo mật.

    5. Bảo mật dữ liệu Zero Trust

    Mô hình Zero Trust đại diện cho một mô hình an ninh mạng mang tính cách mạng hóa nhằm xóa bỏ khái niệm “trust" (niềm tin”) thường thấy trong các khuôn khổ bảo mật thông thường. Về bản chất, Zero Trust ủng hộ nguyên tắc 'Không tin bất kỳ ai, bất kỳ điều gì', yêu cầu người dùng xác minh vĩnh viễn và phân bổ đặc quyền tối thiểu. Trong thực tế, điều này ngụ ý rằng người dùng chỉ được cấp quyền truy cập cho các vai trò họ được chỉ định, và buộc họ phải tuân theo quy trình xác minh danh tính tỉ mỉ.

    6. Hướng tới bảo mật multi-cloud mạnh mẽ

    Bảo mật multi-cloud mạnh mẽ

    Bảo mật có tầm quan trọng mang tính quyết định cho một chiến lược multi-cloud thành công. Do tính chất phức tạp của việc triển khai multi-cloud, các biện pháp bảo mật doanh nghiệp đưa ra cũng phải tỉ mỉ và thật sự cẩn trọng. Trong môi trường multi-cloud, chiến lược bảo mật dữ liệu hiệu quả cần phải được đánh giá liên tục và luôn phải chắc chắn đảm bảo bảo vệ dữ liệu real-time (theo thời gian thực) cũng như tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các yêu cầu quy định. 5 phương pháp trên đóng vai trò là công cụ có giá trị trong việc giải quyết lỗ hổng bảo mật, sự phức tạp về bảo mật liên quan trong mô trường multi-cloud ở một mức độ đáng kể.

    CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ.

    content-banner
    News Detail - Footer Email MKT

    Đăng ký nhận thông tin

    Bạn muốn cập nhật thông tin mới nhất từ CMC Cloud?! Hãy để lại địa chỉ email của bạn ngay để nhận những bản tin bổ ích

    back to top

    logo

    © 2023, CMC Cloud. All rights reserved.

    Business Registration Certificate

    Giấy ĐKKD: 0102900049. Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội

    Chịu trách nhiệm nội dung: Đặng Tùng Sơn